Hầu hết mọi người đều xem Logistics như một hoạt động liên quan đến việc phân phối và vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo vận hành tốt một hoạt động Logistics theo hướng ngược lại: từ nơi tiêu thụ cuối cùng đến nơi sản xuất. Hoạt động này được gọi là Reverse Logistics.

Rủi ro có thể xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình sản xuất cũng như khi đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng của doanh nghiệp. Giả sử, nếu doanh nghiệp phát hiện rằng lô sản phẩm trên thị trường do mình sản xuất không đủ tiêu chuẩn và chất lượng đã đề ra trước đó, thì để đảm bảo uy tín của mình, doanh nghiệp phải thu hồi sản phẩm, tân trang lại hoặc tái sản xuất. Những hành động này nên và thường được thực hiện trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đây là một ví dụ về hoạt động Reverse Logistics –  một trong những hoạt động quan trọng và được xem là không thể thiếu trong việc giúp doanh nghiệp hoàn thành được nhiệm vụ quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả.

Vậy Reverse Logistics là gì? Hãy để LSC giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động Logistics ngược nhé.

1. Khái niệm Reverse Logistics

Reverse Logistics (hay còn gọi là Logistics ngược hay Logistics thu hồi) là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin có liên quan từ các điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp.  Nói một cách khác, Reverse Logistics bao hàm tất cả các hoạt động liên quan đến việc thu hồi, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp và tái chế sản phẩm hay vật liệu khi chúng bị hư hỏng và không thể đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.

2. Tầm quan trọng của Reverse Logistics

Theo một báo cáo của WTO năm 2017, Chi phí Reverse Logistics chiếm từ 0,5% đến 1% trong tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, gần 54% người tiêu dùng ngại mua hàng hóa trên mạng nói chung và các trang web mua sắm trực tuyến nói riêng vì quá trình đổi trả hàng rất khó khăn và phức tạp. Mặt khác, chi phí thực hiện việc thu hồi hàng hóa có thể cao từ 2 đến 3 lần so với việc xuất khẩu hàng đi nước ngoài.

Reverse Logistics giúp đẩy mạnh Logistics Xuôi. Trong quá trình vận hành Logistics Xuôi, khi sản phẩm được phân phối đến nơi tiêu thụ và bị hoàn trả lại vì nhiều lý do, thì vai trò của Logistics Thu Hồi trở nên vô cùng quan trọng khi nó giúp cho các sản phẩm vật liệu được sửa chữa và phục hồi nhanh chóng để đưa về kênh Logistics Xuôi một cách kịp thời, hiệu quả.

Một kênh Reverse Logistics thành công còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí kinh doanh bởi lẽ doanh nghiệp sẽ tính toán được khoảng cách thu hồi hàng hóa tối thiểu từ đó cắt giảm tối đa chi phí thu hồi hàng hóa. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có một số nguồn thu khác từ việc tái chế hoặc tái sử dụng bao bì, giữ lại những bộ phận còn sử dụng được của sản phẩm đã bị loại bỏ hay bán lại những sản phẩm đã qua sử dụng.

Reverse Logistics giúp tạo thiện cảm của khách hàng đối với doanh nghiệp.  Khách hàng sẽ hài lòng với dịch vụ của công ty khi sản phẩm của họ được sửa chữa và bảo dưỡng đúng thời hạn.

3. Các bước xây dựng quá trình Reverse Logistics hiệu quả

Một quá trình Reverse Logistics thành công nên được xây dựng qua 8 bước sau:

  • Phân tích lý do tại sao sản phẩm bị trả lại và dự kiến chi tiết quá trình thu hồi sản phẩm.
  • Dự kiến chi tiết chi phí thu hồi sản phẩm.
  • Tìm hiểu mong đợi của khách hàng về tốc độ thu hồi sản phẩm.
  • Kiểm tra lại những nguyên liệu dùng để sản xuất ra sản phẩm bị thu hồi, đáp ứng đơn đặt hàng của khách hàng dựa theo kế hoạch thu hồi.
  • Ngăn chặn các vấn đề phát sinh trong yêu cầu, chức năng và số liệu kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Đánh giá tất cả các lựa chọn thu hồi trước khi chọn một bên cung ứng thứ ba.
  • So sánh tất cả các lựa chọn  thu hồi khả thi với yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp, và kiểm tra lại các số liệu tham khảo từ các nhà cung ứng khác.

Đánh giá các lựa chọn thay thế khác, kết hợp với vòng đời sản phẩm và khả năng tín dụng của khách hàng.

3. Phân loại

Dựa vào cấu trúc, chuỗi cung ứng ngược gồm 2 loại chính: Centralized Structure (Tập trung) và Decentralized Structure (Phi tập trung).

3.1. Centralized Structure (Cấu trúc tập trung)

Chuỗi cung ứng ngược tập trung

Điểm chính trong hệ thống này là những hoạt động thu thập thông tin, kiểm soát và phân loại đều được tập trung trong một tổ chức, công ty. Quá trình xử lí vật lí có thể diễn ra ở cùng một tổ chức, công ty hay tại công ty khác. Có thể lấy một ví dụ về loại mô hình này thông qua vòng lặp khép kín chuỗi cung ứng của IBM – International Business Machines, là một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia có trụ sở tại Armonk, New York, Mỹ.

Ở đây các mặt hàng được trả lại gồm máy tính cá nhân, máy tính xách tay và máy in. Những sản phẩm này được sử dụng để làm nguồn cung cho phụ tùng. Tính hiệu quả ở đây có thể được cải thiện bởi một số sản phẩm được trả lại thông qua một tập đoàn công nghiệp.

Vì vậy, trong ví dụ này, bước đầu tiên là lấy lại máy photocopy từ khách hàng, sản phẩm sau đó sẽ đóng vai trò là nguyên liệu đầu vào cho quá trình tái sản xuất. Máy photocopy được thu hồi  sẽ được trả lại cho một trong bốn trung tâm logistics thu hồi tập trung. Tại đây, chúng sẽ được kiểm tra, xử lí và phân thành 4 mức độ.

Mức độ thứ nhất là sửa chữa, thứ hai là tái sản xuất, thứ ba là tái sản xuất một phần và thứ tư là tái chế. Trong cấp độ sửa chữa và tái sản xuất, chúng sẽ được phân phối lại cho khách hàng thông qua chuỗi cung ứng chuyển tiếp truyền thống. Lợi ích tài chính của thiết bị tái sản xuất và các bộ phận được tái sử dụng có thể lên đến vài trăm triệu đô la một năm.

3.2. Decentralized Structure (Cấu trúc phi tập trung)

Chuỗi cung ứng ngược phi tập trung

Mô hình này bắt đầu từ bên trái nơi các sản phẩm hoặc mặt hàng đi vào chuỗi cung ứng ngược ở cấp độ bán lẻ. Sau đó, các cửa hàng cụ thể sẽ đóng vai trò như một người gác cổng (có nhiệm vụ kiểm tra thông tin đi vào). Bộ phận này đánh giá sản phẩm và sau đó gửi đến một trong ba bộ phận liên quan gồm restock (bổ sung), test and repair facility (thử nghiệm và sửa chữa), scrap (loại bỏ).

Để xác định tình trạng sản phẩm, cần có các nguyên tắc cụ thể cũng như các kĩ năng cục bộ để có thể thực hiện việc kiểm tra ban đầu, đặc biệt là cần cơ sở hạ tầng logistics để đưa các mặt hàng hoặc sản phẩm vào hoạt động. Một ưu thế của loại mô hình này là các sản phẩm và vật phẩm có thể được gửi trực tiếp đến chính xác bộ phận cải thiện mà nó cần. Mô hình này ủng hộ các chiến lược dựa trên thời gian, hỗ trợ các nỗ lực cải tạo giá trị chẳng hạn như tân trang lại các sản phẩm có giá trị cao.

4. Chuỗi cung ứng ngược trong ngành công nghiệp nhựa

Nhựa là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống thế kỷ XXI. Chúng không chỉ cung cấp cho chúng ta các sản phẩm hữu ích, nhẹ và bền, mà còn đóng vai trò chính trong sự phát triển bền vững của thế giới chúng ta. Mọi hoạt động trong cuộc sống hiện đại đều chịu ảnh hưởng của nhựa và nhiều người phụ thuộc hoàn toàn vào các sản phẩm nhựa. Vì vậy, việc sử dụng hiệu quả chuỗi cung ứng ngược trong các sản phẩm nhựa có vai trò rất quan trọng.

Trong vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng ngược, tái chế là sự lựa chọn tối ưu nhất đối với các sản phẩm nhựa sau lần sử dụng đầu tiên. Hầu hết nhựa tái chế là từ các lĩnh vực thương mại và công nghiệp, với các chai được thu hồi từ các nguồn trong nước.

Chỉ thị Khung chất thải sửa đổi (WFD) cung cấp một mô hình để thúc đẩy các hoạt động quản lý chất thải ở EU. Nền tảng của Chỉ thị này là sự thừa nhận hệ thống phân cấp chất thải 5 bước như một thứ tự ưu tiên được áp dụng linh hoạt bằng cách sử dụng tư duy vòng đời để cho phép mỗi dòng chất thải được xử lý theo cách tốt nhất về môi trường, xem xét về khía cạnh kinh tế và tính khả thi kỹ thuật. Hệ thống phân cấp để cải thiện hiệu quả tài nguyên có   thứ tự ưu tiên giảm dần như sau: 1) giảm, 2) tái sử dụng, 3) tái chế, 4) phục hồi và 5) xử lý. Cách tiếp cận hiệu quả nhất về tài nguyên là không tạo ra chất thải ngay từ đầu hoặc tạo ra càng ít càng tốt. Lựa chọn tiếp theo là tái sử dụng (sử dụng lại một lần nữa). Nếu việc tái sử dụng là không khả thi thì các sản phẩm nên được tái chế, với điều kiện là nó hiệu quả về mặt sinh thái từ góc độ vòng đời hơn là phương án phục hồi. Phương án cuối cùng là xử lý, một điều cần được giảm thiểu.

Ngành nhựa đã phát triển tầm nhìn dài hạn của riêng mình để quản lý chất thải. Mục tiêu quan trọng của các nhà sản xuất nhựa là giảm tác động của chất thải nhựa đến môi trường bằng cách:

– Chuyển dòng chất thải giàu hữu cơ ra khỏi bãi rác càng nhiều càng tốt và do đó, bảo tồn các nguồn tài nguyên chính;

– Sử dụng kết hợp các tùy chọn khôi phục để tiết kiệm tài nguyên năng lượng, tính đến hiệu quả sinh thái;

– Xử lý và thu hồi các dòng chất thải nhựa theo tiêu chuẩn chất lượng môi trường được xác định;

– Tiếp cận toàn diện tất cả các giai đoạn của vòng đời sản phẩm nhựa để tạo ra lợi ích môi trường lớn nhất có thể đạt được trong giai đoạn sử dụng sản phẩm nhựa.

Biên tập LSC