Thiết kế mạng lưới chuỗi cung ứng – nhiệm vụ then chốt trong vận hành doanh nghiệp

0

Phân tích Thiết kế Mạng lưới Chuỗi cung ứng (SCND), mặc dù nghe khá bình thường, song hiện là lĩnh vực mang lại hàng triệu đô lợi nhuận mỗi năm cho các doanh nghiệp. Đó là tại sao các công ty tư duy tích cực lại đang sử dụng quy trình này để xây dựng chuỗi cung ứng cũng như cụ thể hóa các hoạt động then chốt tại những mỗi địa điểm trong mạng lưới.

Phân tích Thiết kế Mạng lưới Cuỗi cung ứng (SCND), mặc dù nghe khá bình thường, song hiện là lĩnh vực mang lại hàng triệu đô lợi nhuận mỗi năm cho các doanh nghiệp.
Phân tích Thiết kế Mạng lưới Chuỗi cung ứng (SCND), mặc dù nghe khá bình thường, song hiện là lĩnh vực mang lại hàng triệu đô lợi nhuận mỗi năm cho các doanh nghiệp.

Thiết kế mạng lưới giúp xác định cấu hình cơ học và cơ sở hạ tầng của một chuỗi cung ứng cơ bản. Các quyết định quan trọng được dựa trên các số liệu, dữ liệu về địa lý, quy mô nhà máy và kho bãi, việc phân bổ các kênh bán lẻ đến nhà kho và vân vân. Các số liệu và địa điểm của cơ sở hạ tầng là yếu tố tối quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của một chuỗi cung ứng.

Khoảng 80% các chi phí vận hành chuỗi được xác định khi vị trí các nhà máy và dòng lưu thông sản phẩm giữa các nhà máy được cố định. Vì vậy nếu công ty có thể tối ưu hóa mạng lưới này trước khi đặt cố định cơ sở hạ tầng, họ không chỉ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mà giảm được chi phí đến mức tối ưu.

Để xác định được mô hình thiết kế mạng lưới nào hợp với công ty của mình, các công ty trước tiên phải hiểu được đâu là trọng tâm chính trong chiến lược sản xuất: tối ưu hóa chi phí, tối ưu hóa tốc độ đáp ứng hoặc là khác biệt hóa sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp thường xuất phát từ việc vạch ra các chiến lược vận hành đúng để có thể hỗ trợ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Chiến lược vận hành cần vạch rõ cách thức hoạt động để đáp ứng nhu cầu dịch vụ của thị trường mục tiêu, cách thức làm khác biệt mô hình kinh doanh, và đáp ứng các yêu cầu vận hành tham chiếu theo giá trị cốt lõi đã được đề xuất trong chiến lược tổng thể. Chiến lược vận hành cần xác định khả năng mạng lưới cần thiết để thực thi chiến lược kinh doanh.

Công suất bao gồm các yếu tố vận hành của cơ sở hạ tầng, quy trình kinh doanh, tổ chức, công nghệ và giải pháp cung cấp một dịch vụ cụ thể. Chiến lược vận hành là điểm để xuất phát.

7 tiêu chuẩn bị chi phối bởi cấu trúc mạng lưới chuỗi cung ứng:

* Thời gian đáp ứng

* Đa dạng sản phẩm

* Mức tồn kho sản phẩm

* Trải nghiệm khách hàng

* Thời gian ra thị trường

* Hiển thị đơn hàng

* Khả năng thu hồi sản phẩm

Đối với các mục đích khác nhau, có 6 mô hình thiết kế mạng lưới phân biệt như sau:

  1. Kho sản xuất kết hợp vận tải trực tiếp
  2. Kho sản xuất kết hợp vận tải trực tiếp và hợp nhất quá cảnh
  3. Kho phân phối kết hợp đơn vị vận chuyển hàng
  4. Kho phân phối kết hợp hình thức giao hàng chặng cuối
  5. Kho sản xuất/ phân phối kết hợp với hình thức tự nhận hàng
  6. Các kho bán lẻ kết hợp hình thức tự nhận hàng

Theo Hữu Phúc | LSC

Amazon Global Selling: Lợi ích và rủi ro cho doanh nghiệp Việt

0
Amazon Global Selling sẽ là cầu nối để doanh nghiệp đưa mặt hàng của mình tiếp cận đến 1 triệu khách hàng mới ở những thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất như Bắc Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, EU. Đây là một cơ hội lớn nhưng doanh nghiệp Việt Nam cũng đồng thời phải đối mặt với không ít rủi ro.
Amazon Global Selling vào Việt Nam mang đến không ít cơ hội lẫn rủi ro
Amazon Global Selling vào Việt Nam mang đến không ít cơ hội lẫn rủi ro

Mạng lưới hậu cần của Amazon vô cùng mạnh mẽ. Một seller chỉ cần đăng ký đầy đủ dịch vụ, đăng tải thông tin hàng hóa lên Amazon và đợi người mua. Phương thức này cho phép seller dễ dàng đưa sản phẩm của mình tới bất cứ nơi nào trên thế giới.

Bên cạnh hệ thống kho vận thuận tiện, doanh nghiệp xuất khẩu qua Amazon còn được hưởng nhiều lợi ích, như: linh hoạt trong việc tiếp cận khách hàng mua sỉ và lẻ; xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc tế với công cụ quảng cáo có chi phí hợp lý.

Người bán có thể chọn một trong hai cách hoàn thành đơn hàng: tự giao hàng hoặc là sử dụng dịch vụ FBA của Amazon.

Thị trường hiện tại của Amazon Global Selling
Amazon Global Selling là cánh tay mới để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường toàn cầu

Fulfillment by Amazon (FBA) giúp cho các doanh nghiệp chuyển hàng đến kho hàng của Amazon trên toàn thế giới. Chỉ trong vòng 1 tuần, hàng hóa sẽ được bảo quản và vận chuyển an toàn từ Hoa Kỳ đi khắp thế giới hoặc ngược lại. Hệ thống này thực sự đơn giản hóa quy trình bán hàng và tăng độ cạnh tranh của người bán trên thị trường.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng trang web để đưa hàng của họ đi bất cứ quốc gia nào có kho của Amazon. Amazon sẽ vận chuyển hàng hóa đến hơn 100 quốc gia trên thế giới và người bán là một phần của chuỗi luân chuyển giá trị hàng hóa toàn cầu.

Cước phí Amazon đưa ra sẽ dựa vào nhiều yếu tố như loại mặt hàng, kích cỡ unit, và phí trung bình khoảng 30% giá trị sản phẩm. Trong đó có khoảng 15% là chi phí đóng gói, vận chuyển tại thị trường quốc tế.

Xuất khẩu qua Amazon sẽ mang lại cơ hội lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ với tiềm lực về tài chính, nhân lực hạn chế. Tuy nhiên, để thành công trong quy trình đưa hàng từ Việt Nam sang Amazon, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ càng vì xuất khẩu qua Amazon cũng tồn tại một vài rủi ro.

Tùy thuộc vào quốc gia, thời gian vận chuyển có thể rất lâu, đôi khi hàng hóa còn không gửi được. Do đó khách hàng có thể phản hồi hoặc đánh giá tiêu cực với seller (nếu không may seller có thể bị xóa tài khoản).

Một số rủi ro về giao hàng ở châu Âu đã được phản hồi về Amazon. Đôi khi hàng hóa đến quá sớm, trước thời gian khách hàng có thể nhận; trường hợp khác, hàng lại được chuyển cho hàng xóm khi người nhận không có nhà. Sản phẩm cũng có thể bị hỏng trong quá trình vận chuyển và được trả lại. Những rủi ro này ảnh hưởng tiêu cực đến cả lợi nhuận và uy tín của người bán.

Theo Trí thức Trẻ | vlr.vn

Hàng tồn kho là gì? Hạch toán tồn kho trong quản trị sản xuất

0

Trong bất kỳ doanh nghiệp hoặc tổ chức nào, tất cả các khâu hoạt động đều được liên kết và kết nối với nhau và mang một tầm quan trọng nhất định đến sự vận hành của môi trường doanh nghiệp. Bên cạnh những mắc xích có thể dễ dàng quan sát như phân phối, tiếp thị, .. thì khi mỗi sản phẩm đến tay bạn đó còn là một chuỗi các bài toán đằng sau mà trong đó  sản xuất và hàng tồn kho là một trong những bài toán quan trọng của hầu hết doanh nghiệp và các nhà quản lý.

Mô hình quản lý hàng tồn kho

Trước tiên có thể mô tả công việc quản lý hàng tồn kho những việc đang đứng ở những ngã đường và đang tìm hướng đi đúng. Bởi việc duy trì lượng hàng tồn kho ở mức “vừa phải” không phải là một công việc đơn giản. Nếu lượng hàng trong kho quá thấp đồng nghĩa với việc đang đánh mất cơ hội tăng doanh thu bán hàng và sự cạnh tranh của công ty do không đủ hàng để bán. Ngược lại, nếu trữ quá nhiều hàng hóa có thể dẫn đến phát sinh nhiều chi phí khác trong kho hàng chưa kể các chi phí tài chính khác. Chính vì thế, quản lý hàng tồn kho đóng vai trò quan trọng doanh nghiệp.

Quản lý hàng tồn kho là gì ?

Quản lý hàng tồn kho là một mắt xích quan trọng trong quản trị chuỗi cung ứng. Có thể xem quản lý hàng tồn kho nhưng một bước đệm từ sau quá trình sản xuất đến lúc tới được tay khách hàng. Quá trình đó bao gồm đến qui trình đặt hàng, lưu trữ và sử dụng hàng tồn kho của công ty. Chúng có thể bao gồm: nguyên liệu thô (những nguyên liệu được mua về để chế biến), sản phẩm đang chế biến (các sản phẩm vẫn đang trong quá trình sản xuất), thành phẩm (sản phẩm hoàn thiện và sẵn sàng để bán) cũng như là hàng hóa (đại diện cho thành phẩm công ty mua từ nhà cung cấp khác để bán lại trong tương lai).

Tầm quan trọng của quản lý hàng tồn kho

Như đã nói ở trên, quản lý hàng tồn kho là một bài toán cho các doanh nghiệp và đòi hỏi sự tính toán và lựa chọn kĩ càng bởi một quyết định đưa ra cũng có thể dẫn đến nhiều kết quả khác nhau.  

Hệ thống thiết yếu của doanh nghiệp


Nếu không theo dõi và quản lý hàng tồn kho, thật khó để biết chúng ta đang cần gì, khi nào và với số lượng bao nhiêu. Với hệ thống quản lý hàng tồn kho chất lượng, chúng ta có thể có một cơ sở dữ liệu đầy đủ về mọi tài sản trong doanh nghiệp của mình. Các nhà quản lý có thể dễ dàng nhìn thấy các sản phẩm đang được bán và đâu là các mặt hàng tiêu thụ thấp thậm chí cả dữ liệu về hàng tồn kho nhất định bán vào những thời điểm nhất định trong năm, hoặc thậm chí trong những thời điểm nhất định trong ngày. Các tất cả thông tin trên có thể cho phép các nhà quản lý quyết định sáng suốt về nhu cầu của thị trường cũng như công việc của các mắc xích khác.

Theo dõi minh bạch

Bằng các cơ sở dữ liệu trên, từ đây ta có thể theo dõi minh bạch các hoạt động của kho cũng như qua đó tìm thấy được điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Kết hợp với các công nghệ mới như Barcode và RFID, .. chúng ta cũng có thể biết chính xác những gì đang được tồn kho nhằm mục đích phục vụ cho doanh nghiệp

Cải thiện mối quan hệ nhà cung cấp

Một điểm cộng nữa của hệ thống quản lý hàng tồn kho là nó có thể giúp cải thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp thông qua việc theo dõi liền mạch, cả chúng ta và nhà cung cấp đều được biết về nhu cầu đặt hàng. Điều này giữ cho mối quan hệ hoạt động trơn tru cho các bên trong quá trình hoạt động.

Tiếp đến , quản lý sản xuất cũng là một mắc xích quan trọng tác động đến doanh nghiệp.

Quản lý sản xuất là gì?

Có thể thấy, quản lý sản xuất (production management) có liên quan với quản lý tiếp thị, tài chính và nhân sự do đó rất khó để đưa ra một định nghĩa phù hợp duy nhất về quản lý sản xuất.

Các định nghĩa sau đây được đưa ra với mong muốn cố gắng thể hiện các đặc điểm chính của quản lý sản xuất:

  • Quản lý sản xuất liên quan đến việc ra quyết định liên quan đến quá trình sản xuất. Vì vậy, hàng hóa và dịch vụ thành phẩm được sản xuất theo các thông số kỹ thuật định lượng và lịch trình theo yêu cầu với chi phí tối thiểu.
  • Nói tóm lại, các hoạt động chính của quản lý sản xuất có thể được liệt kê là:

(i) Đề ra tiêu chuẩn và thu mua tài nguyên đầu vào là hệ thống quản lý, vật liệu, đất đai, lao động, thiết bị và vốn.

(ii) Thiết kế và phát triển sản phẩm để xác định quy trình sản xuất cho việc chuyển đổi các yếu tố đầu vào thành hàng hóa và dịch vụ.

(iii) Giám sát và kiểm soát quá trình chuyển đổi để sản xuất hàng hóa và dịch vụ hiệu quả.

Tầm quan trọng của quản lý sản xuất

Mục tiêu chính của quản lý sản xuất là sản xuất hàng hóa và dịch vụ đúng chất lượng, đúng số lượng, đúng thời điểm và một với chi phí tối thiểu. Quản lý sản xuất cũng đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Từ đó thúc đẩy gia tăng lợi thế của doanh nghiệp trong thị trường. Quản lý sản xuất cũng giúp các nhà quản lí đảm bảo sử dụng toàn lực và tối ưu năng lực sản xuất có sẵn của mình.

Tóm lại, quản trị tồn kho và sản xuất là những yếu tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Cùng với xu hướng phát triển của khoa học và công nghệ, ngày càng có nhiều đổi mới cũng như cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì thế, việc nhận thức tầm quan trọng cũng như đầu tư nhiều hơn cho việc quản trị sản xuất và tồn kho nói riêng cũng như nâng cao giá trị chuỗi cung ứng nói chung là một vấn đề nên ngày càng được để tâm hơn.

Biên tập: LSC

Reverse Logistics là gì? Những khái niệm cơ bản về Hậu cần ngược

0

Hầu hết mọi người đều xem Logistics như một hoạt động liên quan đến việc phân phối và vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo vận hành tốt một hoạt động Logistics theo hướng ngược lại: từ nơi tiêu thụ cuối cùng đến nơi sản xuất. Hoạt động này được gọi là Reverse Logistics.

Rủi ro có thể xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình sản xuất cũng như khi đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng của doanh nghiệp. Giả sử, nếu doanh nghiệp phát hiện rằng lô sản phẩm trên thị trường do mình sản xuất không đủ tiêu chuẩn và chất lượng đã đề ra trước đó, thì để đảm bảo uy tín của mình, doanh nghiệp phải thu hồi sản phẩm, tân trang lại hoặc tái sản xuất. Những hành động này nên và thường được thực hiện trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đây là một ví dụ về hoạt động Reverse Logistics –  một trong những hoạt động quan trọng và được xem là không thể thiếu trong việc giúp doanh nghiệp hoàn thành được nhiệm vụ quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả.

Vậy Reverse Logistics là gì? Hãy để LSC giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động Logistics ngược nhé.

1. Khái niệm Reverse Logistics

Reverse Logistics (hay còn gọi là Logistics ngược hay Logistics thu hồi) là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin có liên quan từ các điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp.  Nói một cách khác, Reverse Logistics bao hàm tất cả các hoạt động liên quan đến việc thu hồi, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp và tái chế sản phẩm hay vật liệu khi chúng bị hư hỏng và không thể đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.

2. Tầm quan trọng của Reverse Logistics

Theo một báo cáo của WTO năm 2017, Chi phí Reverse Logistics chiếm từ 0,5% đến 1% trong tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, gần 54% người tiêu dùng ngại mua hàng hóa trên mạng nói chung và các trang web mua sắm trực tuyến nói riêng vì quá trình đổi trả hàng rất khó khăn và phức tạp. Mặt khác, chi phí thực hiện việc thu hồi hàng hóa có thể cao từ 2 đến 3 lần so với việc xuất khẩu hàng đi nước ngoài.

Reverse Logistics giúp đẩy mạnh Logistics Xuôi. Trong quá trình vận hành Logistics Xuôi, khi sản phẩm được phân phối đến nơi tiêu thụ và bị hoàn trả lại vì nhiều lý do, thì vai trò của Logistics Thu Hồi trở nên vô cùng quan trọng khi nó giúp cho các sản phẩm vật liệu được sửa chữa và phục hồi nhanh chóng để đưa về kênh Logistics Xuôi một cách kịp thời, hiệu quả.

Một kênh Reverse Logistics thành công còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí kinh doanh bởi lẽ doanh nghiệp sẽ tính toán được khoảng cách thu hồi hàng hóa tối thiểu từ đó cắt giảm tối đa chi phí thu hồi hàng hóa. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có một số nguồn thu khác từ việc tái chế hoặc tái sử dụng bao bì, giữ lại những bộ phận còn sử dụng được của sản phẩm đã bị loại bỏ hay bán lại những sản phẩm đã qua sử dụng.

Reverse Logistics giúp tạo thiện cảm của khách hàng đối với doanh nghiệp.  Khách hàng sẽ hài lòng với dịch vụ của công ty khi sản phẩm của họ được sửa chữa và bảo dưỡng đúng thời hạn.

3. Các bước xây dựng quá trình Reverse Logistics hiệu quả

Một quá trình Reverse Logistics thành công nên được xây dựng qua 8 bước sau:

  • Phân tích lý do tại sao sản phẩm bị trả lại và dự kiến chi tiết quá trình thu hồi sản phẩm.
  • Dự kiến chi tiết chi phí thu hồi sản phẩm.
  • Tìm hiểu mong đợi của khách hàng về tốc độ thu hồi sản phẩm.
  • Kiểm tra lại những nguyên liệu dùng để sản xuất ra sản phẩm bị thu hồi, đáp ứng đơn đặt hàng của khách hàng dựa theo kế hoạch thu hồi.
  • Ngăn chặn các vấn đề phát sinh trong yêu cầu, chức năng và số liệu kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Đánh giá tất cả các lựa chọn thu hồi trước khi chọn một bên cung ứng thứ ba.
  • So sánh tất cả các lựa chọn  thu hồi khả thi với yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp, và kiểm tra lại các số liệu tham khảo từ các nhà cung ứng khác.

Đánh giá các lựa chọn thay thế khác, kết hợp với vòng đời sản phẩm và khả năng tín dụng của khách hàng.

3. Phân loại

Dựa vào cấu trúc, chuỗi cung ứng ngược gồm 2 loại chính: Centralized Structure (Tập trung) và Decentralized Structure (Phi tập trung).

3.1. Centralized Structure (Cấu trúc tập trung)

Chuỗi cung ứng ngược tập trung

Điểm chính trong hệ thống này là những hoạt động thu thập thông tin, kiểm soát và phân loại đều được tập trung trong một tổ chức, công ty. Quá trình xử lí vật lí có thể diễn ra ở cùng một tổ chức, công ty hay tại công ty khác. Có thể lấy một ví dụ về loại mô hình này thông qua vòng lặp khép kín chuỗi cung ứng của IBM – International Business Machines, là một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia có trụ sở tại Armonk, New York, Mỹ.

Ở đây các mặt hàng được trả lại gồm máy tính cá nhân, máy tính xách tay và máy in. Những sản phẩm này được sử dụng để làm nguồn cung cho phụ tùng. Tính hiệu quả ở đây có thể được cải thiện bởi một số sản phẩm được trả lại thông qua một tập đoàn công nghiệp.

Vì vậy, trong ví dụ này, bước đầu tiên là lấy lại máy photocopy từ khách hàng, sản phẩm sau đó sẽ đóng vai trò là nguyên liệu đầu vào cho quá trình tái sản xuất. Máy photocopy được thu hồi  sẽ được trả lại cho một trong bốn trung tâm logistics thu hồi tập trung. Tại đây, chúng sẽ được kiểm tra, xử lí và phân thành 4 mức độ.

Mức độ thứ nhất là sửa chữa, thứ hai là tái sản xuất, thứ ba là tái sản xuất một phần và thứ tư là tái chế. Trong cấp độ sửa chữa và tái sản xuất, chúng sẽ được phân phối lại cho khách hàng thông qua chuỗi cung ứng chuyển tiếp truyền thống. Lợi ích tài chính của thiết bị tái sản xuất và các bộ phận được tái sử dụng có thể lên đến vài trăm triệu đô la một năm.

3.2. Decentralized Structure (Cấu trúc phi tập trung)

Chuỗi cung ứng ngược phi tập trung

Mô hình này bắt đầu từ bên trái nơi các sản phẩm hoặc mặt hàng đi vào chuỗi cung ứng ngược ở cấp độ bán lẻ. Sau đó, các cửa hàng cụ thể sẽ đóng vai trò như một người gác cổng (có nhiệm vụ kiểm tra thông tin đi vào). Bộ phận này đánh giá sản phẩm và sau đó gửi đến một trong ba bộ phận liên quan gồm restock (bổ sung), test and repair facility (thử nghiệm và sửa chữa), scrap (loại bỏ).

Để xác định tình trạng sản phẩm, cần có các nguyên tắc cụ thể cũng như các kĩ năng cục bộ để có thể thực hiện việc kiểm tra ban đầu, đặc biệt là cần cơ sở hạ tầng logistics để đưa các mặt hàng hoặc sản phẩm vào hoạt động. Một ưu thế của loại mô hình này là các sản phẩm và vật phẩm có thể được gửi trực tiếp đến chính xác bộ phận cải thiện mà nó cần. Mô hình này ủng hộ các chiến lược dựa trên thời gian, hỗ trợ các nỗ lực cải tạo giá trị chẳng hạn như tân trang lại các sản phẩm có giá trị cao.

4. Chuỗi cung ứng ngược trong ngành công nghiệp nhựa

Nhựa là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống thế kỷ XXI. Chúng không chỉ cung cấp cho chúng ta các sản phẩm hữu ích, nhẹ và bền, mà còn đóng vai trò chính trong sự phát triển bền vững của thế giới chúng ta. Mọi hoạt động trong cuộc sống hiện đại đều chịu ảnh hưởng của nhựa và nhiều người phụ thuộc hoàn toàn vào các sản phẩm nhựa. Vì vậy, việc sử dụng hiệu quả chuỗi cung ứng ngược trong các sản phẩm nhựa có vai trò rất quan trọng.

Trong vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng ngược, tái chế là sự lựa chọn tối ưu nhất đối với các sản phẩm nhựa sau lần sử dụng đầu tiên. Hầu hết nhựa tái chế là từ các lĩnh vực thương mại và công nghiệp, với các chai được thu hồi từ các nguồn trong nước.

Chỉ thị Khung chất thải sửa đổi (WFD) cung cấp một mô hình để thúc đẩy các hoạt động quản lý chất thải ở EU. Nền tảng của Chỉ thị này là sự thừa nhận hệ thống phân cấp chất thải 5 bước như một thứ tự ưu tiên được áp dụng linh hoạt bằng cách sử dụng tư duy vòng đời để cho phép mỗi dòng chất thải được xử lý theo cách tốt nhất về môi trường, xem xét về khía cạnh kinh tế và tính khả thi kỹ thuật. Hệ thống phân cấp để cải thiện hiệu quả tài nguyên có   thứ tự ưu tiên giảm dần như sau: 1) giảm, 2) tái sử dụng, 3) tái chế, 4) phục hồi và 5) xử lý. Cách tiếp cận hiệu quả nhất về tài nguyên là không tạo ra chất thải ngay từ đầu hoặc tạo ra càng ít càng tốt. Lựa chọn tiếp theo là tái sử dụng (sử dụng lại một lần nữa). Nếu việc tái sử dụng là không khả thi thì các sản phẩm nên được tái chế, với điều kiện là nó hiệu quả về mặt sinh thái từ góc độ vòng đời hơn là phương án phục hồi. Phương án cuối cùng là xử lý, một điều cần được giảm thiểu.

Ngành nhựa đã phát triển tầm nhìn dài hạn của riêng mình để quản lý chất thải. Mục tiêu quan trọng của các nhà sản xuất nhựa là giảm tác động của chất thải nhựa đến môi trường bằng cách:

– Chuyển dòng chất thải giàu hữu cơ ra khỏi bãi rác càng nhiều càng tốt và do đó, bảo tồn các nguồn tài nguyên chính;

– Sử dụng kết hợp các tùy chọn khôi phục để tiết kiệm tài nguyên năng lượng, tính đến hiệu quả sinh thái;

– Xử lý và thu hồi các dòng chất thải nhựa theo tiêu chuẩn chất lượng môi trường được xác định;

– Tiếp cận toàn diện tất cả các giai đoạn của vòng đời sản phẩm nhựa để tạo ra lợi ích môi trường lớn nhất có thể đạt được trong giai đoạn sử dụng sản phẩm nhựa.

Biên tập LSC

Lễ Công bố Báo cáo Tình hình Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2018

0

Vừa qua vào ngày 10/04, tại thành phố cảng Đà Nẵng, Lễ công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam trong năm 2018 đã được Bộ Công thương tổ chức nhằm cung cấp cho các Bộ ngành địa phương, doanh nghiệp, viện nghiên cứu cũng như các độc giả một bức tranh tổng thể về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm vừa rồi.

Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2018, một ấn phẩm phát hành thường niên vào ngày 10/4 vừa qua.
Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2018, một ấn phẩm phát hành thường niên vào ngày 10/4 vừa qua.

Tại lễ công bố với sự hiện diện đông đảo cúa các đại diện đến từ Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, …), các địa phương, Phòng thương mại và Công nghiệp VCCI, các Hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp miền Trung cùng gần 30 nhà báo thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trên khắp cả nước.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng biên tập Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam, ông Trần Thanh Hải, đã trình bày bức tranh tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2018, đồng thời đưa ra tóm tắt sơ lược nội dung chính của Báo cáo Xuất nhập khẩu năm 2018 cùng những điểm mới so với báo cáo kỳ trước.

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Phó Chủ tịch Hội đồng biên tập Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam phát biểu tại buổi lễ

Ông đã nhấn mạnh năm 2018 tiếp tục được coi là một năm thành công của xuất nhập khẩu Việt Nam với việc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 480 tỷ USD, tăng 11,1% so với năm 2017, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 243,5 tỷ USD, tăng 13,2% so với năm 2017, vượt xa chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao, và xuất siêu năm 2018 đạt con số kỷ lục gần 6,8 tỷ USD. Việc duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và thặng dư cán cân thương mại trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực diễn biến hết sức phức tạp, khó đoán định và xu hướng bảo hộ mậu dịch gia tăng đã góp phần nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế cũng như cho thấy nỗ lực rất lớn của Chính phủ trong chỉ đạo điều hành và của các doanh nghiệp trong sản xuất xuất khẩu.

Theo Ông Nguyễn Hữu Quý – Tổng Biên tập Báo Công Thương, Phó Chủ tịch Hội đồng biên tập Báo cáo, trong những năm gần đây, nhu cầu cần nguồn thông tin rõ ràng, có hệ thống và minh bạch là vấn đề được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách rất quan tâm và đặt ra. Việc thông qua Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam công bố thông tin kịp thời và đáng tin cậy cho phép những người sử dụng thông tin có thể dự báo, đánh giá về tình hình và hiệu quả của các hoạt động ngoại thương. Khi các thông tin về chính sách, thông tin thị trường xuất nhập khẩu, chiến lược phát triển xuất nhập khẩu được công bố rõ ràng, chính thống và minh bạch sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nói chung và cho hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, trợ giúp công tác hoạch định, xây dựng cơ chế chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước; tăng khả năng tiếp cận thị trường và hỗ trợ các doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả hơn, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Theo đánh giá của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp tại Lễ công bố, ấn phẩm Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam qua các năm đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hội nhập toàn cầu của Việt Nam, được coi là cuốn cẩm nang đồng hành trong việc nghiên cứu, tham khảo thông tin, định hướng phát triển và có tính ứng dụng cao. Các đại biểu cũng đã đưa ra các góp ý, nhận xét thẳng thắn và hữu ích về nội dung của Báo cáo tới Hội đồng Biên tập và mong muốn đón chờ Báo cáo được xuất bản trong những năm tiếp theo.

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam do Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Báo Công Thương, các đơn vị thuộc Bộ và Tổng cục Hải quan biên tập được công bố và xuất bản lần đầu vào tháng 3 năm 2017; tiếp tục xuất bản vào các năm 2018, 2019 đã và đang được công chúng đón nhận, được các nhà quản lý và đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh lực xuất nhập khẩu đánh giá cao, là cơ sở để Bộ Công Thương tiếp tục xuất bản thường niên Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam trong những năm tiếp theo.

Nếu bạn quan tâm đến tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 với những số liệu chân thực nhất, bạn có thể tải về Báo cáo tình hình Xuất nhập khẩu Việt Nam 2018 tại đây.

Theo Cục Xuất nhập khẩu / vlr.vn

SCMission 2019: Hướng dẫn nội dung thi vòng 2

0

NHỮNG HƯỚNG DẪN CĂN BẢN VỀ VÒNG THI OFF SITE SCMISSION 2018

Để giúp các đội thi có được sự chuẩn bị tốt nhất cho Vòng 2, BTC SCMission 2019 xin được công bố nội dung thi buổi offline như sau:

TEST 1: Inventory and production management (Thời lượng: 1h30)

  • Nội dung: Các đội sẽ có dữ liệu về nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra chính sách tồn kho hợp lý nhằm đáp ứng được Mức độ dịch vụ (Customer Service Level) đã được đưa ra đồng thời tối ưu hóa tổng chi phí tồn kho của công ty.

Ngoài ra, các đội cần lập ra một kế hoạch sản xuất để phục vụ các mục tiêu về đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giảm chi phí trong sản xuất.

  • Cách chấm: Điểm của các đội sẽ dựa trên tổng chi phí và khả năng đáp ứng Mức độ dịch vụ khách hàng yêu cầu.

TEST 2: Logistics Reverse Network design (Thời lượng: 1h30)

  • Nội dung: Các đội sẽ thực hiện một dự án Sustainability liên quan đến Reverse Logistics, theo đó thu gom các chai nhựa từ khách hàng về địa điểm tái chế. Mỗi đội sẽ được cung cấp dữ liệu liên quan trên file excel và sau đó sử dụng các công cụ, công thức tính toán để giải quyết bài toán thiết kế mạng lưới Reverse Logistics sao cho tối ưu hóa được chi phí và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
  • Cách chấm: Điểm các đội sẽ dựa vào độ chính xác khi lựa chọn, tìm ra địa điểm thu gom. Ngoài ra, còn cần quan tâm đến tổng chi phí đã là tối ưu hay chưa để đưa ra số điểm phù hợp.

Hình thức:

  •        Thi bằng laptop cá nhân. Mỗi đội được nhận 1 USB chứa nội dung đề thi.
  •        Không được sử dụng kết nối internet trong lúc thi.

Mọi thông tin chi tiết hay thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

    ☎ Trưởng BTC: Ms. Lưu Bảo Trân

Hotline: 0935 354 557
Email: baotran.luu.lsc@gmail.com

    ☎ Trưởng mảng Operation: Mr. Nguyễn Văn Mãnh

Hotline: 0372 889 484
Email: vanmanh.nguyen.lsc@gmail.com

[Ảnh] Khai mạc cuộc thi SCMission 2019

0
Toàn cảnh ngày khai mạc của cuộc thi SCMission 2019 do câu lạc bộ Logistics trường Đại học Ngoại thương cơ sở 2 tổ chức.
Toàn cảnh ngày khai mạc của cuộc thi SCMission 2019 do câu lạc bộ Logistics trường Đại học Ngoại thương cơ sở 2 tổ chức.

Sau nhiều sự chờ đợi, Opening Day SCMission 2019 đã chính thức khai phát súng đầu tiên vào chủ nhật ngày 31/03 vừa qua với sự tham gia đầy háo hức của các bạn sinh viên và phần trình bày từ BTC.

Mọi công đoạn chuẩn bị được gấp rút hoàn tất trước giờ diễn ra buổi lễ khai mạc.

Với phần công bố thông tin về cuộc thi cũng như thể lệ các vòng thi. Ban tổ chức SCMission đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về thể lệ cũng như các thay đổi cơ bản của SCMission 2019 so với các mùa trước.

Một bạn thí sinh đang đặt câu hỏi về cuộc thi với ban tổ chức.

Tiếp theo chương trình là phần phát biểu và chia sẻ của đại diện CEL Consulting – Đối tác chiến lược, Coca-Cola Việt Nam – Nhà tài trợ Kim cương và Kuehne + Nagel Việt Nam – Nhà tài trợ Kim cương – các đơn vị chính đồng hành cùng SCMission 2019.

Chương trình ngày chủ nhật của LSC cũng rất vinh hạnh được chào đón sự có mặt của thầy Eckart Dutz. Thầy là một trong những gương mặt khá thân quen vì đã từng xuất hiện trong nhiều sự kiện từ trước đến nay của LSC, cả bên ngoài lẫn chương trình nội bộ. Thầy đã mang đến những lời giảng chuyên sâu về case study của IKEA, một trong những tập đoàn nội thất có cách tiếp cận rất đặc biệt về phát triển bền vững và trách nhiệm cộng đồng.

Thầy Eckart Dutz đang trình bày case study IKEA cho các bạn thí sinh tham gia buổi Opening Day.

Trong phần panel discussion, lần lượt đại diện đến từ Coca-cola Việt Nam – chị Trần Ngọc Vân Anh, Kuehne Nagel Việt Nam – chị Vương Thị Kim Ngân, và thầy Eckart Dutz đã lần lượt chia sẻ những quan điểm của mình về chủ đề “Tính bền vững trong Chuỗi cung ứng”. Cuộc thảo luận sôi nổi giữa ba vị khách mời cùng với những quan điểm đa dạng đã làm cả hội trường trở nên hứng thú.

Chị Vân Anh (National Planning and Logistics manager Coca-cola Viet Nam) sử dụng công cụ ly nhựa làm ví dụ trực quan cho nhận định của mình.

Chị Trần Ngọc Vân Anh, Đại diện Coca-Cola Việt Nam cho rằng: “Bảo vệ môi trường hay hạn chế rác thải nhựa là những lời kêu gọi rất quen thuộc… Theo tôi, chúng ta cần bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Từ việc giảm thải bao bì ni-lon, chai nhựa hay chính ly cà phê các bạn dùng hàng ngày. Và logistics cũng vậy, chúng ta bắt đầu từ những việc nhỏ nhất”.

Cũng đồng tình với quan điểm của chị Vân Anh, song, chị Vương Thị Kim Ngân cũng nêu thêm quan điểm về việc tái chế rác thải và chia sẻ thêm về chiến lược giảm thiểu năng lượng tiêu thụ cho đội xe của công ty cũng khiến các bạn sinh viên trở nên tò mò và thú vị về cách làm độc lạ này.

Thầy Eckart Dutz cuối cùng đã khuyên nhủ các bạn sinh viên nên có một cách học tập thực tế hơn, trải nghiệm nhiều hơn để có thể vận dụng thuần thục những kiến thức khô khan được truyền đạt trên giảng đường. Và thầy cho rằng tham gia vào những cuộc thi như SCMission sẽ là cơ hội tuyệt vời để các bạn sinh viên có thể trải nghiệm thực tế.

Các bạn thí sinh đang cùng tham gia vào minigame “Ring the Golden Bell” do LSC chuẩn bị từ trước.

Mọi thông tin chi tiết hay thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

    ☎ Trưởng BTC: Ms. Lưu Bảo Trân

Hotline: 0935 354 557
Email: baotran.luu.lsc@gmail.com

    ☎ Trưởng mảng Operation: Mr. Nguyễn Văn Mãnh

Hotline: 0372 889 484
Email: vanmanh.nguyen.lsc@gmail.com

Opening Day – phát súng đầu tiên cho SCMission Contest 2019

0
SCMission là một cuộc thi có quy mô toàn thành dành cho các sinh viên có đam mê về lĩnh vực Quản lý Chuỗi cung ứng. Trải qua hai mùa thi thành công, sự trở lại của mùa thứ ba hứa hẹn sẽ đem đến cho các bạn một sân chơi hấp dẫn, bổ ích và chứa đựng nhiều điều bất ngờ.

Chủ đề cuộc thi

Năm nay, nội dung cuộc thi sẽ xoay quanh chủ đề SUSTAINABILITY IN SUPPLY CHAIN – Bền vững trong Chuỗi cung ứng. Qua cuộc thi, các bạn sẽ được tiếp cận những kiến thức lý thú từ cơ bản tới chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng bền vững – một lĩnh vực đang được ngày càng nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu quan tâm và áp dụng.
Và để thí sinh và những bạn có hứng thú với ngành Logistics và Supply Chain Management có thể hiểu hơn về thực tế và tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp với xã hội, đồng thời hiểu rõ những cơ hội thiết thực mà cuộc thi mang lại, BTC cuộc thi SCMission đã quyết định tổ chức buổi khai mạc cuộc thi Opening Day.

Opening Day – phát súng đầu tiên

>> Đăng ký tham dự Opening Day ngay hôm nay

Ngoài việc giới thiệu sơ lược về nội dung thi, các vòng thi, thể lệ thi các vòng cùng với chủ đề cuộc thi năm 2019: Sustainability in Supply Chain, Opening Day cũng vinh dự nhận được sự góp mặt của ba chuyên gia với ba cái nhìn khác nhau về ngành tham gia sự kiện này.

Sự trở lại của một gương mặt thân thuộc

Thầy Eckart nhận bằng tiến sĩ quản lý chuỗi cung ứng từ Đại học Mannheim (Đức) và bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh cũng như bằng Thạc sỹ sau đại học (Lic.rer.pol.) về Kinh tế Quốc tế.

Thầy là người đã sáng lập ra “Viet Nam Supply Chain” (www.vietnamsupplychain.com), Cố vấn cho Hội đồng chuỗi cung ứng Việt Nam và Câu lạc bộ Sourcing & Purchasing. Hiện nay thầy cũng đang là giảng viên ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học RMIT.

Với những kinh nghiệm làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong chuỗi cung ứng tại Unilever, Tổng giám đốc của Pacific Partners Vietnam, … thầy Eckart sẽ mang đến những chia sẻ về chủ đề thú vị xoay quanh chuỗi cung ứng bền vững trong nền kinh tế.

Lộ diện gương mặt diễn giả cực khủng từ doanh nghiệp

Bên cạnh thầy Eckart sẽ là hai vị chuyên gia đến từ hai doanh nghiệp hoạt động trên hai lĩnh vực khác nhau.

Chị Trần Ngọc Vân Anh – Trường phòng Kế hoạch và Logistics (National Planning and Logistics Manager) toàn quốc đến từ Công ty TNHH Nước giải khát Coca- Cola Việt Nam.

Chị đã có 6 năm kinh nghiệm làm việc tại Coca-Cola và đã từng giữ những chức vụ quan trọng như Quản lý danh mục (Category Manager) và Quản lý danh mục đóng gói (Category Packaging Manager)

Ngoài việc là cử nhân ưu tú ngành Nghiên cứu đại cương trường Đại học Luật TPHCM, chị Ngân còn có bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh tại trường Đại học Lincoln ở California, Mỹ.

Trước khi đến với công ty Kuehne + Nagel, chị Ngân đã trải nghiệm rất nhiều vị trí trong ngành Logistics như Sale, Planning, Commercial và hiện nay chị đã có hơn 12 năm kinh nghiệm làm việc tại Kuehne + Nagel.

>> Đăng ký tham dự Opening Day – SCMission 2019 ngay hôm nay

CSR là gì? Tầm quan trọng của CSR đối với nền kinh tế

0

Nhiều doanh nghiệp ngày nay đang vận hành và lấy mục tiêu cải tạo môi trường, xã hội làm kim chỉ nam cho định hướng phát triển. Không giống như truyền thống chỉ tập trung vào mục tiêu lợi nhuận tài chính, các công ty hiện đang khẳng định nhiều hơn trách nhiệm của mình đối với cộng đồng.

CSR (Viết tắt của từ: Corporate Social Responsibility - tạm dịch Trách nhiệm Xã hội của doanh nghiệp)
CSR (Viết tắt của từ: Corporate Social Responsibility – tạm dịch Trách nhiệm Xã hội của doanh nghiệp)

Các cơ quan chính phủ, công nhân và nhiều khách hàng hiện đang ngày càng gia tăng nhu cầu giám sát, duy trì và tìm hiểu những chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh của một số những tập đoàn lớn.

Đối với nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, CSR – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang được xem là một trong những cách thức để tạo ra lợi thế cạnh tranh, bảo vệ và nâng cao nhận biết thương hiệu, gây dựng lòng tin trong cả khách hàng lẫn nhân viên công ty.

CSR là gì?

Định nghĩa: CSR (Viết tắt của từ: Corporate Social Responsibility – tạm dịch Trách nhiệm Xã hội của doanh nghiệp) là một biện pháp tích hợp các chương trình, chính sách phù hợp vào trong văn hóa và mô hình kinh doanh của một tập đoàn.

CSR hướng tới tăng trưởng lợi nhuận dài hạn cho cả hai mảng kinh doanh online và offline bằng cách tăng năng suất, cải thiện mô hình kinh doanh để thu hút sự chú ý của cộng đồng vào những nỗ lực của doanh nghiệp để tạo ra giá trị. Những nỗ lực này có thể được thể hiện trực quan qua các báo cáo CSR thường niên của các tập đoàn lớn

Tầm quan trọng của CSR với doanh nghiệp

Cả hai loại hình doanh nghiệp thương mại điện tử và truyền thống đều sẽ thu lợi từ các chiến lược CSR hợp lý. Một số hoạt động được cho là phù hợp với khái niệm CSR bao gồm:

  • Ngăn chặn hiện tượng phân nhánh tài chính: Tuân thủ theo tinh thần và các điều khoản của pháp luật – cả quốc gia và quốc tế – bằng các chương trình tự điều chỉnh sẽ giúp doanh nghiệp thoát khỏi “con mắt xanh” của các nhà quản lý, đồng thời giản thiểu chi phí pháp lý.
  • Duy trì sự trung thành của nhân viên: Đối xử công bằng và rộng lượng với tất cả các nhân viên là một trong những trách nhiệm chính của một doanh nghiệp. Bằng cách cung cấp việc làm ổn định, khuyến khích chuyên môn hóa và lập ra những quy chuẩn đạo đức, ông chủ sẽ dễ  dàng chiếm được cảm tình của công nhân.
  • Duy trì hình ảnh tốt đẹp: Tăng nhận thức của người dùng, nhiều lĩnh vực kinh doanh thậm chí có thể tăng sự tín nhiệm cộng đồng bằng cách cung cấp những bằng chứng hữu hình về hoạt động của mình. Hình thức này có thể bao gồm:
    • Nhận thức về môi trường: Giảm thiểu chất thải, tái chế, giảm hàm lượng carbon trong khí quyển, và nhiều phương thức khác. Sử dụng hoặc sản xuất những sản phẩm bền vững, giảm thiểu hao tổn năng lượng và tiên phòng trong bảo vệ môi trường có thể giúp doanh nghiệp gây dựng “hình ảnh xanh” trong tâm trí của những khách hàng khó tính nhất.
    • Nhận thức về xã hội: Chung tay đấu tranh xóa đói giảm nghèo, giúp các bệnh nhân tại các vùng dịch AIDS hay Ebola, hoặc là hỗ trợ nhân đạo cho những nơi vừa bị thiên tai tàn phá. Bằng cách quan tâm đến nhưng vấn đề cộng đồng, khách hàng sẽ dần có thiện cảm và công nhận nỗ lực của doanh nghiệp.
    • Cộng đồng địa phương: Doanh nghiệp có thể tham gia vào các dự án cộng đồng địa phương bằng các hình thức như quyên góp tài chính, phong trào công sở, kết nối khách hàng với các lãnh đạo dự án, xúc tiến dự án hoặc gây quỹ cho dự án CSR của doanh nghiệp

Các bên liên quan trong CSR

Những bên liên quan trong khái niệm CSR bao gồm các cá nhân và nhóm mà có liên quan và tạo ra ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là những nhóm người có thể dễ bị tác động nhất bởi những động thái của công ty. Tùy vào những nhóm đối tượng khác nhau mà có thể áp dụng các chiến lược CSR khác nhau, ví dụ:

  • Khách hàng – ví dụ: tạo dựng các mối quan hệ tốt và gần gũi bằng những chính sách chăm sóc khách hàng thân thiện.
  • Nhà cung cấp – ví dụ: hợp tác với những đối tác cung cấp có tính chọn lọc, nên đánh giá theo các tiêu chí: lao động, sức khỏe, an toàn và các biện pháp xử lý môi trường.
  • Cộng đồng – có nhiều cách để có thể lan tỏa tín hiệu tích cực trong cộng đồng, ví dụ: tài trợ các sự kiện, tham gia vào các dự án thiện nguyện,…

Tìm hiểu hoạt động CSR của doanh nghiệp

Nhiều công ty lớn hiện tại đều công khai thông tin về các hoạt động CSR trên website giới thiệu chính thức của mình. Hiện cũng có một số chỉ số đo lường CSR như 100 công ty tính trong Chỉ số Trách nhiệm Doanh nghiệp 2011.

LSC tổng hợp

Hệ thống đóng chai khép kín: Gã khổng lồ ngành giải khát đang tham vọng điều gì?

0

Công ty Coca-Cola, với mục tiêu đầy tham vọng có tên gọi “Thế giới không rác thải”, đã cam kết tái chế tất cả bao bì vào năm 2030. Họ đã và đang từng bước dẫn đầu việc tập trung tái tạo toàn bộ vòng đời bao bì sản phẩm – từ cách thiết kế và chế tạo cho đến các giải pháp tái chế và tái sử dụng chai/lon.

Coca-Cola công bố mục tiêu bao bì bền vững đầy tham vọng

ĐỊNH NGHĨA CỦA BAO BÌ BỀN VỮNG

Một hệ thống đóng gói bao bì bền vững là hệ thống có được sự vững mạnh về kinh tế và đem lại lợi nhuận trong suốt vòng đời của nó nhờ vào việc bao bì đóng gói được thay đổi, cải tiến và tận dụng để trở thành một dòng chảy nguyên vật liệu khép kín, thỏa mãn mục tiêu xây dựng hệ sinh thái công nghiệp bền vững và chiến lược của doanh nghiệp liên quan đến các vấn đề môi trường và vòng đời bao bì.

Bao bì bền vững và những lợi ích:

  • Phục vụ cộng đồng một cách an toàn trong suốt vòng đời bao bì
  • Đáp ứng các tiêu chí của thị trường về giá cả và tính năng
  • Được thu mua, chế biến, vận chuyển và tái chế sử dụng năng lượng sạch và công nghệ sạch
  • Tận dụng nguyên vật liệu tái chế và tái sinh được
  • Tiết kiệm năng lượng và vật liệu
  • Có khả năng được tái sinh và tận dụng hiệu quả trong cả môi trường tự nhiên và công nghiệp

TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH CỦA COCA-COLA

“Người tiêu dùng trên khắp thế giới đều quan tâm đến hành tinh của chúng ta. Họ mong muốn và hy vọng các công ty như chúng ta trở thành những người tiên phong đi đầu, để tạo ra một thế giới không rác thải. Với tầm nhìn về một ‘Thế giới không rác thải’, chúng tôi đang đầu tư cho hành tinh này và không ngừng cải tiến bao bì của mình để góp phần đưa vấn đề bao bì của thế giới trở thành vấn đề của quá khứ.” Ông James Quincey, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty Coca-Cola phát biểu.

Tầm nhìn của Công ty về “Thế giới không rác thải” chính là bước tiếp theo trong chiến lược rộng lớn hơn cho việc phát triển công ty bền vững thông qua các hoạt động kinh doanh đúng đắn. Hướng đến mục tiêu ấy, năm 2016 Coca-Cola đã công bố mình là Công ty đầu tiên trong nhóm Fortune 500 trả lại cho tự nhiên và cộng đồng khoảng 115% lượng nước đã dùng để sản xuất các loại đồ uống của Coca Cola.

Năm 2017, các nhân viên công ty đóng chai Coca-Cola Heartland đã tham gia tình nguyện ở St. Louis để thu gom và phân loại 14.480 pound rác thải; 63% trong số chúng được mang đi tái chế. Công ty cũng đang gia hạn khoản vay cho công ty Ioniqa Technologies để hỗ trợ họ phát triển công nghệ tái chế nhựa PET, sử dụng quy trình khử polyme để tái chế nhựa có màu sắc, chất lượng và điều kiện khác nhau thành các khối tinh khiết, sau đó được chế tạo thành nhựa PET trong suốt và có chất lượng cao, đưa viễn cảnh của một nền kinh tế tuần hoàn một bước gần hơn với thực tế.

“Chúng tôi tin rằng mỗi bao bì – bất kể có nguồn gốc từ đâu – đều có giá trị và vòng đời vượt xa khả năng sử dụng ban đầu”, Quincey nói thêm. “Thứ nào tái chế được thì hãy tái chế. Vì thế, chúng tôi mong muốn hỗ trợ để tất cả mọi người ở khắp mọi nơi hiểu được mình có thể đóng góp thế nào cho hành trình này.”

Ngoài ra, Coca-Cola còn thực hiện hỗ trợ các đối tác của tầm nhìn “Thế giới không rác thải”. Gần đây, công ty đã công bố một khoản đầu tư trị giá 15 triệu đô la vào Circulation Capital, một quỹ cho vay mạo hiểm được thành lập để giải quyết vấn đề rác thải nhựa dưới đại dương ở Nam Á và Đông Nam Á. Quỹ này đóng vai trò ươm tạo và tài trợ cho các công ty và cơ sở hạ tầng để ngăn chặn rác thải nhựa dưới đại dương.

Mới đây nhất, ông Đặng Duy Tùng – vị Giám đốc Chuỗi cung ứng toàn cầu Coca-Cola Việt Nam đã bóp chai nước để khẳng định rằng một chai nhựa của Coca-Cola trông thì cứng cáp, nhưng khi bóp lại sẽ thấy chai đó thực ra cực kỳ mỏng. Lý do chính là vì nguyên liệu nhựa đã được giảm thiểu tối đa trong quá trình sản xuất của Coca-Cola.

“Chai nước Dasani loại 500ml do Coca-Cola sản xuất khi mới vào Việt Nam có trọng lượng 14,5g, nay chỉ còn 12,15g”, ông Tùng chia sẻ về biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường của đơn vị này.

Động thái này là một phần trong các hoạt động triển khai sáng kiến “Zero Waste to Nature” (tạm dịch: Không xả thải vào thiên nhiên) mới được ký kết giữa 3 công ty FDI gồm Công ty Coca-Cola với Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Tất cả những chiến dịch trên của công ty Coca-Cola đều thể hiện rõ sự tâm huyết và quyết tâm với tầm nhìn “Thế giới không rác thải”, mà cụ thể hơn là một viễn cảnh bao bì bền vững. Điều đó cũng là minh chứng cho việc Coca-Cola vẫn luôn không ngừng cố gắng để mang đến cho thế giới những điều tốt đẹp.

Theo Coca Cola Journey