WTO là gì? Việt Nam có lợi gì từ khi gia nhập WTO

0
Mục tiêu của WTO là hạn chế đi các rào cản thương mại trong hoạt động giao thương quốc tế.
Mục tiêu của WTO là hạn chế đi các rào cản thương mại trong hoạt động giao thương quốc tế.

WTO là gì?

WTO là viết tắt của từ Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh là World Trade Organization). Đây là một tổ chức quốc tế có trụ sở ở Geneva,  Thụy Sĩ. Chức năng chính yếu của tổ chức này là nhằm giám sát các hiệp định thương mại giữa các quốc gia thành viên tham chiếu theo các quy tắc thương mại được quy định trong các hiệp ước, hiệp định chung. Mục tiêu của WTO là hạn chế đi các rào cản thương mại trong hoạt động giao thương quốc tế.

Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 7-11-2006, và được công nhận là thành viên chính thức của tổ chức này vào ngày 11-1-2007. Việc gia nhập WTO đã mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với thị trường rộng lớn, gồm 155 nước thành viên, chiếm 97% GDP toàn cầu.

Chức năng chính của WTO

WTO có những chức năng cụ thể như sau:

  1. WTO là tổ chức các cuộc đàm phán mậu dịch đa biên mà nội dung của nó rất đa dạng đề cập lớn tới nhiều lĩnh vực khác nhau. Thông qua các cuộc đàm phán như vậy, việc tự do hoá mậu dịch của các nước trên thế giới được phát triển, đồng thời những qui tắc quốc tế mới cũng được xây dựng và sửa đổi theo yêu cầu của thời đại.
  2. WTO là một luật lệ quốc tế chung được các nước thành viên cùng nhau ký kết. WTO đề ra những qui tắc quốc tế về thương mại và đảm bảo các nước thành viên của WTO phải thực hiện các nguyên tắc đó. Đặc trưng của các quyết định và qui tắc của WTO là nó có hiệu lực bắt buộc tất cả các thành viên và có khả năng làm cho mọi thành viên có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện. Bất cứ một nước thành viên nào một khi đã thừa nhận “hiệp định WTO” và những hiệp định phụ khác của WTO thì nước đó cần phải điều chỉnh hay chuyển các quy định pháp luật và các thủ tục hành chính của mình theo các quy định của WTO.
  3. WTO có khả năng giải quyết các mâu thuẫn và tranh chấp mậu dịch quốc tế. WTO có chức năng như là một toà án giải quyết các tranh chấp nảy sinh giữa các thành viên trong các lĩnh vực liên quan. Bất cứ một thành viên nào của WTO khi thấy lợi ích của nước mình đang bị xâm hại trong hoạt động kinh tế ở một thị trường nào đó vì có thành viên khác đang thực hiện chính sách trái với các qui tắc của WTO thì có quyền khởi tố lên cơ quan giải quyết mâu thuẫn mậu dịch của WTO và yêu cầu nước đó ngừng các hoạt động kinh tế xâm hại đến lợi ích của mình. Bất cứ thành viên nào cũng phải chấp nhận khi bị các thành viên khác khởi tố lên WTO vì đây là một trong những nghĩa vụ của mọi thành viên, không nước nào có thể tránh khỏi.
  4. WTO hướng tới phát triển nền kinh tế thị trường. Để nền kinh tế thị trường hoạt động và nâng cao được hiệu quả, WTO xúc tiến việc giảm nhẹ qui chế. Phần lớn các nước trước kia theo cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung hiện nay đều đang chuyển sang nền kinh tế thị trường đã và đang làm thủ tục để xin gia nhập WTO. Qua các cuộc đàm phán cần thiết để gia nhập WTO, các nước này có thể tìm hiểu được về hệ thống kinh tế thị trường và đồng thời xắp xếp lại những chế độ và qui tắc để có thể quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường.

Nguyên tắc hoạt động của WTO

Các hiệp định nằm trong khuôn khổ của WTO có tính lâu dài và phức tạp, bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động lớn. Các hiệp định được dùng để giải quyết các vấn đề liên quan đến: nông nghiệp, thủ công nghiệp, ngân hàng, bưu chính viễn thông, mua sắm chính phủ, tiêu chuẩn công nghiệp, các quy định về vệ sinh, quy định về sở hữu tài sản trí tuệ,… Tuy nhiên, tổ chức này cũng đưa ra những nguyên tắc cơ bản và đơn giản để áp dụng xuyến suốt cho tất cả các hiệp định.

Nguyên tắc thứ nhất: Nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử giữa các quốc gia thành viên tham gia tổ chức. Nguyên tắc này được thẻ hiện qua hai loại đãi ngộ song song, đó là đãi ngộ tối huệ quốc và đối xử quốc gia.

  • Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN): Theo quy định của các hiệp định nằm trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc này được áp dụng như sau: Mỗi thành viên đối xử với mọi thành viên khác tham gia hiệp định một cách bình đẳng với nhau như là các đối tác được ưu đãi nhất. Nếu như một nước cho một nước khác được hưởng lợi nhiều hơn thì đối xử “tốt nhất” đó phải được giành cho tất cả các nước thành viên WTO khác để các nước khác vẫn tiếp tục có được đối xử tối huệ quốc. Nguyên tắc MFN đảm bảo rằng mỗi thành viên WTO đối xử trên 140 thành viên khác tương tự nhau. Nguyên tắc này rất quan trọng vì vậy nó được ghi nhận tại điều đầu tiên của hiệp định chung về quan thuế và thương mại GATT về thương mại hàng hoá. Nguyên tắc MFN cũng được đề cao trong hiệp định chung về dịch vụ GATS, hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại TRIMs tuy có khác nhau một ít ở từng hiệp định.
  • Đối xử quốc gia (NT): đối xử người nước ngoài và người trong nước như nhau. Hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước phải được đối xử như nhau, ít nhất là sau khi hàng hoá nhập khẩu đã đi vào đến thì trường nội địa. Theo nguyên tắc này, khi áp dụng những qui chế trong nước và thuế nội địa đối với hàng nhập khẩu thì phải cung cấp các điều kiện tương tự như đối với sản phẩm trong nước. Vì thế các thành viên của WTO không được áp dụng thuế nội địa để bảo vệ sản xuất trong nước và không được phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu từ các nước thành viên WTO khác. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho dịch vụ nhãn hiệu thương mại, bản quyền và quyền phát minh sáng chế trong nước và của nước ngoài. Đối xử quốc gia chỉ áp dụng được khi hàng háo dịch vụ và đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ đã vào đến thị trường. Vì vậy, việc đánh thuế nhập khẩu hàng hoá không vi phạm nguyên tắc này mặc dù hàng nội địa không chịu thuế tương tự.

Nguyên tắc thứ hai: Thương mại phải ngày càng được tự do thông qua đàm phán.WTO đảm bảo thương mại giữa các nước ngày càng tự do hơn thông qua quá trình đàm phán hạ thấp hàng rào thuế quan để thúc đẩy buôn bán. Hàng rào thương mại bao gồm thuế quan, và các biện pháp khác như cấm nhập khẩu, quota có tác dụng hạn chế nhập khẩu có chọn lọc, đôi khi vấn đề khác như tệ quan liêu, chính sách ngoại hối cũng được đưa ra đàm phán.

Nguyên tắc thứ ba: WTO tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng. WTO là một hệ thống các nguyên tắc nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng và không bị bóp méo. Các quy định về phân biệt đối xử được xây dựng nhằm đảm bảo các điều kiện công bằng trong thương mại. Các đều khoản về chống phá giá, trợ cấp cũng nhằm mục đích tương tự. Tất cả các hiệp định của WTO như Nông nghiệp, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại đều nhằm mục đích tạo ra được một môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn giữa các nước.

Nguyên tắc thứ tư: Tính tiên liệu được thông qua ràng buộc thuế. Các cam kết không tăng thuế cũng quan trọng như việc cắt giảm thuế vì cam kết như vậy tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể dự đoán tốt hơn các cơ hội trong tương lai.

Trong WTO, khi các nước thoả thuận mở cửa thị trường cho các hàng hoá và dịch vụ nước ngoài, họ phải tiến hành ràng buộc các cam kết thuế. Đối với thương mại hàng hoá, các ràng buộc này được thể hiện dưới hình thức thuế trần.

Một nước có thể thay đổi mức thuế ràng buộc, tuy nhiên điều này chỉ có thể thực hiên được sau khi nước đó đã đàm phán với các nước bạn hàng và có nghĩa là phải bồi thường cho khối lượng thương mại đã bị mất. Qua vòng đàm phán Uruguay, một khối lượng thương mại lớn được hưởng cam kết về ràng buộc thuế. Tính riêng trong lĩnh vực hàng nông sản 100% sản phẩm đã được ràng buộc thuế. Kết quả là WTO đã tạo được sự đảm bảo cao hơn cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Nguyên tắc thứ năm: Các thoả thuận thương mại khu vực. WTO thừa nhận các thoả thuận thương mại khu vực nhằm mục tiêu đẩy mạnh tự do hoá thương mại. Các liên kết như vậy là một ngoại lệ của nguyên tắc đãi ngộ Tối huệ quốc theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, nhằm bảo đảm các thoả thuận này tạo thuận lợi cho thương mại các nước liên quan song không làm tăng hàng rào cản trở thương mại với các nước ngoài liên kết.

Nguyên tắc thứ sáu: Các điều kiện đặc biệt dành cho các nước đang phát triển. WTO là một tổ chức quốc tế với hơn 2/3 tổng số nước thành viên là các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi, vì thế một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là khuyến khích phát triển, dành những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước này, với mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của họ vào hệ thống thương mại đa biên. Để thực hiện được nguyên tắc này, WTO dành cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi những linh hoạt và các ưu đãi nhất định trong việc thực thi các hiệp định, đồng thời chú ý đến việc trợ giúp kỹ thuật cho các nước này.

Lợi ích mà Việt nam có được khi tham gia vào WTO

Sau 5 năm gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

Theo ông Lương Văn Tự, có thể nêu ra nhiều “cái được” của Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO. Đáng nói nhất là Việt Nam thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài nhờ có môi trường ổn định, minh bạch. Năm 2006, vốn đăng ký đạt trên 10 tỷ USD, tới năm 2007 đạt 21,3 tỷ USD và tới 2008 đã tăng lên 64 tỷ USD. Tuy nhiên, do bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, năm 2010 vốn đăng ký nước ngoài giảm còn 18 tỷ và tới năm 2011 chỉ còn đạt 15 tỷ đồng. Mặc dù vậy, vốn ODA vẫn đạt tăng trưởng cao và giải ngân tăng nhanh.

Theo Bộ Công thương, xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục sau 5 năm, trung bình 19,52%/năm. Đáng lưu ý, dù kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn nhưng trong năm 2010 xuất khẩu vẫn đạt 72,2 tỷ USD (tăng 26,4%) và năm 2011 tăng lên 96,3 tỷ USD (tăng 33%). Tăng trưởng trong lĩnh vực xuất khẩu đã thúc đẩy các lĩnh vực dịch vụ phân phối, bán lẻ phát triển mạnh. Các doanh nghiệp đã tích cực mở rộng hệ thống bán lẻ, tăng chất lượng dịch vụ với nhiều loại hình phong phú. Số lượng siêu thị thành lập mới sau 5 năm gia nhập WTO tăng trên 20% (303/251) so với giai đoạn 5 năm trước đó. Riêng số lượng trung tâm thương mại được thành lập mới tăng trên 72%. Bên cạnh sự ra đời của siêu thị, trung tâm thương mại và hàng trăm cửa hàng tiện lợi theo mô hình hiện đại,…đã làm thay đổi diện mạo của thương mại bán lẻ, thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam theo hướng văn minh, hiện đại và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, sau khi gia nhập WTO đã có bước phát triển bền vững hơn. Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu gạo và cà phê đứng hàng thứ 2 thế giới; xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều đứng hàng thứ nhất thế giới… Nông nghiệp của Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong diễn đàn DAVOS vừa qua.

Đối mặt với những thách thức

Những mặt được sau 5 năm gia nhập WTO không thể phủ nhận, tuy nhiên sau gia nhập WTO đất nước ta đã phải đối mặt với những vấn đề gì ? Đó là những vấn đề được nhiều chuyên gia đặt ra tại Hội thảo.

Thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh gia tăng, kể cả trên thị trường trong nước do nước ta phải từng bước mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, do đã liên thông với thị trường quốc tế nên những biến động của thế giới tác động vào Việt Nam nhanh hơn và mạnh hơn. “Từ sông suối ra biển lớn” thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không khỏi bỡ ngỡ, sơ hở và thua thiệt.

 Tiến sĩ Đinh Thị Mỹ Loan – Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, dù ngành bán lẻ của Việt Nam đã hình thành và có những bước phát triển vượt bậc sau 5 năm gia nhập nhưng thị trường vẫn còn nhiều mặt hạn chế, như: quy mô thị trường nhỏ và sức mua yếu; phân tán, manh mún, hiệu xuất thấp; thị trường chủ yếu là bán lẻ truyền thống, bán lẻ hiện đại mới chỉ chiếm 20% trên cả nước. Doanh nghiệp bán lẻ yếu về nhiều mặt, trong đó có 4 điểm yếu cố hữu (về tính chuyên nghiệp, chiến lược dài hạn, năng lực tài chính…). “Nói cách khác khó khăn và thử thách bộn bề và vẫn còn đó những căn bệnh trầm kha trong phát triển thị trường ở cả 3 cấp độ: Nhà nước, ngành công nghiệp và doanh nghiệp”.

Ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, đồng thời đại diện Công ty cổ phần tập đoàn INTIMEX cho biết, khi vào “cuộc chơi” WTO, “Khó khăn đối với doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng là lãi xuất quá cao. Doanh nghiệp tuy làm nhiều nhưng lợi nhuận không tương xứng do phải trả lãi vay ngân hàng quá nhiều. Nhà nước cần có chính sách để hạ lãi xuất, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh”. Ông Nam cũng cho biết bất cập trong công tác quản lý đã tạo điều kiện thiếu bình đẳng tại thị trường Việt Nam. Trong đó, doanh nghiệp nước ngoài ngày càng thêm ưu thế trên thị trường, trong khi doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mất dần lợi thế.

 Tại Hội thảo, ông Lương Văn Tự cho rằng, những kết quả bước đầu sau 5 năm hội nhập là “bàn đạp” để kinh tế Việt Nam trỗi dậy, trở thành nền kinh tế mạnh trong khu vực. Tuy nhiên, những vấn đề đặt ra đòi hỏi Chính phủ phải tiếp tục hoàn thiện. “Cần thiết phải đưa các văn bản pháp luật thực thi vào cuộc sống. Trong đó các bộ, ngành cần phối hợp tốt hơn để tránh ùn tắc và hạn chế các khoảng trống trong quản lý. Thêm vào đó, cần xây dựng chiến lược hội nhập WTO lâu dài định hướng cho phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn”.

Nhiều ý kiến tại Hội thảo cũng cho rằng bài học rút ra sau 5 năm đối với kinh tế Việt Nam là làm sao phải nâng cao được năng lực cạnh tranh của Nhà nước, doanh nghiệp và sản phẩm bằng các biện pháp thiết thực; tranh thủ công nghệ tiên tiến để “thoát khỏi bẫy trung bình”, bên cạnh đó phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Xóa bỏ 500 loại thuế nhập khẩu cho hàng hóa đến từ Cuba trong năm 2019

0

Bộ Tài chính đang xin ý kiến rộng rãi về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam-Cuba giai đoạn 2019-2022.

Bộ Tài chính đang xin ý kiến rộng rãi về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam-Cuba giai đoạn 2019-2022.
Bộ Tài chính đang xin ý kiến rộng rãi về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam-Cuba giai đoạn 2019-2022.

Mở cửa 99,5%

Nội dung đầu tiên được Bộ Tài chính đưa ra là nguyên tắc chuyển đổi thuế suất danh mục hàng hóa cam kết của Việt Nam với Cuba từ AHTN2012 sang AHTN2017. Cam kết của Việt Nam trong Hiệp định này được xây dựng trên cơ sở AHTN2012. Việt Nam dành ưu đãi cho Cuba đối với 475 dòng hàng, trong đó có 431 mặt hàng xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Phạm vi tự do hóa chiếm gần 100% kim ngạch.

Nhằm triển khai thực hiện cam kết trong Hiệp định, tuân thủ Hiệp định hải quan ASEAN liên quan đến việc áp dụng Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN (AHTN) phiên bản 2017 của ASEAN và Danh mục hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa phiên bản 2017 của Tổ chức Hải quan thế giới, Bộ Tài chính đã tiến hành chuyển đổi biểu thuế của Hiệp định từ AHTN 2012 sang AHTN 2017 để làm cơ sở ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam cho giai đoạn 2019-2022.

Do thay đổi Danh mục từ AHTN 2012 sang AHTN 2017, biểu thuế có 34 dòng hàng AHTN2017 ở cấp độ 8 số bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi mã hàng, tách gộp dòng. Đây là những dòng hàng được gộp từ các dòng hàng theo AHTN2012 có mức thuế suất cam kết với Cuba theo danh mục EIF (xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực) và các dòng hàng thuộc diện không có trong danh mục cam kết với Cuba.

Đối với những dòng hàng này, do việc chuyển đổi mã HS trong Hiệp định không có hướng dẫn riêng nên Bộ Tài chính đã xây dựng thuế suất theo nguyên tắc lấy thuế suất của dòng ANTN2012 có mức thuế suất thấp nhất (xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 34 dòng hàng AHTN2017) nhằm mục đích không làm giảm ưu đãi thuế nêu tại Phụ lục 2-B về Cắt giảm và/hoặc xóa bỏ thuế thuộc Hiệp định, đảm bảo hướng dẫn chuyển đổi thuế theo thông lệ của WTO, đồng thời đảm bảo tính khả thi trong triển khai thực hiện. Nguyên tắc này được đặt ra dựa trên các cơ sở: Cuba là đối tác đặc biệt; kim ngạch XNK từ Cuba đối với các dòng hàng được gộp hầu như không đáng kể và đặc thù của Biểu ban hành thực hiện thuế suất cam kết của Việt Nam trong Hiệp định là Biểu từng phần (chỉ gồm 563 dòng thuế); đảm bảo đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế và áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự.

Về tổng thể, sau khi thực hiện chuyển đổi từ Danh mục AHTN 2012 sang AHTN 2017, Việt Nam dành cho Cuba mức mở cửa thị trường hàng hóa chiếm 99,5% số dòng thuế, tương đương kim ngạch nhập khẩu giá trị 5,66 triệu USD.

Số thu thuế nhập khẩu từ thị trường Cuba của Việt Nam năm 2017 đạt khoảng 2,1 tỷ đồng, tăng 200% so với cùng kỳ năm 2016, tuy nhiên giảm xuống 50%, còn khoảng 1 tỷ đồng năm 2018. Tương tự, số thu thuế Giá trị gia tăng tăng từ khoảng 5,85 triệu đồng năm 2016 lên khoảng 10,3 triệu đồng trong năm 2017 (76%) và giảm xuống 7,23 tỷ đồng năm 2018 (khoảng 30%). Số thu thuế Tiêu thụ đặc biệt tăng từ 0,6 tỷ đồng năm 2016 lên khoảng 1,54 tỷ đồng năm 2017 (khoảng 155%) và giảm xuống mức 1,46 tỷ đồng năm 2018 (giảm 5,5%). Tổng giá trị nhập khẩu từ Cuba năm 2018 giảm khoảng 28% so với năm 2017 tập trung chủ yếu vào nhóm mặt hàng “Dược phẩm” (giảm 26%) dù thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2018 là 0%. Tuy nhiên số thu từ thuế nhập khẩu giảm mạnh chủ yếu từ “Chế phẩm thực phẩm khác” (mã hàng 2106.90.70, 2106.90.99) và “Nguyên phụ liệu thuốc lá” (mã hàng 2402.10.00) giảm 28% do kim ngạch nhập khẩu của hai nhóm hàng này giảm.

Tỷ lệ giảm thu 22%

Về thuế suất, thuế suất Việt Nam – Cuba được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết theo Lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam quy định tại Hiệp định Thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và Cuba. Về tổng thể, Biểu thuế theo AHTN 2017 giai đoạn 2018-2022 gồm 563 dòng thuế AHTN2017 theo cấp độ 8 số. Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế ban hành được áp dụng cho 4 giai đoạn gồm: Từ ngày có hiệu lực đến 31/12/2019; từ 1/1/2020 đến 31/12/2020; từ 1/1/2021 đến 31/12/2021; từ 1/1/2022 đến 31/12/2022.

Theo kết cấu mới của Biểu thuế đính kèm dự thảo Nghị định, số dòng thuế thuộc các danh mục cam kết theo AHTN 2017 là 563 dòng thuế với 514 dòng thuế được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực, chiếm 91,3%; 46 dòng thuế cắt giảm theo lộ trình, chiếm 8,2% và 3 dòng thuế duy trì thuế suất cơ sở, chiếm 0,5%.

Đánh giá về tác động tới số thu, đại diện Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính cho hay, trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2022, mức thuế suất trung bình tại Hiệp định thương mại Việt Nam-Cuba giảm dần đều từ 3,43% năm 2019 xuống 2,12% năm 2022. Giả định kim ngạch nhập khẩu năm 2019 và các năm giai đoạn 2020-2022 không đổi so với năm 2018 và tỷ lệ sử dụng chứng nhận xuất xứ hàng hóa Việt Nam – Cuba giai đoạn 2019-2022 không đổi qua các năm, mức cắt giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam trong Hiệp định thương mại Việt Nam-Cuba sẽ dẫn đến giảm số thu từ hoạt động nhập khẩu theo đối tác. Trên cơ sở đó, nếu mức tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu từ đối tác và tỷ lệ sử dụng chứng nhận xuất xứ thống kê thực tế theo từng năm tăng đủ để bù đắp mức giảm số thu từ hoạt động nhập khẩu theo đối tác nêu trên thì dự kiến sẽ dẫn đến tăng thu từ hoạt động nhập khẩu và ngược lại sẽ dẫn đến giảm thu.

Giả định mức tận dụng ưu đãi xuất xứ hàng hóa Việt Nam – Cuba đạt tỷ lệ 35% là mức tận dụng ưu đãi cao so với mức tận dụng ưu đãi trung bình tại các Hiệp định thương mại tự do năm 2016 và 2017, lúc đó, ước tính thu thuế nhập khẩu năm 2019 sẽ đạt 754,95 triệu đồng và giảm dần trong các năm tiếp theo. Đến năm 2022, ước tính giảm thu thuế nhập khẩu là 234,8 triệu đồng. Và tỷ lệ giảm thu thuế nhập khẩu trung bình giai đoạn 2019-2022 là 22%.

Hiệp định thương mại giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Cuba đã được ký kết vào ngày 9/11/2018 sau hai năm đàm phán. Hiệp định này thay thế Hiệp định giữa hai Chính phủ về trao đổi thương mại và các hình thức hợp tác kinh tế khác được ký vào 8/4/1996. Ngày 7/11/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP về việc ký Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Cuba. Đến nay, Bộ Công Thương đang chủ trì triển khai các thủ tục phê duyệt Hiệp định này.

Theo Báo Hải quan

DECATHLON: Giải mã bí mật thành công chuỗi cung ứng

Decathlon là một nhà bán lẻ đồ thể thao được thành lập vào năm 1976 tại Pháp. Trải qua gần 45 năm, Decathlon đã trở thành là nhà bán lẻ đồ thể thao lớn nhất thế giới với hơn 1500 cửa hàng tại 49 quốc gia. 

Để có được thành công như vậy, Decathlon đã nỗ lực hết mình vì sự phát triển và mở rộng qui mô kinh doanh cũng như sản xuất, đặt biệt là quá trình vận hành và quản lý chuỗi cung ứng nói riêng và toàn bộ dây chuyền sản xuất sản phẩm, tổ chức con người nói chung một cách hiệu quả và tối ưu nhất. Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ một số bí mật thành công mà công ty Decathlon đang sỡ hữu để áp dụng cho công thức hoạt động kinh doanh của mình.

Tại Decathlon, trách nhiệm là một trong những giá trị cốt lõi của công ty. Trách nhiệm luôn là một động lực chính trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và nhân quyền trong suốt các hoạt động hàng ngày.

Do đó, trong các nhà máy của các nhà cung cấp và nhà thầu phụ, công ty luôn cam kết tuân thủ và đảm bảo áp dụng các Nguyên tắc Hướng dẫn về Kinh doanh và Nhân quyền do Liên Hợp Quốc phát triển theo khuôn khổ “Bảo vệ, Tôn trọng và Khắc phục”. Mục tiêu này được phản ánh trong Điều lệ xã hội của công ty….

Điều lệ xã hội của công ty được tạo ra vào năm 2003 dựa trên các Công ước của ILO và Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người. Điều lệ xã hội là một tài liệu hợp đồng được ký bởi các nhà cung cấp trước bất kỳ mối quan hệ kinh doanh nào và thiết lập các yêu cầu về an toàn và nhân quyền trong nhiều khía cạnh như lao động trẻ em, giờ làm việc và phân biệt đối xử.

Bất kỳ hình thức lao động cưỡng ép trực tiếp hoặc gián tiếp nào cũng là một vấn đề quan trọng. Nếu các đối tác của Decathlon tham gia vào hoạt động này, công ty sẽ ngừng sản xuất và giao hàng với họ. Do đó, bản đồ rủi ro toàn cầu, điều lệ xã hội và các thủ tục và công cụ liên quan đến chuỗi cung ứng của công ty đang phát triển thường xuyên, cập nhật các yếu tố bên trong và bên ngoài.

XÁC MINH CHUỖI CUNG ỨNG

Trước khi bắt đầu mối quan hệ với nhà cung cấp, công ty đảm bảo trang web sản xuất của nhà cung cấp đáp ứng các yêu cầu xã hội cơ bản của Decathlon.

Trong thỏa thuận sản xuất và cung ứng, nhà cung cấp cho Decathlon phải cam kết chỉ sản xuất tại các địa điểm và vùng lãnh thổ được khai báo và xác minh. Bất kỳ hợp đồng thầu phụ không được khai báo là hoàn toàn bị cấm.

Khi nhà cung cấp hoạt động, các team Decathlon địa phương sẽ đồng hành cùng họ để đảm bảo tuân thủ các vấn đề xã hội, an toàn và nhân sự, cũng như các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng, cung cấp, sản xuất, v.v. Decathlon hướng đến một mối quan hệ bền vững và lâu dài.

Từ năm 2014, công ty đã phát triển chiến lược hợp tác với các nhà cung cấp có chung tầm nhìn và cùng giá trị. Đặc biệt, các bên cùng nhau xác định các mục tiêu và lợi ích bền vững, minh bạch, đáp ứng được nhu cầu.

Để đánh giá làm thế nào các nhà cung cấp và các đối tác đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn, Decathlon thực hiện đánh giá thường xuyên về các trang web và tổ chức của họ. Những đánh giá này được thực hiện bởi các kiểm toán viên xã hội nội bộ công ty hoặc bởi các bên bên ngoài. Tần suất đánh giá liên quan đến mức độ rủi ro của một quốc gia.

Mặc dù tần suất đánh giá là khác nhau giữa các quốc gia, mạng lưới tiêu chuẩn đánh giá là giống nhau cho tất cả. Điều này được dựa trên Điều lệ xã hội và quản lý các chủ đề về sự an toàn, như an toàn hỏa hoạn và hóa chất, và các vấn đề nhân quyền, như lao động trẻ em, lao động cưỡng ép và tiền lương.

Trong mỗi đánh giá, giám định viên đảm bảo rằng nhà cung cấp tuân thủ luật pháp địa phương. Nếu các yêu cầu của Decathlon đòi hỏi khắt khe hơn, công ty cũng đảm bảo tuân thủ các yêu cầu đó. Bất kỳ sự không phù hợp nào được phát hiện đều được báo cáo cho các team sản xuất Decathlon địa phương, những người đảm bảo xây dựng kế hoạch hành động với các nhà cung cấp và đảm bảo hiệu quả việc thực hiện.

KIỂM TOÁN / TRÁCH NHIỆM NỘI BỘ

Mỗi đánh giá về nhà cung cấp được thực hiện kể từ khi mở mối quan hệ được xếp hạng từ E đến A. E là không thể chấp nhận được, trong khi A là mẫu mực.

Nếu một trang web được đánh giá E, công ty yêu cầu nhà cung cấp phải:

  • Thực hiện hành động ngay lập tức để loại bỏ rủi ro vào ngày nó được phát hiện
  • Phân tích vấn đề để xác định nguyên nhân gốc rễ của nó và đưa ra một hành động khắc phục mang lại giải pháp bền vững. Kế hoạch hành động này sẽ được phê duyệt bởi một người đánh giá nội bộ không quá 3 tháng sau khi đánh giá. Nếu tình hình không thể được giải quyết cùng ngày hôm đó, Decathlon sẽ ngừng sản xuất và chặn mọi lô hàng tiếp theo của sản phẩm.
  • Dữ liệu lịch sử và sự theo dõi các đánh giá và các kế hoạch hành động được ghi lại trong cơ sở dữ liệu của nhà cung cấp nội bộ mà tất cả các bên liên quan đều có thể truy cập được.

Từ cơ sở dữ liệu nhà cung cấp này, công ty đảm bảo báo cáo thường xuyên về cấp độ ABCDE của các nhà cung cấp để theo dõi và đạt được mục tiêu 80% của công ty về cấp độ ABC.

CHỨNG NHẬN NHÀ CUNG CẤP VẬT LIỆU

Công ty yêu cầu các nhà cung cấp trực tiếp xác minh sự tuân thủ về nguyên vật liệu có nguồn gốc trong chuỗi cung ứng của họ theo danh sách các chất bị hạn chế và các yêu cầu và hướng dẫn điều lệ xã hội.

ĐÀO TẠO

Ngay khi nhân viên mới gia nhập công ty, họ được cung cấp một kế hoạch đào tạo cá nhân (PTP) phù hợp với lĩnh vực hoạt động của họ nhằm mục đích giúp họ hoạt động nhanh nhất có thể.

Do đó, các team tại Decathlon phụ trách quản lý một nhà máy đều được nhận sự đào tạo giải thích tất cả các yêu cầu điều lệ xã hội, bao gồm cả những yêu cầu liên quan đến lao động cưỡng ép.

Các nhóm sản xuất của công ty, có liên quan đến việc quản lý nhà cung cấp, cũng được đào tạo về cách lên lịch trình và chuẩn bị đánh giá, hợp tác xây dựng kế hoạch hành động khắc phục (CAP) với các nhà cung cấp của họ và giám sát việc thực hiện CAP trong lĩnh vực này.

Biên tập: Chiến Thắng

Case Study: Bài toán vận tải công ty Logistics

0

Case được thực hiện bởi CEL Consulting – công ty hàng đầu chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn, giải pháp công nghệ và đào tạo trong lĩnh vực quản lý nhu cầu, quản lý chuỗi cung ứng và logistics.

Case Study: Bài toán vận tải công ty Logistics
Case Study: Bài toán vận tải công ty Logistics

Về Case Study

Future Express là một công ty 3PL nước ngoài đang dự định thâm nhập vào thị trường Việt Nam và bắt đầu với hoạt động cung cấp các dịch vụ kho bãi và giao hàng chặng cuối tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Gần đây, Nexco một công ty B2C E-commerce chuyên cung cấp các mặt hàng thời trang, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm chăm sóc cá nhân,… liên hệ để thuê dịch vụ của Future Express, với các yêu cầu về mức giá cạnh tranh, chất lượng dịch vụ và giảm thiểu tác động đến môi trường – một vấn đề đang được khách hàng và công ty ngày càng chú trọng.

Nexo hiện nhóm khách hàng của mình thành 4 vùng để dự đoán nhu cầu giao hàng hằng ngày của từng vùng. Đặc biệt, thời gian giao hàng cần phải được rút ngắn. Khách hàng không những yêu cầu giao hàng trong ngày mà nhu cầu giao hàng nhanh cũng ngày càng gia tăng. Do đó việc giảm thời gian giao hàng sẽ giúp Nexco đáp ứng nhu cầu của khách hàng và gia tăng tính cạnh tranh mình.

Về phía Future Express, hiện công ty không hoạt động tại Việt Nam, vì vậy họ đang cân nhắc đầu tư vào các phương tiện giao thành nội thành như xe đạp, xe máy, xe chở hàng (Cargo Van) và xe thùng kín (Light closed box truck). Mỗi loại xe sẽ có các đặc tính riêng biệt về chi phí vận hành, tốc độ giao hàng, lượng xăng tiêu thụ, khối lượng chịu tải tối đa cũng như lượng khí nhà kính thải ra môi trường và lượng nhựa cần thiết để đóng gói và bảo quản sản phẩm trong quá trình vận chuyển,…. Những yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến chi phí và dịch vụ của Future Express cung cấp cho Nexco.

Phòng chuỗi cung ứng của Future Express – cũng là các đội thi SCMission 2019- được uỷ thác để thiết kế đội xe mà Future Express cần xây dựng để đạt được các KPI mà Nexco đưa ra, đồng thời, tối ưu hóa chi phí hoạt động của đội xe mà Future Express vận hành

Nguồn: CEL Consulting

Coca-Cola: Hành trình hơn 10 năm đem lại nước sạch cho cộng đồng

0

Tại Việt Nam hiện nay, hằng năm ít nhất 1 triệu người đang chịu hậu quả của việc thiếu nước sạch để sử dụng. Thấu hiểu khó khăn đó, trong suốt hơn 10 năm kể từ năm 2007, Coca-Cola đã hợp tác cùng các cơ quan chính quyền địa phương và tổ chức phi chính phủ, đầu tư hơn 4 triệu USD vào nhiều chương trình cải thiện, cung cấp nguồn nước.

Coca-Cola tích cực thực hiện những dự án mang lại nước sạch cho cộng đồng
Coca-Cola tích cực thực hiện những dự án mang lại nước sạch cho cộng đồng

Những nỗ lực đó được thể hiện rõ trong những chương trình, dự án mà Coca Cola đã thực hiện trong thời gian vừa qua. Tiêu biểu nhất là dự án “Nước sạch cho cộng đồng”, Trung tâm Hoạt động Cộng đồng EKOCENTERdự án bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn Quốc Gia Tràm Chim (Đồng Tháp).

1, Dự án “Nước sạch cho cộng đồng”

Trong năm 2013, Coca-Cola đã đóng góp gần 6 tỷ đồng để hợp tác cùng Tổ chức Định cư Liên hợp quốc (UN-Habitat) và Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe gia đình và cộng đồng (CEFACOM) thực hiện các dự án xây dựng mạng đường ống phân phối và lắp đặt đấu nối cấp nước cho các hộ nghèo ở các khu vực thiếu nước của huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị), quận Hòa Vang (Đà Nẵng) và quận Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) cũng như khoan giếng, lắp đặt hệ thống lọc nước cho các hộ nghèo tại Huyện Thường Tín (Hà Nội).

Dự án hỗ trợ gần 10.000 người dân tiếp cận nước sạch và đạt được nhiều thành tựu, qua đó đáp ứng nhu cầu của người dân các vùng khó khăn, giúp đem nguồn nước máy tinh sạch đến gần hơn với các gia đình trong nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Chỉ trong năm 2016, dự án đã xây dựng hơn 27.000 km đường ống nước và gần 2.000 công trình lọc nước, đưa 250 triệu lít nước sạch đến với bà con. Rất nhiều người dân hân hoan háo hức với dự án này bởi vì lần đầu tiên trong đời, họ được sử dụng nước sạch.

Những đường ống nước sạch được lắp đặt vào khu sinh hoạt đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Những đường ống nước sạch được lắp đặt vào khu sinh hoạt đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

2, EKOCENTER – Nước sạch gắn kết đến cộng đồng

Tháng 1/2015 Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng EKOCENTER đầu tiên đã được triển khai thành công tại Quận Thủ Đức, TP.HCM, cũng là trung tâm đầu tiên của Châu Á, là sáng kiến toàn cầu của Coca-Cola, với mức đầu tư hơn 870.000 USD từ năm 2015. Đến năm 2016 đã có 6 trung tâm hoạt động cộng đồng EKOCENTER ra đời trên cả nước tại các khu vực Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hạ Long, Bến Tre và An Giang.

EKOCENTER đã trở thành nơi sinh hoạt lý tưởng cho người dân với đầy đủ những tiện ích thiết yếu cho cuộc sống được cung cấp hoàn toàn miễn phí gồm: Wifi, nước tinh lọc được lọc từ hệ thống năng lượng mặt trời, sân thể dục thể thao đa năng, nhà sinh hoạt cộng đồng và một Ki-ốt bán nhu yếu phẩm giúp nâng cao năng lực kinh tế cho phụ nữ địa phương.

Nguồn nước sạch cung cấp miễn phí cho người dân
Nguồn nước sạch cung cấp miễn phí cho người dân

Không chỉ cung cấp 3 triệu lít nước sạch cùng nước uống tinh lọc, hệ thống Wifi, EKOCENTER còn mang đến nhiều lớp kỹ năng, chương trình sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe,… Đặc biệt, EKOCENTER còn thể hiện tính linh hoạt và sự thấu hiểu tình hình thực tế ở mỗi địa phương.

Năm 2017, để góp phần giải quyết vấn đề nguồn nước do ảnh hưởng biến đổi khí hậu của Bến Tre – tỉnh bị thiệt hại nặng vì hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, Coca-Cola Việt Nam đã phối hợp cùng ĐH Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh lắp đặt thêm hệ thống xử lý nước mặn trước khi nguồn nước được đưa qua hệ thống xử lý của EKOCENTER. Nhờ vậy, nhu cầu nước sạch của người dân ở vùng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu đã được giải quyết.

Hệ thống xử lý nước tại EKOCENTER
Hệ thống xử lý nước tại EKOCENTER

3, Dự án bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn Quốc Gia Tràm Chim (Đồng Tháp)

Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp nước sạch, trung tâm cộng đồng, Coca Cola còn quan tâm đến sự phát triển bền vững của hệ sinh thái. Dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vườn Quốc gia Tràm Chim” đã được chính quyền địa phương tỉnh Đồng Tháp, Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Công ty Coca-Cola phối hợp triển khai vào năm 2007. Sau hơn 12 năm thực hiện, dự án đã mang lại những kết quả tích cực cho hệ sinh thái và cuộc sống người dân khu vực quanh vùng “Đồng Tháp Mười thu nhỏ” – Tràm Chim này.

Với diện tích hơn 7.000 ha, 231 loài chim, 130 loài cá và hệ sinh thái đa dạng, VQG Tràm Chim là khu Ramsar có vai trò quan trọng trong bản đồ đa dạng sinh học thế giới
Với diện tích hơn 7.000 ha, 231 loài chim, 130 loài cá và hệ sinh thái đa dạng, VQG Tràm Chim là khu Ramsar có vai trò quan trọng trong bản đồ đa dạng sinh học thế giới

Theo ông Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia của WWF-Việt Nam, dự án đã thành công đáng kể: lượng nước ngọt bổ sung ra môi trường xung quanh lên đến 10 tỷ lít/năm, diện tích các sinh cảnh tự nhiên tăng gấp 3 lần.

Không chỉ góp phần bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước, bảo tồn các loài chim quý hiếm, dự án còn cải thiện sinh kế địa phương thông qua các hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

Bằng việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên, hơn 200 hộ dân sống quanh Vườn Quốc gia được khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý khi mùa nước nổi về
Bằng việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên, hơn 200 hộ dân sống quanh Vườn Quốc gia được khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý khi mùa nước nổi về

Ông Văn Ngọc Thịnh chia sẻ: “Là đối tác chiến lược của WWF trong nhiều dự án bảo tồn nguồn nước trên toàn cầu trong hơn một thập kỉ qua, Coca-Cola đã có nhiều đóng góp to lớn trong thành công của các dự án phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái, đặc biệt là các lưu vực sông quan trọng, đảm bảo sự sống của thiên nhiên và con người”.

Người dân tham gia chèo xuồng phục vụ du khách đến tham quan Vườn Quốc gia
Người dân tham gia chèo xuồng phục vụ du khách đến tham quan Vườn Quốc gia

Sứ mệnh mang lại nước sạch và bảo tồn tài nguyên nước cho cộng đồng vẫn được được Coca Cola tiếp tục thực hiện trong thời gian sắp tới.  Công ty vẫn tiếp tục nỗ lực cho các sáng kiến phát triển bền vững, tạo ra nhiều giá trị thiết thực cho xã hội với lời hứa: “Mỗi lít nước được sử dụng, Coca-Cola sẽ trao trả một lít nước lại cho cộng đồng.”

Biên tập: Chiến Thắng

UBND TP.HCM: Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điện thoại di động, nước hoa, mỹ phẩm

0

Mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt giúp điều tiết thuế thu đối với một bộ phận dân cư có mức thu nhập từ khá trở lên.

Điện thoại thông minh nên bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt để điều tiết thu nhập của bộ phận có thu nhập khá trở lên, theo đề xuất của UBND TP Hồ Chí Minh.
Điện thoại thông minh nên bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt để điều tiết thu nhập của bộ phận có thu nhập khá trở lên, theo đề xuất của UBND TP Hồ Chí Minh.

Đây là đề xuất của UBND TP.HCM trong văn bản góp ý cho Đề án mở rộng cơ sở thuế và chống xói mòn thuế gửi Bộ Tài chính.

Trong đó, với đối tượng áp thuế tiêu thụ đặc biệt, UBND Tp HCM cho rằng nên mở rộng đối với một số hàng hóa, dịch vụ như điện thoại di động, camera, nước hoa, mỹ phẩm, dịch vụ kinh doanh game, dịch vụ thẩm mỹ.

Đại diện UBND Tp HCM giải thích đề xuất trên rằng nước hoa và dịch vụ thẩm mỹ nên được bổ sung vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vì loại hàng hóa này thuộc nhóm trung cấp đến cao cấp, thông qua đó giúp điều tiết thuế vào thu nhập của nhóm đối tượng có thu nhập khá trở lên:

“Đối với các hàng hóa, dịch vụ còn lại trong đề xuất trên, tuy không phải là hàng hóa dịch vụ cao cấp song cũng không phải là hàng hóa, dịch vụ rất thiết yếu, cần phải đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hợp lý”.

Song, điện thoại di động tuy thuộc loại hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc nhưng vẫn bị đơn vị này đề xuất đưa vào áp thuế tiêu thụ đặc biệt vì hiện hữu một bộ phận dân cư có nhu cầu và khả năng tài chính thường xuyên để sở hữu các sản phẩm thế hệ mới.

Ngoài ra, UBND Tp HCM cũng đề xuất nghiên cứu vào diện chịu thuế bảo vệ môi trường đối với pin, ắc quy và các loại thuốc bảo quản thực vật. Lý do là vì đây là những hàng hóa có quy trình sản xuất gây hại đến môi trường nên cần áp thuế để tiêu dùng hợp lý.

Bên cạnh đó, cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, cần tiếp tục khảo sát để đánh giá và bổ sung vào diện chịu thuế bảo vệ môi trường những mặt hàng khác mà quá trình sản xuất và tiêu dùng gây hại cho môi trường nhưng không thể hoặc quá tốn kém khi đo lường chất gây ô nhiễm môi trường.

Theo VNEconomy

Kuehne + Nagel: giải pháp KN Pledge

Được thành lập tại Việt Nam từ năm 1994, Kuehne + Nagel luôn được biết đến với các giải pháp logistics toàn diện đem lại giá trị cao và phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Ngày nay, với hơn 400 chuyên gia logistics tại 4 địa điểm của Việt Nam, Kuehne + Nagel đã trở thành một trong những công ty logistics hàng đầu đất nước.

Trong hơn 24 năm tại Việt Nam, Kuehne + Nagel đã xây dựng được một đội ngũ chuyên gia logistics hàng đầu trong nước và quốc tế với sự hiểu biết sâu sắc về thị trường Việt Nam
Trong hơn 24 năm tại Việt Nam, Kuehne + Nagel đã xây dựng được một đội ngũ chuyên gia logistics hàng đầu trong nước và quốc tế với sự hiểu biết sâu sắc về thị trường Việt Nam.

Với mạng lưới logistics toàn cầu cùng với kiến thức chuyên sâu về thị trường Việt Nam nói riêng đã giúp Kuehne + Nagel cung cấp được các giải pháp logistics độc đáo và đáp ứng được mục tiêu kinh doanh của khách hàng

Kuehne + Nagel cung cấp tất cả các dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế từ điểm đầu đến điểm cuối cho tất cả các ngành công nghiệp chủ chốt, bao gồm vận tải đường biển, vận tải đường hàng không, kho bãi, phân phối và vận tải trên đất liền, chú trọng về các giải pháp logistics tích hợp công nghệ hiện đại và các dịch vụ cụ thể theo ngành công nghiệp cụ thể.

Trong hơn 24 năm tại Việt Nam, Kuehne + Nagel đã xây dựng được một đội ngũ chuyên gia logistics hàng đầu trong nước và quốc tế với sự hiểu biết sâu sắc về thị trường Việt Nam và kiến thức chuyên sâu về các ngành công nghiệp.

Ngày 15/4/2019, với việc cho ra mắt giải pháp mới- KN Pledge- giải pháp vận tải đường biển trực tuyến với thời gian giao hàng được đảm bảo, Kuehne + Nagel đã trở thành công ty logistics đầu tiên cung cấp giải pháp trực tuyến cho lô hàng nguyên container (FCL- full container load) với đảm bảo thời gian giao hàng, hoàn tiền 100%, bảo hiểm trách nhiệm hàng hóa mở rộng, báo giá ngay lập tức và đền bù lượng khí thải carbon trong cùng một sản phẩm

Ngay cả trong thị trường vận tải biển hiện đại ngày nay, vấn đề chậm trễ có thể xảy ra vì nhiều lý do. Ví dụ như kẹt cảng, kẹt tàu, kẹt đường, điều kiện thời tiết bất lợi và việc các kết nối trung chuyển bị trì hoãn chính là nguyên nhân thường xuyên gây ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Với KN Pledge, Kuehne + Nagel đảm bảo thời gian giao hàng cho tất cả các chuyến hàng vận chuyển kết hợp như vận chuyển từ cảng đi đến cảng đến, vận chuyển từ tay người giao đến tay người nhận nên khách hàng sẽ yên tâm về chuỗi cung ứng của mình. Trong trường hợp chậm trễ là điều không thể tránh khỏi, khách hàng sử dụng sản phẩm KN Pledge sẽ không phải trả cước vận tải.

KN Pledge còn bao gồm cả trách nhiệm hàng hóa mở rộng cung cấp bảo hiểm đối với hàng loạt nguyên nhân hoặc tổn thất lên đến 100.000 USD cho mỗi container. Các nguyên nhân được bảo hiểm bao gồm hỏa hoạn, cháy nổ, thiên tai và chiến tranh.

Hơn thế nữa, trong giai đoạn biến đổi khí hậu và tài nguyên thiên nhiên đang giảm dần thì Kuehne + Nagel cần đảm bảo rằng vận chuyển hàng hóa được thực hiện theo càng nhiều quy tắc để duy trì tính bền vững càng tốt, với KN Pledge, khách hàng đóng vai trò chủ động trong việc cân bằng ảnh hưởng lên môi trường của việc vận chuyển hàng nguyên container, vì Kuehne + Nagel thay mặt khách hàng bù đắp lượng carbon mà phương tiện vận tải thải ra bằng cách đóng góp phát triển vào 4 dự án tự nhiên tại Indonesia, Kenya và Peru.

Kuehne + Nagel phủ sóng hơn 63.000 cặp cảng, cung cấp hơn 750 chuyến tàu mỗi tuần cùng vô số các kết nối trên toàn thế giới. Hơn 7.500 chuyên gia tận tâm và giàu kinh nghiệm đặc biệt quan tâm đến việc tạo dựng độ tin cậy vượt trội cho khách hàng. Điều đó được xây dựng trên công nghệ kĩ thuật số hiện đại, dữ liệu lớn và thông tin thời gian thực của tàu biển được cung cấp bởi nền tảng trực tuyến Sea Explorer. KN Pledge là phần mở rộng thêm với các chức năng siêu việt – báo giá, đặt chỗ và theo dõi trực tuyến. Khách hàng dễ dàng nhận được báo giá tự động ngay lập tức, đặt chỗ lô hàng nguyên container (FCL) và theo dõi hàng hóa trên cùng một nền tảng.

Thông tin chi tiết đêm gala chung kết SCMission 2019

0

Hạn chót đăng kí: 23:59 ngày 11/05/2019

Liên hệ trực tiếp:
? Trưởng BTC: Ms. Lưu Bảo Trân
Hotline: 0935 354 557
Email: baotran.luu.lsc@gmail.com

? Trưởng mảng Operation: Mr. Nguyễn Văn Mãnh
Hotline: 0372 889 484
Email: vanmanh.nguyen.lsc@gmail.com

Hoạt động CSR tập đoàn Kuehne Nagel: Từ ý tưởng cho đến thực tiễn

Được thành lập vào năm 1890 với lịch sử gần 130 năm, tập đoàn Kuehne + Nagel đã phát triển từ một công ty giao nhận vận tải quốc tế truyền thống đến nhà cung cấp hàng đầu về các giải pháp chuỗi cung ứng sáng tạo và tích hợp toàn diện.

Nagel đã phát triển từ một công ty giao nhận vận tải quốc tế truyền thống đến nhà cung cấp hàng đầu về các giải pháp chuỗi cung ứng sáng tạo và tích hợp toàn diện.
Nagel đã phát triển từ một công ty giao nhận vận tải quốc tế truyền thống đến nhà cung cấp hàng đầu về các giải pháp chuỗi cung ứng sáng tạo và tích hợp toàn diện.

Năm 1994, Kuehne + Nagel chính thức gia nhập Việt Nam luôn được biết đến với các giải pháp logistics toàn diện đem lại giá trị cao và phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Ngày nay, với hơn 400 chuyên gia logistics tại 4 địa điểm của Việt Nam, tập đoàn đã trở thành công ty logistics hàng đầu đất nước. Mạng lưới logistics toàn cầu cùng với kiến ​​thức chuyên sâu về thị trường Việt Nam giúp công ty cung cấp các giải pháp logistics độc đáo và đáp ứng được mục tiêu kinh doanh của khách hàng.

Một trong những nhân tố đóng góp cho sự phát triển của công ty đó chính là sự thực hiện hiệu quả Corporate Social Responsibility (CSR) – Trách nhiệm xã hội. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ việc thực hiện CSR tại Kuehne +Nagel.

Kuehne +Nagel duy trì các tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng, an toàn & sức khỏe, môi trường, sự bảo mật (hay còn được gọi là tiêu chuẩn QSHE).

Chất lượng

Được kiểm toán thường xuyên bởi Cục Veritas, nhà cung cấp hàng đầu về dịch vụ kiểm toán và chứng nhận, công ty đảm bảo rằng quy trình kinh doanh và địa điểm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất thông qua chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2015. Điều này giúp công ty trong số ít các nhà cung cấp dịch vụ logistics toàn cầu được trao chứng nhận này mà không bị gián đoạn kể từ năm 1995.

Ngoài ra, công ty còn được chứng nhận cho Cargo iQ giai đoạn 2 về vận tải hàng không và tùy thuộc vào địa điểm và hoạt động kinh doanh và các chứng nhận GxP Pharma, SQAS và EN9100 khác.

Trong hệ thống quản lý tích hợp, hơn 3.500 cuộc kiểm toán hàng năm được thực hiện với mục đích xác định những điểm yếu có thể có và cải thiện chất lượng hoạt động. Thêm vào đó, một chương trình kiểm tra kiểm toán QSHE tự động liên quan đến báo cáo, ghi lại và đánh giá các đề xuất cải tiến được thực hiện liên tục đã mang lại sự gia tăng đáng kể về sự hài lòng của khách hàng, được xác nhận bởi các cuộc khảo sát ở tất cả các khu vực. Các mục tiêu mới luôn được đặt ra hằng năm để cải thiện hơn nữa chất lượng để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

An toàn và sức khỏe

An toàn và Sức khỏe là những phần không thể thiếu trong hệ thống quản lý QSHE của Kuehne + Nagel. Mục tiêu cuối cùng của công ty là đạt được mức độ ‘Không gây hại cho con người và Môi trường”. Điều này không chỉ áp dụng cho nhân viên của công ty mà còn cho đối tác kinh doanh, khách hàng và cộng đồng.

Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe tại Kuehne + Nagel, được xây dựng dựa trên Quy trình quản lý rủi ro hiệu quả. Thông qua việc xác định các nguy cơ có thể xảy ra cho việc vận hành và xác định các biện pháp để quản lý (kiểm soát) những nguy cơ này,các tiêu chuẩn cho một nơi làm việc an toàn và lành mạnh được đặt ra.

Thông qua quá trình kiểm soát liên tục, công ty học được từ các sự cố (bao gồm cả những lần suýt xảy ra), xác định các khu vực cần cải thiện và đặt mục tiêu (hàng năm) để giảm thiểu rủi ro về vấn đề an toàn và sức khỏe của nhân viên.

Môi trường

Quan tâm đến môi trường là một phần không thể thiếu trong hệ thống quản lý QSHE của Kuehne + Nagel. Đó là mối quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và thiên nhiên, đảm bảo sự phát triển bền vững cho các thế hệ tương lai. Kuehne + Nagel được cấp giấy chứng nhận môi trường ISO 14001 cho hơn 200 địa điểm trên toàn thế giới.

Chiến lược “xanh” tại công ty

Ngoài ra, các mục tiêu về môi trường còn bao gồm việc giảm khí thải và áp dụng các công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời hoặc công nghệ xử lý chất thải ở những trung tâm logistics mới.

Sự bảo mật

Các khía cạnh của Việc bảo mật dựa trên ba nền tảng:

  • Các vấn đề pháp lý và các sáng kiến ​​an ninh quốc tế
  • Bảo mật chuỗi cung ứng
  • Bảo mật CNTT

Hệ thống quản lý bảo mật Kuehne + Nagel, được thiết kế để đạt được sự tuân thủ đầy đủ với tất cả các tiêu chuẩn bảo mật công nghiệp và quy định hiện hành.

Là nhà cung cấp dịch vụ logistics toàn cầu hàng đầu, công ty nỗ lực cung cấp cho khách hàng của mình một hệ thống quản lý an ninh tiên tiến trong toàn bộ chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn của các vụ trộm hoặc hành vi can thiệp bất hợp pháp hết mức có thể. Họ liên tục cố gắng tạo ra một môi trường ổn định, trong đó khách hàng có thể theo tiếp tục việc kinh doanh của họ mà không sợ bị gián đoạn hoặc gây tổn hại và an tâm về việc vận chuyển hàng hóa được giao cho Kuehne + Nagel.

Biên tập: LSC

Coca-Cola Việt Nam phát triển bền vững trong chiến lược và tầm nhìn

Chính thức hoạt động tại thị trường Việt Nam từ năm 1994, công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn bằng những thành tựu kinh doanh nổi bật, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam đi lên, mà còn là cầu nối chung tay đóng góp vào lợi ích xã hội qua các kế hoạch xây dựng, đào tạo người lao động, chính sách hỗ trợ bán hàng, các hoạt động văn hóa, thể thao, từ thiện hướng về cộng đồng. Nổi bật trong các kế hoạch trên là kế hoạch phát triển bền vững mà công ty áp dụng trong khâu vận chuyển của chuỗi cung ứng. Thông qua đó, chúng ta sẽ thấy được toàn bộ câu chuyện phát triển bền vững và tầm nhìn của công ty.

Coca Cola Việt Nam được trao tặng giải thưởng doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2018.

Trong những thập kỷ qua, bao bì thực phẩm và nước giải khát đóng một phần quan trọng trong cuộc sống hiện đại, tuy nhiên đây cũng là một vấn đề nan giải của thế giới. Trong đó, rác thải nhựa đang là gánh nặng nghiêm trọng đối với môi trường. Việt Nam hiện đang là một trong 5 quốc gia có lượng xả thải rác nhựa nhiều nhất trên thế giới. Coca-Cola đã tiên phong trong ngành hàng giải khát bằng cách nỗ lực thực hiện các hoạt động khác nhau trong quản lý chất thải và bảo vệ môi trường,  đóng góp vào hành trình đạt được mục tiêu toàn cầu của mình về “Một Thế Giới Không Rác Thải”.

Giảm thiểu khí thải trong việc vận chuyển của Coca Cola Việt Nam.

Với lời hứa thực hiện cam kết “tăng trưởng hoạt động kinh doanh, không phải tăng lượng carbon”, Coca Cola Việt Nam đang từng bước cải thiện tính bền vững trong chuỗi cung ứng của mình. Một trong những khâu quan trọng của chuỗi cung ứng – khâu vận chuyển cũng không là ngoại lệ. Để thể hiện quyết tâm thực hiện lời cam kết trên, bước đi quan trọng thể hiện quyết tâm của Coca Cola Việt Nam bắt đầu bằng việc công ty này đã chuyển sang sử dụng nguyên liệu sạch CNG (khí nén tự nhiên) và nguyên liệu Biomass (nguyên liệu tái tạo) để thay thế dầu nhiên liệu FO trong các phương tiện vận tải.

Biểu đồ so sánh lượng khí thải giữa các nguyên liệu

Theo nghiên cứu, CNG là nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường, vì khi sử dụng làm nhiên liệu giúp làm giảm đến 20% lượng CO2, 30% lượng NOx, 70% SOx so với các nhiên liệu từ dầu. Khi sử dụng trong động cơ, CNG cũng làm giảm đến 50% lượng hydrocarbon thải ra so sánh với động cơ xăng.

Do quá trình cháy xảy ra hoàn toàn, không gây đóng cặn trong thiết bị đốt và bộ chế hòa khí của các phương tiện nên CNG giúp nâng cao hiệu suất, kéo dài được chu kỳ bảo dưỡng và tuổi thọ máy móc thiết bị. Giá thành CNG rẻ hơn xăng khoảng 10% đến 30% và có tính ổn định trong thời gian dài so với giá các sản phẩm dầu mỏ. Do vậy, ngày nay CNG được Coca Cola Việt Nam cân nhắc sử dụng rộng rãi đối với hệ thống xe tải vận chuyển  làm nhiên liệu động cơ thay thế xăng, dầu.

Bên cạnh đó, công ty này thậm chí còn chú ý đến từng chi tiết nhỏ như các xe nâng và phương tiện vận chuyển hạn chế vận chuyển giờ cao điểm, bảo dưỡng xe và bảo đảm thông số khói thải theo yêu cầu ở mức vừa phải.

Câu chuyện phát triển bền vững của Coca Cola Việt Nam.

Trong bối cảnh môi trường thế giới đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi phần lớn rác thải sinh hoạt của con người, đa số trong số đó là rác thải đến từ nền công nghiệp thực phẩm và nước giải khát, Coca Cola Việt Nam xung phong trong việc thực hiện mục tiêu  “Một thế giới không rác thải” với tham vọng: Đến năm 2030, mỗi một chai/ lon sản phẩm bán ra sẽ được Coca-Cola thu gom trở lại và tái chế thông qua chiến lược: Thiết kế, Thu gom và Hợp tác.

Một loạt các dự án đã được Công ty này thông qua, thực hiện và phát triển. Đơn cử là dự án sáng kiến KHÔNG XẢ THẢI RA THIÊN NHIÊN (Zero Waste to Nature) mà Coca Cola Việt Nam đã, đang và sẽ hợp tác với các đối tác bao gồm VCCE, Dow và Unilever xây dựng một mô hình thử nghiệm về việc tái chế nhựa tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Bên cạnh đó, Coca-Cola hiện đang hợp tác với UNESCO để thực hiện dự án mang tên SÁNG KIẾN NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ TÁI CHẾ RÁC THẢI NHỰA (Fostering Creativity For Recycling Awareness) . Dự án sẽ bắt đầu thực hiện giai đoạn thử nghiệm tại Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm và những khu vực xung quanh phố cổ Hội An – Thành phố đã được UNESCO công nhận là Di tích Văn hóa thế giới năm 1999.

Mặc khác, Coca-Cola hiện đang hợp tác chặt chẽ với Trung tâm Hỗ trợ phát triển Xanh (GreenHub) để thiết lập MẠNG LƯỚI HÀNH ĐỘNG VÌ RÁC THẢI NHỰA (Plastic Action Network). Chương trình này được triển khai thực hiện thông qua các chiến lược Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế nhựa tại thành phố Hạ Long và Vịnh Hạ Long.

Coca-Cola Việt Nam cũng đang hợp tác với Hội đồng Anh (British Counsel) để tăng cường các chương trình kết nối với cộng đồng thông qua dự án CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TẠI CÁC EKOCENTER ĐỊA PHƯƠNG.

Bên cạnh các dự án xã hội, thông qua hoạt động Nghiên cứu & Phát triển, Coca-Cola tiến hành đổi mới sáng tạo  thông qua dự án SỬ DỤNG NHỰA TÁI CHẾ (rPET Bottles) nhằm tạo ra thêm nhiều mẫu mã bao bì tối ưu và có thể tái chế bằng cách:

  • Coca-Cola đặt mục tiêu giảm thiểu lượng khí thải carbon trong quá trình hoạt động bằng cách tìm kiếm các nguồn cung ứng và sử dụng nguyên liệu tái chế, nguyên liệu từ nguồn tái sinh và những nguyên liệu bền vững khác như rPET và PlantBottle trong quy trình sản xuất bao bì cho các sản phẩm nước giải khát.
  • Hiện Coca-Cola đang trong quá trình hướng đến mục tiêu sử dụng rPET để sản xuất 10% chai nước Dasani vào đầu Quý 4 / 2018.

Tầm nhìn của Coca Cola Việt Nam.

Tấm nhìn của Coca Cola là khuôn khổ cho các lộ trình của công ty và định hướng mọi khía cạnh của việc kinh doanh thông qua việc mô tả những điều cần phải thực hiện để tiếp tục đạt được sự phát triển bền vững và chất lượng.

  • Con người: Trở thành môi trường làm việc tốt nhất nơi mà con người có cảm hứng tốt nhất.
  • Hồ sơ: Mang đến cho thế giới một hồ sơ về thương hiệu nước giải khát có chất lượng mà có thể tiên đoán và làm hài lòng mong muốn và nhu cầu của con người.
  • Các đối tác: Xây dựng một mạng lưới cung cấp nước uống cho khách hàng và các nhà cung cấp, cùng nhau tạo dựng giá trị có lợi đôi bên mang tính lâu dài.
  • Hành tinh: Là công dân có trách nhiệm tạo nên sự khác biệt bằng cách xây dựng và hỗ trợ cộng đồng mang tính bền vững.
  • Lợi nhuận: Tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông và đặt tinh thần trách nhiệm lên hàng đầu.
  • Năng suất: Là một tổ chức hoạt động hiệu quả, gọn nhẹ và phát triển nhanh.

Biên tập: LSC