Hải quan bất ngờ tăng tần suất soi container, quốc lộ 13 “ùn ứ” giao thông

0

Với quyết định tăng cường tỉ lệ kiểm tra, soi chiếu container đã làm quốc lộ 13, địa phận đi qua phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương xảy ra tình trạng kẹt xe cục bộ.

Vào ngày 13/11, hàng chục xe container nối đuôi nhau đậu lấn làn xe máy trên quốc lộ 13. Theo phóng viên báo Tuổi trẻ ghi nhận, có hơn 50 xe container đứng im tại làn xe máy hướng từ thành phố Hồ Chí Minh về Bình Dương.

Khu vực nhiều xe container đậu nhất là trước cổng Chi cục Hải quan quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu ngoài khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, với chiều dài các xe container đậu tới hơn 2km.

Theo người dân địa phương, tình trạng xe container dừng đậu bất thường kéo dài từ gần trưa 13-11. Tới chiều cùng ngày, tình trạng ùn ứ xe chở container vẫn chưa thuyên giảm. Theo ghi nhận tại hiện trường, không có sự xuất hiện của các lực lượng kiểm tra, hướng dẫn giao thông như cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông… 

Do bị xe container đậu lấn chiếm làn đường nên người đi xe máy qua đoạn quốc lộ 13 nói trên phải luồn lách leo lên lề, hoặc lấn sang làn ôtô rất nguy hiểm.

Đại diện Cục Hải quan tỉnh Bình Dương cho biết nguyên nhân là do các điểm kiểm tra, soi chiếu container bị quá tải cục bộ, dẫn tới ùn ứ. Lý do vì vừa qua Tổng cục Hải quan có chỉ đạo tăng cường kiểm tra tình trạng giả mạo xuất xứ hàng hóa, dẫn đến tỉ lệ container “luồng đỏ” phải soi chiếu, kiểm tra tăng từ 5% lên 12%. 

Cục Hải quan tỉnh Bình Dương cho biết sẽ phổ biến tới các doanh nghiệp để cho xe về soi chiếu phân bổ rải rác trong ngày. Đồng thời, hải quan Bình Dương cũng sẽ kiểm tra ngay tại doanh nghiệp để hạn chế tình trạng ùn ứ, quá tải tại các điểm soi chiếu cố định của chi cục hải quan.  

Tại sao lại phân luồng hải quan? 

Phân luồng hải quan là thủ tục giúp cơ quan Hải quan thực hiện giám sát, kiểm tra và quản lý hiệu quả hàng hóa ra vào lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, Hải quan VIệt Nam phân loại hàng hóa ra thành ba luồng: luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ. Mỗi luồng sẽ dựa trên mức độ đánh giá của hải qua trong quá trình quản lý rủi ro.

Luồng xanh : Doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hải quan, miến kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa

Luồng vàng : Hải quan kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa. Theo quy định, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan, máy móc, thiết bị thuộc diện miễn thuế của dự án đầu tư trong và ngoài nước, hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu thương mại tự do, hàng hóa thuộc các trường hợp đặc biệt do thủ tướng chính phủ quyết định.

Luồng đỏ : Hải quan kiển tra chi tiết hồ sơ và tiến hành kiểm tra chi tiết hàng hóa với các mức độ kiểm tra thực tế lô hàng.

Theo Báo Tuổi Trẻ

Chạy đua kho bãi cho thương mại điện tử: Chuyện kẻ tiên phong và người dẫn đầu

0

Chỉ sau vài năm xuất hiện, cơn bão Thương Mại Điện Tử đã mang đến một làn sóng mới cho thị trường bán lẻ ở Việt Nam với các start-up tăng trưởng theo cấp số nhân qua từng năm.

Để đạt được thành quả đó, quảng cáo và khuyến mãi có lẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhưng khuyến mãi thì chỉ nhằm mục đích quảng bá tên tuổi và gây dựng thói quen tiêu dùng cho thị trường, còn giữ chân được khách hàng thì vẫn luôn nằm ở trải nghiệm người dùng, và đó là lý do cuộc đua kho bãi ra đời.

Giải thích kỹ hơn cho câu nói phía trên, ta phải hiểu trải nghiệm khách hàng trong Thương Mại Điện Tử thì bao gồm nhiều khía cạnh, tuy nhiên, rõ ràng nhất có lẽ là thời gian giao hàng. Chúng ta có Tikinow giao hàng trong 2h, Shopee Express giao hàng trong 4h, Sendo giao hàng trong 3h. Để đạt được và tối thiểu hóa con số này, phần đông các bạn sẽ nghĩ rằng tối ưu hóa giao hàng chặng cuối là điều kiện cần thiết nhất.

Suy nghĩ này là sai, vì trong giao hàng, thời gian vận chuyển thường là cố định và rất khó giảm, cho nên để giao hàng được nhanh nhất, công việc tối ưu phải được thực hiện ở kho xử lý. “Muốn giao hàng được trong 2 giờ, Tiki buộc phải có hàng trong kho mới xử lý kịp. Trong giao nhận, vận chuyển chiếm phần lớn thời gian do vậy thời gian xử lý đơn hàng phải rút ngắn lại,” anh Trần Sơn, Founder của Tiki chia sẻ.

Tuy vậy, tối ưu hóa kho xử lý bằng cách áp dụng công nghệ chỉ hiệu quả khi thỏa mãn được hai điều kiện bắt buộc là thị trường phải đủ quy mô và diện tích kho phải lớn. Khi đạt được các điều trên, không chỉ thời gian giao hàng được giảm, mà theo tính chất Kinh Tế Quy Mô thì chi phí xử lý cũng sẽ giảm theo, qua đó tăng cả trải nghiệm người dùng lẫn lợi nhuận cho công ty.

Vì tính chất bắt buộc do tốc độ phát triển thị trường quá nhanh (Tiki tăng gấp 30 lần diện tích kho từ năm 2013-2019), hiện tại các công ty như Shopee hay Tiki đều bắt tay hợp tác với các doanh nghiệp 3PL lớn đã có kinh nghiệm từ các thị trường ngoài nước như Best Inc hay UniDepot, sử dụng nguồn vốn dồi dào của mình. Với sự xuất hiện của các công ty nói trên, cuộc đua kho bãi hứa hẹn sẽ ngày càng trở nên khốc liệt, đưa lại giá trị cho cả người tiêu dùng lẫn ngành công nghiệp Thương Mại Điện Tử.

Biên tập: Hoàng Vũ
Thiết kế: Thùy Trang

Sự bùng nổ thanh toán kỹ thuật số

0
Bùng nổ thanh toán trong thời kỳ 4.0
Thanh toán kỹ thuật số sẽ nhanh chóng bùng nổ và trở nên phổ biến tại Việt Nam như với điện thoại di động hơn 10 năm trước.
Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang trở nên phổ biến cũng như trở thành xu hướng tất yếu ở các nước trên thế giới. Năm 2018, thanh toán di động của Việt Nam đạt mức tăng trưởng hơn 160% về giá trị so với năm 2017; và Việt Nam được coi là thị trường tăng trưởng tốt nhất trong khu vực ASEAN. Tính đến nay, đã có 41 ngân hàng tại Việt Nam cung cấp dịch vụ thanh toán di động (ngân hàng di động, thanh toán di động).
Đến cuối tháng 6 năm 2019, Việt Nam đã có 30 tổ chức phi ngân hàng được cấp phép cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán với các ứng dụng điển hình như: Moca, MoMo của M_Service và QR Pay của VNPAY.
Tất cả những biến chuyển này hứa hẹn sẽ mang thanh toán điện tử đến với nhiều người tiêu dùng hơn và góp phần thay đổi thói quen mua sắm trực tuyến của họ.
Từ trước đến nay, thanh toán vẫn luôn là một bài toán gây đau đầu cho các doanh nghiệp Thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam. Người tiêu dùng vốn ưa chuộng hình thức COD (trả bằng tiền mặt khi nhận hàng) hơn việc thanh toán online. Hình thức thanh toán bằng tiền mặt tuy mang lại cảm giác bảo đảm cho người mua nhưng lại tồn tại nhiều nguy cơ cho các doanh nghiệp TMĐT.
Vì vậy, việc các ví điện tử như MoMo, GrabPay, ZaloPay, v.v… ngày càng phổ biến và được chấp nhận rộng rãi hơn sẽ khiến người tiêu dùng hiểu hơn về thanh toán trực tuyến và sẽ giúp TMĐT Việt Nam giải được bài toán khó này.
Nguồn: iPrice Insights và Tdtu.edu.vn

TPHCM: Tàu chở 285 container chìm trên sông Lòng Tàu, 17 thành viên may mắn thoát chết

0
Khu vực tàu chở 285 container với 17 thuyền viên chìm trên sông Lòng Tàu
Một chiếc tàu chở 285 container hành trình đi từ TP.HCM – Hải Phòng đã gặp sự cố và chìm trên sông Lòng Tàu (H.Cần Giờ, TP.HCM), 17 thuyền viên đã may mắn thoát chết.
Ngày 19.10, Phòng Cảnh sát đường thủy (Công an TP.HCM) phối hợp với Cảng vụ hàng hải TP.HCM và các cơ quan liên quan đang tiến hành điều tra, trục vớt tàu chở container bị chìm trên sông Lòng Tàu (H.Cần Giờ).

Theo thông tin ban đầu, lúc 21 giờ 15 ngày 18.19, tàu chở hàng Viet Sun Integrity (Quốc tịch Việt Nam, số hiệu XVPI19, chiều dài 132,60m, trọng tải 8,015 tấn của công ty cổ phần Nhật Việt) chở 285 container xuất phát từ cảng Vict (TP.HCM) đi Hải Phòng.

Lúc 23 giờ 45 phút cùng ngày, tàu đến khu vực phao số 32 trên sông Lòng Tàu thì gặp sự cố, bị nghiêng, rớt 1 container xuống sông. 10 phút sau, tàu xoay ngang và mất khả năng điều khiển. Đến 1 giờ 50 ngày 19.10, tàu bị chìm tại khu vực phao số 28 (thượng lưu mũi An Thạnh). 17 thuyền viên đã nhanh chóng rời khỏi tàu an toàn.
Ngay khi sự cố xảy ra, Phòng Cảnh sát đường thủy (Công an TP.HCM) phối hợp với Cảng vụ hàng hải TP.HCM, Bộ đội Biên phòng TP.HCM và H.Cần Giờ… xử lý. Các lực lượng chức năng đã cử người cảnh giới, điều tiết lưu thông tại khu vực tai nạn; điều động phương tiện, con người để ứng phó với sự cố tràn dầu nếu có; điều phương tiện ra trục vớt tàu và container bị chìm.
Theo báo Thanh niên

Công ty Kuehne + Nagel kỷ niệm 25 năm ngày thành lập và phát triển

0

Tối ngày 18/09/2019, công ty Kuehne + Nagel Việt Nam đã tổ chức một sự kiện đình đám kỷ niệm 25 năm thành lập.

Tối ngày 18/09/2019, công ty Kuehne + Nagel Việt Nam đã tổ chức một sự kiện đình đám kỷ niệm 25 năm thành lập.
Tối ngày 18/09/2019, công ty Kuehne + Nagel Việt Nam đã tổ chức một sự kiện đình đám kỷ niệm 25 năm thành lập.

Theo thông cáo báo chí được gửi về cho LSC, sự kiện này hân hạnh đón nhận sự hiện diện của ông Detlef Trefgzer – Đương nhiệm Tổng giám đốc Tập đoàn Kuehne + Nagel AG, ông Jens Drewes – Tổng giám đốc vùng Nam Á Thái Bình Dương cùng toàn thể những khách hàng đã lựa chọn đồng hành cùng với công ty trong hành trình 25 năm vừa qua.

Ông Detlef Trefgzer - Tổng giám đốc Tập đoàn Kuehne + Nagel AG
Ông Detlef Trefgzer – Tổng giám đốc Tập đoàn Kuehne + Nagel AG

Việt Nam được đánh giá là “con hổ châu Á” theo tờ tạp chí kinh tế tiếng anh “The Economist” bởi sự phát triển vượt bậc trong thập niên qua. Cùng với quá trình phát triển nhanh chóng của đất nước, Kuehne + Nagel Việt Nam cùng từng bước khẳng định vị thế của mình từ một văn phòng đại diện với vài nhân viên vào những ngày đầu tiên thành lập. Sau 25 năm phát triển, hiện tại, công ty hiện đang sở hữu hơn 600 nhân viên trên 6 địa điểm bao gồm trụ sở chính và các chi nhánh, kho bãi và văn phòng tại các sân bay.

Ông Detlef Trefgzer – Tổng giám đốc Tập đoàn Kuehne + Nagel AG phát biểu:

“Yếu tố chính tạo nên sự thành công của Kuehne + Nagel Việt Nam là quý khách hàng. Nếu không có sự tin tưởng liên tục của quý khách hàng trong suốt 25 năm qua, chúng tôi sẽ không thể có ngày hôm nay – một trong những công ty logistics hàng đầu tại Việt Nam.”

Nhân dịp sự kiện kỷ niệm 25 năm thành lập, Giám đốc điều hành Kuehne  + Nagel Việt Nam, Ông Jesper Krusell đại diện cho toàn thể công ty gửi lời tri ân đến những khách hàng vì đã tin tưởng và đồng hành của công ty trong suốt chặng đường 25 năm qua.

Bản tin LSC: Chúng mình làm gì trong năm nhất?

0

[BẢN TIN LSC] CHÚNG MÌNH LÀM GÌ TRONG 1 NĂM?

 
Thời gian gần đây, fanpage LSC liên tục nhận được nhiều câu hỏi đến từ các bạn về những chương trình hoạt động trong năm. LSC xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người vì đã dành thời gian quan tâm CLB. Chiếc video nhỏ bên dưới thay tấm lòng của LSC đáp lại sự quý mến của các bạn ?. Bên cạnh các chương trình lớn, LSC còn tổ chức VÔ CÙNG NHIỀU hoạt động gắn kết tình cảm thiết thực. ?
Nhờ những hoạt động Teambuilding, Farewell Party, Prom Night, Xuân tình nguyện mà các thành viên hiểu nhau hơn ??, kho ảnh meme ngày càng nhiều ?. Cùng khám phá xem chặng đường LSC đã đi qua các mốc tiêu biểu nào! ?
Tóm lại, VÀO LSC – HỌC, CHẠY NỮA, CHƠI MÃI.

Đâu là lời giải cho bài toán nhân lực ngành Logistics Việt Nam?

0

Với hơn 30.000 doanh nghiệp logistics đang hoạt động, đến năm 2030, nhu cầu nhân lực của ngành logistics Việt Nam lên đến 2,2 triệu lao động. Số nhân sự hiện tại chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu nhân lực toàn ngành, biến vấn đề này trở thành một trong những khó khăn hàng đầu của doanh nghiệp logistics Việt Nam. 

Ông Đào Trọng Khoa - phó chủ tịch VLA chia sẻ với báo giới bên lề diễn đàn Phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics và xu hướng tại Việt Nam ngày 16.5
Ông Đào Trọng Khoa – phó chủ tịch VLA chia sẻ với báo giới bên lề diễn đàn Phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics và xu hướng tại Việt Nam ngày 16.5 | Ảnh: Forbes Việt Nam

Ngành logistics hiện đóng góp khoản 5% vào GDP quốc gia, là ngành được xem đang phát triển “nóng”, với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 10%. “Chính phủ đưa ra mục tiêu đến giai đoạn 2020-2030 ngành logistics sẽ tăng tỷ trọng đóng góp vào GDP lên 10%, xấp xỉ ngành du lịch”, ông Lê Duy Hiệp – chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho biết tại diễn đàn Phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics diễn ra tại TP.HCM hôm nay, 16.5.

Ông Trần Thanh Hải – phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho rằng, để đa dạng hóa việc đào tạo nhân lực ngành logistics, bên cạnh các chương trình học thông thường, nên bổ sung thêm nhiều khoá học trung, ngắn hạn và các chương trình đào tạo tại doanh nghiệp.
Ông Trần Thanh Hải – phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho rằng, để đa dạng hóa việc đào tạo nhân lực ngành logistics, bên cạnh các chương trình học thông thường, nên bổ sung thêm nhiều khoá học trung, ngắn hạn và các chương trình đào tạo tại doanh nghiệp.

Tiềm năng phát triển là điều không thể phủ nhận nhưng vấn đề nhân lực lại là câu chuyện khó của ngành logistics Việt Nam. Các chuyên gia đánh giá, hiện các chương trình đào tạo về logistics tại các trường đại học, cao đẳng và cao đẳng nghề vẫn còn nặng tính lý thuyết, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu làm nghề thực tiễn. Đặc biệt, thiếu cập nhật các tiêu chuẩn đào tạo quốc tế, chưa kể đến xu hướng công nghệ đang định hình ngành logistics với một diện mạo mới hoàn toàn.

Trí tuệ nhân tạo: Chìa khóa đến tương lai.
Trí tuệ nhân tạo: Chìa khóa đến tương lai.
Kết hợp giữa doanh nghiệp và nhà trường để cùng thiết kế ra chương trình đào tạo mang tính thực tiễn hơn, và phải có giải pháp đào tạo mang tính tập trung. Đó là những gì các chuyên gia trong ngành logistics đề xuất tại diễn đàn nhằm giảm bớt áp lực cho việc đào tạo lại trong doanh nghiệp, vừa mất thời gian vừa tốn chi phí.
“Chúng tôi có xu hướng tuyển dụng các sinh viên mới ra trường, vì họ có tinh thần học hỏi cao, và đào tạo bổ sung thêm nhiều kiến thức, kỹ năng, tạo cho họ sự độc lập khi làm việc. Việc đào tạo đôi khi còn vượt quá nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, khiến chúng tôi nhiều lần đối diện rủi ro mất người sang công ty khác”, đại diện Công ty ALC logistics chia sẻ câu chuyện thực tế về việc đào tạo sinh viên mới ra trường.

Ông Đào Trọng Khoa – phó chủ tịch VLA nhận định, việc thực tập của học viên tại doanh nghiệp logistics phải có thời gian đủ dài, không nên chỉ gói gọn trong khoảng ba tháng vì không đủ để tiếp cận thực tế. Theo đó, các trường, cơ sở đào tạo có thể học hỏi các chương trình đào tạo kép giống như ngành logistics ở Đức đang làm và rất thành công.

Cụ thể, từ năm học thứ ba, sinh viên sẽ được sắp xếp mỗi tuần ba buổi làm việc tại doanh nghiệp. Quá trình cọ xát thực tế này kéo dài liên tục trong hai hoặc thậm chí ba năm.

“Tại Việt Nam, cách làm này chỉ mới ở dạng thử nghiệm. Phòng Thương mại Đức đã phối hợp với trường Đại học Giao thông vận tải đưa vào thử nghiệm chương trình này ba năm nay. Ban đầu, đa phần chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài tham gia, từ năm ngoái mới bắt đầu có sự góp mặt của vài doanh nghiệp Việt Nam”, ông Khoa chia sẻ.

Đa dạng hóa loại hình và tổ chức đào tạo với sự tham gia của hệ thống trường đại học công lập và tư thục, trường cao đẳng, cao đẳng nghề, học viện, việc đào tạo tại doanh nghiệp… là các giải pháp được đề xuất để việc đào tạo logistics được phổ biến rộng rãi hơn.

“Chúng ta nên đề cao giáo dục nghề nghiệp do các trường nghề thực hiện trong thời gian ngắn, khoảng 6 tháng đến một năm, để học viên khi ra trường có thể làm việc ngay tại các trung tâm logistics hoặc các công ty logistics. Khi hướng nghiệp, không nên chỉ chú trọng đào tạo đại học, vì xã hội đang có nhu cầu lớn đối với đào tạo nghề”, ông Trần Thanh Hải – phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) nhận định. 

Ông Trần Thanh Hải – phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho rằng, để đa dạng hóa việc đào tạo nhân lực ngành logistics, bên cạnh các chương trình học thông thường, nên bổ sung thêm nhiều khoá học trung, ngắn hạn và các chương trình đào tạo tại doanh nghiệp. Ảnh: Bích Trâm.

Để việc đào tạo nhân lực logistics được thực hiện trên phạm vi rộng hơn và dễ tiếp cận hơn, VLA đang đẩy mạnh các hình thức đào tạo trên nền tảng e-learning, các khoá học trực tuyến mở (MOOC), ông Đào Trọng Khoa chia sẻ bên lề Diễn đàn Phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics và xu hướng tại Việt Nam.

“Các cơ quan quản lý nhà nước cần phải đóng vai trò “nhạc trưởng” trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu chung, về đầu tư nền tảng và kinh phí cho hoạt động này. Còn các hiệp hội như chúng tôi có thể hỗ trợ về mặt nội dung đào tạo. Chỉ khi đó, việc kết nối các trường, cơ sở đào tạo mới nhanh chóng và hiệu quả hơn, đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực và nâng cao sức cạnh tranh cho ngành logistics Việt Nam”, ông Khoa nhận định.

Theo Forbes Việt Nam

Giao dịch ngân hàng trên Blockchain đầu tiên tại Việt Nam, thanh toán L/C giảm từ 10 ngày xuống còn 24 giờ

0

Nhựa Duy Tân vừa thực hiện giao dịch Tín dụng thư (L/C) sử dụng công nghệ Blockchain đầu tiên tại Việt Nam, để mua một đơn hàng nhựa nguyên liệu từ INEOS Styrolution phía Hàn Quốc.

Nhựa Duy Tân vừa thực hiện giao dịch Tín dụng thư (L/C) sử dụng công nghệ Blockchain đầu tiên tại Việt Nam, để mua một đơn hàng nhựa nguyên liệu từ INEOS Styrolution phía Hàn Quốc.
Nhựa Duy Tân vừa thực hiện giao dịch Tín dụng thư (L/C) sử dụng công nghệ Blockchain đầu tiên tại Việt Nam, để mua một đơn hàng nhựa nguyên liệu từ INEOS Styrolution phía Hàn Quốc.

Trong giao dịch thử nghiệm này, toàn bộ thời gian để trao đổi chứng từ được tiến hành trong vòng 24 giờ, thay vì 5 – 10 ngày như phương thức truyền thống.

HSBC vừa thực hiện thành công giao dịch Tín dụng thư (Letter of Credit – L/C) trên nền tảng blockchain giữa CTCP phần Sản xuất Nhựa Duy Tân của Việt Nam, và công ty INEOS Styrolution Korea của Hàn Quốc – hai doanh nghiệp lớn trong ngành sản xuất nhựa.

Đây là giao dịch L/C ứng dụng công nghệ Blockchain thử nghiệm đầu tiên mà HSBC thực hiện tại Việt Nam và Hàn Quốc, và là giao dịch thứ 7 ngân hàng này tiến hành trên toàn cầu.

Giao dịch được tiến hành là một đơn hàng lớn cung cấp nhựa nguyên liệu của INEOS Styrolution – bên bán tại Hàn Quốc, cho Duy Tân – bên mua tại Việt Nam. Đây là một giao dịch được tiến hành từ đầu tới cuối trên một ứng dụng chia sẻ duy nhất là Voltron, thay vì trên nhiều hệ thống khác nhau. HSBC Việt Nam đóng vai trò là ngân hàng phát hành và HSBC Hàn Quốc đóng vai trò ngân hàng thông báo/chỉ định.

Trước đây, bên mua và bên bán sử dụng L/C ghi chép trên giấy để thực hiện các giao dịch. Các giấy tờ được gửi đến mỗi bên trong giao dịch bằng đường bưu điện, người đưa thư hay fax. Các chứng từ này thể hiện thông tin về hàng hóa cung cấp và số tiền cần phải trả. Một L/C có ý nghĩa như một lời cam kết rằng ngân hàng của bên mua sẽ thanh toán cho lô hàng một khi họ nhận được, trong trường hợp bên mua không thể chi trả.

Việc trao đổi chứng từ trong những giao dịch L/C truyền thống thường mất từ 5-10 ngày.

Trong giao dịch Blockchain thử nghiệm này, toàn bộ thời gian để trao đổi chứng từ được tiến hành trong vòng 24 giờ.

Trong giao dịch thử nghiệm này, toàn bộ thời gian để trao đổi chứng từ được tiến hành trong vòng 24 giờ | Hình ảnh: Cafebiz

Lý do chính khiến thời gian xử lý kéo dài trong các giao dịch L/C truyền thống là nhu cầu trao đổi chứng từ thực, bao gồm cả việc thay đổi quyền sở hữu hàng hóa và giao tiếp riêng lẻ giữa các bên tham gia, các công ty vận tải, ngân hàng…. Những bước này có thể được chuyển đổi hoàn toàn thông qua công nghệ Blockchain.

Công nghệ Blockchain giảm thời gian giao dịch L/C bằng cách cho phép chuyển giao điện tử các chứng từ sở hữu hàng hóa và kết nối các bên trong một mạng lưới chuỗi khối duy nhất, cho phép cập nhật thông tin tức thời và loại bỏ thời gian xử lý kéo dài do quá trình trao đổi qua lại giữa các bên trong giao dịch L/C.

Ông Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam, cho biết: Giao dịch đột phá này đã minh chứng cho cam kết mạnh mẽ và khả năng của chúng tôi trong việc hỗ trợ thương mại xuyên quốc gia thông qua những nền tảng công nghệ tiên tiến nhất.”

“Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi từ sự dịch chuyển nhanh chóng của chuỗi cung ứng. Thời gian xử lý chứng từ nhanh hơn sẽ mở cánh cửa cho phép các doanh nghiệp tận dụng Việt Nam như một trung tâm thương mại tại châu Á.”

Voltron là nền tảng Blockchain được phát triển bởi 8 ngân hàng gồm Bangkok Bank, BNP Paribas, CTBC Holding, HSBC, ING, Natwest, SEB và Standard Chartered, nhằm mục tiêu cung cấp một kênh duy nhất được đơn giản hóa nhằm hỗ trợ quá trình số hóa tài trợ thương mại, từ lúc phát hành L/C cho tới xuất trình/trao đổi chứng từ.

Giao dịch L/C đầu tiên trên thế giới ứng dụng nền tảng blockchain Voltron được thực hiện vào tháng 5/2018, để thanh toán cho một chuyến hàng chở đậu nành vận chuyển từ Argentina đến Malaysia, thông qua Cargill.

Theo Coin68

Kuehne + Nagel ra mắt nền tảng trí tuệ nhân tạo etrucKNow.com

0
Kuehne + Nagel ra mắt nền tảng cước trí tuệ nhân tạo etrucKNow.com cho các chuyến hàng vận tải đường bộ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Hình ảnh: ra mắt nền tảng etrucKNow tại thủ đô Băng Cốc – Thái Lan.

Hãng vận tải Kuehne + Nagel vừa cho ra mắt nền tảng cước trí tuệ nhân tạo etrucKNow.com cho các chuyến hàng vận tải đường bộ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, theo một thông cáo báo chí được công ty chia sẻ với LSC hôm ngày 11/07.

Vào ngày 09/07 vừa qua, công ty Kuehne + Nagel tiếp tục mở rộng dịch vụ trực tuyến thông qua việc ra mắt etrucKNow.com – một nền tảng kĩ thuật số kết hợp trí tuệ nhân tạo. Đây là cầu nối giữa cung và cầu của ngành Logistics đường bộ thông qua thị trường kỹ thuật số. etrucKNow.com được cho là một giải pháp nhanh hơn trong việc đặt xe tải, đồng thời giúp các nhà vận chuyển có thể dễ dàng tiếp cận tới các cơ hội kinh doanh.

Ra mắt lần đầu tiên tại Thái Lan, quốc gia có ngành công nghiệp vận tải đường bộ được dự đoán có thị phần tăng trưởng lên hơn 31 tỉ USD vào năm 2023. Nền tảng công nghệ etrucKNow cuối cùng sẽ ra mắt trong năm 2019 và 2020 tại Ấn Độ, Việt Nam, Singapore, Malaysia, New Zealand và Úc.

Chủ hàng sẽ được tiếp cận với quy trình lấy báo giá và so sánh một cách đơn giản hơn thông qua etrucKNow.com. Một khi thông tin chi tiết chuyến hàng được cung cấp, công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ tự cải thiện và tự động hóa quá trình so sánh báo giá bằng cách xác nhận đa điểm dữ liệu và trình bày cho khách hàng báo giá tốt nhất. Khách hàng sẽ hưởng phần tiết kiệm bổ sung thông qua các mã khuyến mãi được cung cấp trong suốt thời gian ra mắt sản phẩm.

Giám sát theo thời gian thực là đặc tính chủ chốt khác của etrucKNow.com, đây là điều mà khách hàng và các nhà vận chuyển quan tâm. Chủ hàng và nhà vận chuyển sẽ luôn biết được địa điểm của lô hàng hoặc tài xế thông qua khả năng theo dõi giám sát theo thời gian thực của nền tảng.

Hơn nữa, etrucKNow.com cung cấp cho các nhà vận chuyển đã được phê duyệt cơ hội để biến không gian trống hoặc các chuyến hàng vận chuyển thành doanh thu tiềm năng thông qua nền tảng thị trường mà cung cấp cho họ truy cập vào một mạng lưới yêu cầu dịch vụ vận tải đường bộ từ các chủ hàng. Nhà cung cấp xe tải quan tâm có thể đăng ký một tài khoản trên etrucKNow.com và sẽ tuân theo quy trình xem xét và tham gia vào hệ thống.

Ông Chellan Ganesan, Phó Giám đốc bộ phận vận tải đường bộ của Kuehne + Nagel Nam Á phát biểu: “etrucKNow.com là ứng dụng web dễ dàng sử dụng được thiết kế và phát triển dựa trên nhu cầu của khách hàng và xu hướng thị trường. Chúng tôi rất hứng khởi khi có thể xây dựng nên tương lai của ngành vận tải đường bộ ngay tại châu Á.”

Kuehne + Nagel đã chỉ định KPMG Digital Village hỗ trợ việc phát triển etrucKNow.com.

Nền tảng etrucKNow.com là bước tiến dài của quy trình chuyển đổi công nghệ và sáng kiến eTouch tại Kuehne + Nagel nhằm thiết lập hành trình trải nghiệm kĩ thuật số liền mạch cho khách hàng.

Kuehne + Nagel là một trong những công ty logistics hàng đầu thế giới với gần 82.000 nhân viên tại 1.300 địa điểm với hơn 100 quốc gia. Công ty này cũng đồng thời sỡ hữu vị thế thị trường vững mạnh ở các lĩnh vực như vận tải đường biển, vận tải hàng không, contract logistics và vận tải đường bộ, kết hợp với mục tiêu rõ ràng là nhắm vào phân khúc cao cấp của giá trị tăng thêm, cụ thể là các giải pháp logistics tích hợp nền tảng công nghệ thông tin.

Bộ GTVT quyết định mở thêm 6 cảng cạn

0
Bộ GTVT vừa công bố mở 6 cảng cạn tại Việt Nam, trong số này tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc.
Cảng cạn có vai trò quan trọng trong việc tăng cường kết nối các phương thức vận tải và san sẻ gánh nặng hàng hóa cho khu vực cảng biển
Cảng cạn có vai trò quan trọng trong việc tăng cường kết nối các phương thức vận tải và san sẻ gánh nặng hàng hóa cho khu vực cảng biển
Bộ GTVT vừa ban hành quyết định công bố danh mục cảng cạn (ICD) Việt Nam. Theo quyết định số 954 do Thứ trưởng Nguyễn Văn Công ký, các cảng cạn được Bộ GTVT công bố mở bao gồm: ICD Phúc Lộc – Ninh Bình; ICD Km3+4 Móng Cái (Quảng Ninh); ICD Hải Linh (Phú Thọ), ICD Tân Cảng Hải Phòng; ICD Đình Vũ – Quảng Bình (Hải Phòng) và ICD Tân Cảng – Nhơn Trạch (Đồng Nai).
Trong đó, ICD Đình Vũ – Quảng Bình là cảng cạn mới được Bộ GTVT quyết định mở từ năm 2018. Đây là cảng cạn đầu tiên trên địa bàn TP. Hải Phòng với tổng diện tích dự kiến khai thác, sử dụng hơn 26ha. Thời gian hoạt động 50 năm, công suất kho hàng đạt khoảng 100.000 tấn/năm.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 6 cảng cạn (ICD) và 16 điểm thông quan hàng hóa (có chức năng như cảng cạn). Trong đó, khu vực phía Bắc có 5 ICD, 7 điểm thông quan nội địa; khu vực phía Nam có 1 ICD và 9 điểm thông quan nội địa; miền Trung chưa có ICD nào.

Theo quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 mới được Bộ GTVT phê duyệt, giai đoạn đến năm 2025, miền Bắc sẽ có các cảng cạn, cụm cảng cạn có công suất khoảng 1,3 – 2,2 triệu TEU/năm; giai đoạn đến năm 2030 khoảng 3,8 – 5,2 triệu TEU/năm.

Khu vực miền Trung – Tây Nguyên có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất xấp xỉ 124.000 – 322.000 TEU/năm, giai đoạn đến năm 2030 khoảng 510.000 – 911.000 TEU/năm.

Khu vực miền Nam với việc tập trung nhiều cụm cảng biển trọng điểm sẽ có nhiều cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất chạm ngưỡng 4,2 – 6,1 triệu TEU/năm. Giai đoạn đến năm 2030, khu vực này sẽ có các cảng lên đến khoảng 9,5 – 13 triệu TEU/năm.

Bộ GTVT cũng cho biết, việc phát triển hệ thống cảng cạn sẽ ưu tiên, khuyến khích đầu tư trên các hành lang vận tải qua biên giới gắn với cửa khẩu quốc tế, các hành lang vận tải kết nối với cảng biển lớn ở khu vực phía Bắc (cảng Hải Phòng) và khu vực phía Nam (cảng biển TP. Hồ Chí Minh, Cái Mép – Thị Vải). Trong đó, đặc biệt chú trọng hình thành cảng cạn tại những vị trí kết nối được với hai phương thức vận tải, các khu vực gắn liền hoặc nằm gần các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, trung tâm logistics cấp I.

Theo baogiaothong.vn