Tăng phụ phí hãng tàu trong năm 2019

0

Năm 2019 đã khởi đầu theo một cách không vui vẻ gì với các chủ hàng trên toàn thế giới.

>> Điểm mặt một số cảng biển quốc tế lớn trên thế giới

Việc tăng mức giá cảng biển sẽ làm tăng chi phí của các hãng tàu
Việc tăng mức giá cảng biển sẽ làm tăng chi phí của các hãng tàu

Từ phụ phí liên quan đến môi trường…

Từ ngày 1-1-2019, các hãng tàu lớn trên thế giới đã chính thức áp dụng mức tính phụ phí nhiên liệu mới cao hơn trước đây. Mặc dù có thể mỗi hãng tàu “đặt tên” cho các loại phụ phí khác nhau, nhưng nguyên nhân của việc tăng các loại phụ phí này thì chỉ có một. Đó là từ năm 2020, tất cả tàu biển hoạt động trên toàn thế giới sẽ phải giảm hàm lượng phát thải lưu huỳnh từ việc tiêu thụ nhiên liệu của mình.

Từ đầu năm 2015, các hãng tàu đã áp dụng phụ phí giảm thải lưu huỳnh (Low Sulphur Surcharge – LSS) để bù đắp chi phí phát sinh khi hoạt động trong những khu vực kiểm soát khí thải theo quy chuẩn môi trường quốc tế về việc sử dụng nhiên liệu sạch. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, chỉ có một số khu vực trên thế giới áp dụng quy định này như ở Bắc Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu và sau mở rộng ra một số khu vực ở Trung Quốc. Đến đầu năm 2020, theo quy định của Tổ chức Hàng hải thế giới (IMO), toàn bộ các tàu chạy trên biển phải tuân thủ quy định giới hạn tối đa của hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu là 0,5%, trong khi mức giới hạn hiện tại là 3,5%.

Mặc dù là phương thức vận chuyển thân thiện nhất với môi trường xét theo lượng phát thải trên đơn vị hàng hóa luân chuyển, nhưng do lượng hàng hóa phải vận chuyển là quá lớn, nên vận tải biển có những tác động tiêu cực đến môi trường. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Nature, việc sử dụng nhiên liệu sạch hơn trong ngành hàng hải vào năm 2020 có thể kéo giảm khoảng 2,6% ca tử vong do ung thư tim mạch và phổi và giảm khoảng 3,6% ca hen suyễn ở trẻ em trên toàn thế giới(1). Chính vì vậy, IMO đang dần đưa ra những quy định để giảm lượng phát thải của ngành, mà quy định sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp là ví dụ rõ nét nhất.

Các hãng tàu container trên thế giới đã thể hiện sự đồng thuận với những quy định của IMO nhằm bảo vệ môi trường. Nhưng về giải pháp để đưa đội tàu của mình vận hành phù hợp với những quy định mới thì không phải hãng nào cũng lựa chọn giống hãng nào. Thực ra các hãng chỉ có ba lựa chọn chính, một là sử dụng một loại nhiên liệu khác sạch hơn, hai là lắp đặt các máy lọc trên tàu nếu vẫn sử dụng loại nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao như trước, ba là kết hợp giữa hai lựa chọn đã nêu – một phần đội tàu lắp máy lọc và một phần dùng các loại nhiên liệu khác.

Nhưng cho dù có lựa chọn phương án nào đi nữa, ngành hàng hải cũng sẽ gánh thêm chi phí hoạt động rất lớn vì các loại nhiên liệu sạch hơn thì đắt tiền hơn, và máy lọc lắp đặt trên tàu có giá từ 1-6 triệu đô la Mỹ một chiếc. Hãng tàu container lớn thứ hai thế giới, MSC, dự kiến sẽ mất đến 2 tỉ đô la Mỹ mỗi năm riêng cho việc đáp ứng các quy định liên quan đến lưu huỳnh của IMO. Con số này cho toàn ngành vận tải container đường biển dự kiến lên đến 15 tỉ đô la Mỹ.

Ngành vận tải container đường biển trên toàn thế giới đang gặp khá nhiều khó khăn, chủ yếu là do nguồn cung dư thừa và mức cước thấp. Vì vậy, với những khoản chi phí gia tăng, người phải chi trả cuối cùng chính là các khách hàng. Và đó là lý do mà phụ phí nhiên liệu đã tăng lên trong thời gian qua. Theo Alphaliner, hãng tàu MSC vận chuyển khoảng 20 triệu TEU hàng năm, chi phí tuân thủ phát sinh cho mỗi TEU của MSC trung bình khoảng 100 đô la Mỹ. Chủ hàng có hàng đi các tuyến ngắn sẽ chịu mức phụ phí thấp hơn so với chủ hàng có hàng đi những tuyến xa.

…Đến phụ phí xếp dỡ tại cảng

Tại Việt Nam, bên cạnh khoản phải trả thêm cho các hãng tàu liên quan đến vấn đề môi trường, chủ hàng sẽ còn phải chịu mức tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng (THC) trong thời gian tới.

Nguồn gốc của khoản phát sinh này đến từ Thông tư 54/2018/TT-BGTVT ban hành biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, sử dụng cầu bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt cảng biển tại Việt Nam. Trong đó, một số khu vực cảng biển tại Việt Nam như khu vực cảng Hải Phòng và cảng Cái Mép – Thị Vải (CM-TV) được điều chỉnh tăng giá 10% so với giá tại Quyết định số 3863 của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) ban hành ngày 1-12-2016, còn các cảng ở khu vực TPHCM được giữ nguyên mức giá làm hàng hiện tại.

Trước khi Bộ GTVT quyết định tăng mức giá dịch vụ cảng biển, các hãng tàu đã lên tiếng phản đối, bởi việc tăng giá sẽ làm tăng chi phí hoạt động của họ. Giả sử một hãng tàu có sản lượng 200.000 container mỗi năm tại khu vực CM-TV, thì mức tăng chi phí cho dịch vụ xếp dỡ tăng lên đến 1,5 triệu đô la Mỹ mỗi năm, một con số rất lớn! Tổng sản lượng container thông qua của cụm cảng CM-TV trong năm 2018 vào khoảng hai triệu container, như vậy các hãng tàu có thể sẽ phải mất thêm đến gần 15 triệu đô la Mỹ nếu phải trả theo mức giá làm hàng mới.

Tương tự như câu chuyện phụ phí nhiên liệu, đối tượng cuối cùng phải chịu mức tăng chi phí hoạt động của các hãng tàu sẽ chính là các khách hàng, tức là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hay các forwarder. Trao đổi với người viết, đại diện một số hãng tàu tại TPHCM cho biết họ đang thảo luận về mức giá làm hàng mới với văn phòng cấp vùng và dự kiến sẽ tăng phụ phí THC từ đầu quí 2-2019. Còn đại diện một forwarder chuyên xuất hàng đi Mỹ cho biết, một số hãng tàu đã tăng THC từ đầu năm nay.

Đáng tiếc rằng khi đánh giá về việc tăng giá dịch vụ cảng biển đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Bộ GTVT cho rằng do đây là chi phí cảng thu của hãng tàu chứ không thu của chủ hàng nên chủ hàng sẽ chịu tác động rất ít, khả năng hãng tàu nước ngoài tăng giá THC khó xảy ra và… chi phí logistics chỉ có giảm chứ không tăng.

Việc Bộ GTVT tăng giá dịch vụ cảng biển tại khu vực CM-TV mà không tăng tại khu vực TPHCM đã khiến cho chênh lệch giá làm hàng giữa các cảng ở TPHCM và các cảng ở CM-TV được mở rộng từ 10% lên 20%. Qua đó có thể khiến các hãng tàu đang nghiên cứu đưa tàu các tuyến nội Á từ các cảng ở khu vực TPHCM ra CM-TV phải đánh giá lại. Trong khi các cảng ở TPHCM, đặc biệt là cảng Cát Lái, đang bị tồn đọng khối lượng lớn hàng phế liệu, thì xu hướng dồn hàng về khu vực cảng TPHCM do việc điều chỉnh giá dịch vụ cảng biển sẽ tăng nguy cơ ùn tắc giao thông và kéo tăng chi phí vận tải, một bộ phận trong chi phí logistics.

Vì vậy, kịch bản chi phí logistics trong năm 2019 sẽ diễn ra ngược lại với nhận định của Bộ GTVT.

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Nhật ký xuân tình nguyện 2019 – LSC cùng hành trình mang đến niềm vui cho trẻ thơ

0

Câu lạc bộ Logistics FTU2 – Logistics Studying Club (LSC) trực thuộc Hội Sinh Viên trường ĐH Ngoại Thương CSII tại TP.HCM, thành lập vào tháng 8 năm 2014, là một trong những câu lạc bộ học thuật đầu tiên ở trường về lĩnh vực Logistics và Supply Chain.

>> Về Câu lạc bộ  Logistics FTU2Không chỉ có những hoạt động học thuật khô khan, câu lạc bộ Logistics còn có những hoạt động ngoại khóa bên lề bổ ích được tổ chức xuyên suốt năm học dành cho các thành viên của mình. Từ đó, LSC hướng tới một sân chơi bổ ích, hiệu quả nhưng cũng không kém phần thú vị, năng động dành cho những bạn trẻ đam mê với ngành Logistics nói riêng và quản trị chuỗi cung ứng nói chung.

Và như một truyền thống, buổi “Xuân tình nguyện” là một hoạt động ý nghĩa không thể thiếu mỗi dịp tết đến xuân về đối với các thành viên của ngôi nhà xanh Navy. Đây không chỉ là dịp để các thành viên cùng chung tay xây dựng giá trị lan tỏa trong cộng đồng mà còn là một cơ hội để họ có thể gắn kết hơn, hiểu nhau hơn và mang lại cho bản thân những bài học để đời.

Hãy cùng điểm qua hành trình ngày 20/01 từ cổng trường Đại học Ngoại thương đến lớp học tình thương khu phố Nội Hóa, phường Bình An, TX Dĩ An, Bình Dương của các thành viên LSC:

6:45 am

Những thành viên hậu cần đã có mặt từ sớm để chuẩn bị những gói quà, phương tiện di chuyển cùng vật dụng cần thiết để đảm bảo chuyến đi suông sẻ nhất.
Anh Trần Phước Sang – thành viên ban HRE phụ trách hậu cần chuyến đi.
Những thành viên khác cũng có mặt ngay sau đó và chuẩn bị sẵn sàng cho một ngày chủ nhật ý nghĩa.

7:30 am

Sau quãng đường di chuyển gần 15km, các thành viên LSC cuối cùng cũng đã đến được địa điểm “lớp học tình thương khu phố Nội Hóa”. Tại đây, với sự hướng dẫn và giúp đỡ của anh Kiến – thầy giáo của các em nhỏ tại lớp học tình thương này, LSC đã nhanh chóng chuẩn bị bong bóng và các dụng cụ, trò chơi khác cho các em.

Các em nhỏ tại lớp học tình thương trong tâm trạng háo hức chào đón các anh chị LSC.
Bạn Nguyễn Thị Kiều Oanh – thành viên ban Nghiên cứu và phát triển dự án – đang chuẩn bị bong bóng phục vụ cho trò chơi.


Các em nhỏ cũng hồn nhiên giúp đỡ các anh chị chuẩn bị trò chơi.

8:00 am

Sau 30 phút chuẩn bị, mọi thứ đã sẵn sàng…

Bên trái: Thanh Minh – trưởng ban Nhân sự-Sự kiện | Bên phải: Phùng Nguyễn – trưởng ban Tài chính và Đối ngoại


Mở đầu chương trình là phần trao các phần quà cho các em nhỏ. Có thể thấy rõ khuôn mặt rạng rỡ của các em khi đón nhận những phần quà từ LSC.

Chị Phạm Hồng Phương Thúy – chủ nhiệm câu lạc bộ Logistics FTU2 lên trao các phần quà đến cho các em nhỏ.


Chị Thúy đại diện cho tập thể LSC trao phần quà đến anh Kiến – người thầy tâm huyết của các em nhỏ lớp học tình thương khu phố Nội Hóa

Ngoài các phần quà thì bánh kẹo là một phần không thể tuyệt vời hơn đối với các khán giả nhí này.


8:30 am

Tiếp sau đây là màn trình diễn “chuyên nghiệp” và “vui nhộn” đến từ các LSCers…


Sau màn trình diễn của các anh chị LSC, các em nhỏ cùng tham gia vào các trò chơi “siêu khó” do các anh chị dày công chuẩn bị trước…

Trò chơi nặn tượng để khởi động bầu không khí.


Và bây giờ với trò chơi khó hơn, các em nhỏ được chia thành 2 đội và sẽ thi đấu với nhau.

Luật chơi “Chú voi”: người chơi phải tạo hình thù của một chú voi với một chiếc vòi. Sau đó nghe hiệu lệnh và xoay vòng. Sau hiệu lệnh kết thức, mọi người trong một đội sẽ phải ôm chặt lấy nhau và không di chuyển.


Anh Nguyễn Đức Quang – Phó chủ nhiệm đối nội – cũng tham gia vào trò chơi “chú voi”


10:15 am

Chương trình Xuân tình nguyện của LSC mặc dù chỉ diễn ra trong 3 tiếng, song, đã mang lại nhiều tiếng cười sảng khoái và hạnh phúc cho các em nhỏ đến từ “lớp học tình thương khu phố Nội Hóa”.

Và đối với LSCers, một đóng góp nhỏ của một thành viên cũng đã góp phần tạo nên buổi chủ nhật ý nghĩa không những cho cộng đồng sinh viên nói chung mà trường Đại học Ngoại thương CSII nói riêng.

Mọi người cùng nhau chụp tấm hình lưu niệm trước khi ra về.

Biên tập và Ảnh: Minh Tuấn

Amazon tuyên bố hợp tác với Bộ Công thương, chính thức tham gia thị trường Việt Nam

0

Sau rất nhiều lời đồn đoán, đây được xem là bước tiến mới nhất, chính thức hóa việc gã khổng lồ Mỹ Amazon bước chân vào thị trường Việt Nam.

Amazon tuyên bố hợp tác với Bộ Công thương, chính thức tham gia thị trường Việt Nam
Amazon tuyên bố hợp tác với Bộ Công thương, chính thức tham gia thị trường Việt Nam

Chiều ngày 14/1, Cục Xúc tiến Thương mại trực thuộc Bộ Công Thương đã công bố hợp tác với Amazon Global Selling để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu thông qua thương mại điện tử.

Ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, việc tham gia vào chương trình bán hàng toàn cầu của Amazon (Amazon Global Selling) giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận hơn 300 triệu tài khoản người mua trên toàn cầu của tập đoàn này, đồng thời là cơ hội tăng cường xuất khẩu sản phẩm qua kênh thương mại điện tử này ra toàn thế giới.

Theo đó, phía Amazon sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận thị trường thế giới, phát triển thương hiệu trên Amazon.com. Cùng đó, đơn vị này cũng giúp phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp, hàng hoá Việt Nam trong môi trường thương mại điện tử và đào tạo các doanh nghiệp Việt về thương mại điện tử, để xuất khẩu hàng hoá và học kỹ năng bán hàng trên Amazon.

Ông Bernard Tay, Giám đốc Amazon Global Selling khu vực Đông Nam Á thì đánh giá Việt Nam có tiềm năng hàng đầu Đông Nam Á xuất khẩu hàng hóa qua Amazon. Ông này cho rằng, Việt Nam là một quốc gia có nhiều mặt hàng thế mạnh, có thể dễ dàng bán hàng trên nền tảng của doanh nghiệp này.

Một năm trước, thời điểm đầu năm 2018 đã xuất hiện nhiều thông tin nói rằng Amazon vào Việt Nam. Tuy nhiên, đây là thỏa thuận chính thức đầu tiên được công bố.

Đây là tín hiệu cho thấy Việt Nam đang trở thành thị trường hấp dẫn đối với những gã khổng lồ thương mại điện tử. Trước Amazon, tập đoàn Alibaba của tỷ phú Jack Ma cũng đã đặt chân vào Việt Nam thông qua việc thâu tóm Lazada. 

Tháng 10/2017, Alibaba cũng ký thỏa thuận hợp tác với một doanh nghiệp Việt là Novaon để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu. Doanh nghiệp Việt là đại lý chính thức cung cấp các gói dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu của Alibaba.com; giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, khai thác và làm chủ nền tảng kinh doanh trực tuyến này.

Theo Cafebiz.vn

Đường hầm Elon Musk: Triển vọng giao thông đô thị

0

Trong một cuộc nói chuyện vào giữa năm 2017 trên diễn đàn Ted Talks, Elon Musk đã chia sẻ về dự án lớn tiếp theo của ông – xây dựng đường hầm cho xe hơi di chuyển trong đô thị.

>> Tồn kho kỹ thuật số: Cách công nghệ in 3D thay đổi cục diện quản lý kho / TOP 10 Nhà máy sản xuất lớn nhất trên thế giới

Trong một cuộc nói chuyện vào giữa năm 2017 trên diễn đàn Ted Talks, Elon Musk đã chia sẻ về dự án lớn tiếp theo của ông - xây dựng đường hầm cho xe hơi di chuyển trong đô thị. 
Trong một cuộc nói chuyện vào giữa năm 2017 trên diễn đàn Ted Talks, Elon Musk đã chia sẻ về dự án lớn tiếp theo của ông – xây dựng đường hầm cho xe hơi di chuyển trong đô thị. 

Musk mô tả công trình này như một hệ thống đường hầm với rất nhiều tầng bên dưới mặt đất, xe ô tô được đưa xuống tầng ngầm thông qua những thang máy tự động và có thể di chuyển bên trong đường hầm với tốc độ đáng kinh ngạc. Với hệ thống này, nhà sáng lập công ty xe điện Tesla tin rằng ông có thể tìm ra lời giải cho bài toán tắc nghẽn giao thông ở các thành phố lớn.

Ngay khi ý tưởng được đưa ra, phần lớn mọi người đều cho rằng đây chỉ là lời nói đùa của Elon Musk hay ít ra là một giấc mơ xa rời thực tế. Những suy nghĩ này là hoàn toàn có cơ sở nếu xét đến nguồn lực giới hạn của Musk so với sự tốn kém khổng lồ cho dự án tại thời điểm đó.

Tuy nhiên, lời nói đùa năm nào nay lại đang dần trở thành hiện thực. Một đường hầm được đào bởi The Boring Company (công ty đào hầm của Elon Musk) có tác dụng kết nối trụ sở tập đoàn SpaceX với một bãi đỗ xe ở Hawthorne, bang California đã được chạy thử lần đầu vào ngày 18/12/2018 vừa rồi.

“Rõ ràng chúng tôi đang ở trên những bước đi đầu tiên”, Musk phát biểu với CNN trong buổi chạy thử. “Đây chỉ là bản mẫu và chúng tôi vẫn đang tìm cách cải tiến. Tôi tin rằng luôn có cách để làm giảm tắc nghẽn giao thông ở các đô thị.”

Đường hầm này dài khoảng 1,8km, nhưng Musk hy vọng nhiều đường hầm tiếp theo sẽ được xây dựng ở Los Angeles và những nơi khác. The Boring Company cũng đã bắt đầu lập kế hoạch cho dự án đường hầm ở Chicago và một tuyến khác nối Washington D.C với Baltimore.

Do hệ thống chưa hoàn thiện nên buổi thử này có một số điểm khác biệt so với tuyên bố trước đây của Elon Musk. Cụ thể, thay vì sử dụng một “tấm ván trượt” để đưa chiếc xe xuống hệ thống theo chiều thẳng đứng rồi di chuyển xe bên trong đường hầm, tại buổi thử chiếc xe phải tự di chuyển và công ty cũng chưa cung cấp những chuyến đi miễn phí.

Elon Musk viết trên Twitter rằng các phương tiện muốn di chuyển trong đường ống ngầm cần phải sở hữu cơ cấu lốp xe rút vào được (như ở máy bay) để biến chiếc xe thành một “toa tàu nhỏ”. Cơ cấu lốp xe đặc biệt trên có thể được lắp đặt cho tất cả phương tiện tự lái chạy bằng điện, chứ không chỉ dành riêng cho các mẫu ô tô Tesla. Ông cũng cho biết một khi đưa vào vận hành, hệ thống “cho phép ô tô di chuyển an toàn với vận tốc 240km/h. Lúc đó, việc lái xe sẽ mang đến cảm giác như đang đâm xuyên qua thành phố.”

Trong sự kiện chạy thử, chiếc Model X chỉ tạm thời di chuyển với vận tốc 56km/h và “đường đi còn gập ghềnh” – theo lời những nhà báo được tham gia lái thử nghiệm.

Musk thông báo rằng chi phí xây dựng đường hầm chạy thử này là 10 triệu USD, một con số hết sức nhỏ bé so với chi phí hàng tỷ USD để xây dựng một đường hầm truyền thống với chiều dài tương tự. Con số 10 triệu USD không bao gồm số tiền chi cho nghiên cứu và phát triển, nhưng lại bao gồm chi phí lắp đặt thang máy tại các trạm dừng để đưa ô tô lên và xuống.

Với hiệu quả cao và chi phí xây dựng thấp, đường hầm của Elon Musk nếu được áp dụng rộng rãi sẽ là giải pháp thiết thực cho tình trạng tắc nghẽn giao thông đô thị trong tương lai.

Theo Forbes / Biên tập: Nghia Gem

Vai trò trung tâm hoàn tất đơn hàng trong thương mại điện tử

0

Các trung tâm hoàn tất đơn hàng (Fulfillment centers) cho phép các doanh nghiệp thương mại điện tử thuê ngoài hoạt động lưu bãi, chuyển hàng, từ đó giảm đáng kể gánh nặng trong việc duy trì và quản lý hàng tồn kho.

Các trung tâm hoàn tất đơn hàng (Fulfillment centers) cho phép các doanh nghiệp thương mại điện tử thuê ngoài hoạt động lưu bãi, chuyển hàng
Các trung tâm hoàn tất đơn hàng (Fulfillment centers) cho phép các doanh nghiệp thương mại điện tử thuê ngoài hoạt động lưu bãi, chuyển hàng

Với hình thức này, hàng hóa sẽ được đưa từ cơ sở người bán tới trung tâm này và sau đó vận chuyển đến tay khách hàng. Trong một nền thương mại điện tử đang phát triển chóng mặt, fulfillment center nổi lên như một lời giải cho bài toán hóc búa về Logistics trong lĩnh vực thương mại điện tử.  

Khó khăn lớn trong quản lý tồn kho

Hiện nay, các cửa hàng online thường đối mặt với rất nhiều vấn đề, một trong số đó là bán hàng vượt quá số lượng dự trữ (overselling). Lúc này, cửa hàng sẽ phải gửi tin nhắn thông báo lại rằng sản phẩm đã hết hàng – và thời gian chờ đợi sẽ khiến sự hài lòng của khách hàng giảm xuống đáng kể.

Quá trình hoàn tất đơn hàng

Một số vấn đề tương tự có thể kể đến là hết hàng hay còn gọi là stockout – sản phẩm sẽ được ghi chú “Không còn hàng” trên trang web. Hiện tượng này thường xảy ra với các sản phẩm bán chạy. Ngoài ra, nhiều trang thương mại điện tử mới thành lập còn phải đối mặt với vấn đề giao cho khách hàng không đúng sản phẩm đã đặt. Lại có trường hợp doanh nghiệp giao đúng sản phẩm, nhưng hàng đã bị hỏng hóc và thậm chí không thể sử dụng được khi đến tay khách hàng.

Nhìn chung, những chủ cửa hàng tham gia thương mại điện tử luôn phải đối mặt với những nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt trong quá trình đáp ứng đơn hàng (order fulfillment process). Chính vì vậy, outsource có thể là câu trả lời phù hợp nhất để cho bài toán này.  

Lựa chọn trung tâm hoàn tất đơn hàng

Các cửa hàng online thường có hai lựa chọn trong việc quản lý hàng tồn kho thông qua thuê ngoài fulfillment center: nhận hàng từ nhà sản xuất, kiểm tra sản phẩm trước khi chuyển đến fulfillment center hoặc  chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất tới fulfillment center.

Doanh nghiệp cần căn cứ vào thực trạng cửa hàng online hiện có để chọn phương thức phù hợp. Bên cạnh đó, khi lựa chọn một bên thứ ba cho hoạt động đáp ứng đơn hàng, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo rằng đơn vị thuê ngoài phải kết hợp được với phần mềm thương mại điện tử họ đang sở hữu. Điều này giúp cho việc kiểm soát đơn đặt hàng và cập nhật thông tin đơn hàng cho người mua trở nên thuận tiện hơn.

Lợi ích của trung tâm khi phối hợp lưu kho và giao hàng

Về mặt lợi ích, việc thuê ngoài hoạt động đáp ứng đơn hàng giúp cải thiện hiệu quả của quá trình chuyển hàng. Bởi vì những hãng vận tải lớn thường sẵn sàng thương lượng với người chuyên chở để họ vận chuyển lượng hàng hóa lớn, các fulfillment center có thể hoạt động với hiệu suất cao hơn so với một cửa hàng online đơn lẻ. Lúc này, chi phí vận chuyển cố định thấp cho phép các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí cho khách hàng.

Ngoài ra, sử dụng dịch vụ đáp ứng đơn hàng từ bên thứ ba cũng mang lại lợi ích cho quá trình đổi trả hàng hóa. Một số ngành công nghiệp như thời trang và bán lẻ có tỉ lệ trả hàng khá cao. Hàng hóa trả lại sẽ được chuyển tới fulfillment center thay vì tới cơ sở của doanh nghiệp, đồng thời, tiền bồi hoàn sẽ được fulfillment center gửi cho khách hàng. Nhờ vậy, doanh nghiệp giảm bớt được số vấn đề cần giải quyết và có thể linh hoạt chuyển tiền cho fulfillment center khi có thể.

Cuối cùng, với lợi thế về kinh nghiệm và công nghệ, nhà cung cấp fulfillment center có khả năng hiệu quả hoạt động giao nhận và tránh được các rủi ro trong quá trình đáp ứng đơn hàng – điều vô cùng quan trọng đối với các cửa hàng thương mại điện tử.

Ngày nay, mặc dù quản lý hàng tồn kho là hoạt động cần thiết để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất, đây vẫn là một thách thức lớn đối với nhiều cửa hàng online. Fulfillment center sẽ khiến việc quản lý hàng tồn kho trở nên dễ dàng hơn và cho phép những chủ cửa hàng có nhiều thời gian để tập trung vào các vấn đề kinh doanh khác.

Theo Nghia Gem

Những chuyến hàng đúng giờ cuối năm, bí mật là gì?

0

Với hơn 92% khách hàng mua sắm online ưu tiên lựa chọn home delivery, các doanh nghiệp Logistics phải chịu một áp lực khá lớn khi phải đảm bảo giao hàng đúng giờ trong mùa giáng sinh bận rộn này.

>> Vai trò trung tâm hoàn tất đơn hàng trong thương mại điện tử / Thiên tai – Kẻ thù của các nhà máy tự động hóa và Logistics

Không những thế, quản lý vận tải cũng đặt ra nhiều khó khăn trở ngại cho doanh nghiệp vì sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng và vấn đề giao thông. Điều này đặt ra thử thách đáng kể cho các chuyên gia logistics trong việc quản lý và phối hợp nhiều hình thức vận tải để giao mỗi món hàng tới tay người tiêu dùng đúng thời hạn!

Nhờ sự tiến bộ của công nghệ thông tin đặc biệt là lĩnh vực viễn thông và định vị GPS, các doanh nghiệp đã có những hướng tiếp cận hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề này nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm tăng cao trong mùa Noel và cận Tết, tối đa hóa sự hiệu quả trong giao nhận hàng hóa, giúp dịch vụ chăm sóc khách được cải thiện.

Tính năng hiển thị vị trí hiện tại trên đường vận chuyển và nơi giao bốc dỡ hàng của hệ thống theo dõi lộ trình cho phép Logistics managers linh hoạt trong việc tiếp cận cách lập kế hoạch giao hàng. Vì khả năng ứng biến nhanh nhạy với những sự thay đổi bất ngờ của thời tiết, nhu cầu thị trường cũng như nguồn hàng đóng vai trò thiết yếu giúp dòng hàng hóa supply chain chảy xuyên suốt.

Một vấn đề đáng lo ngại không kém đó là ùn tắc giao thông đặc biệt là với tình hình cơ sở hạ tầng xuống cấp và số lượng phương tiện giao thông đông đúc hiện nay. Thời gian bị lãng phí vì ùn tắc khiến việc giao nhận hàng trì trệ khiến khách hàng không hài lòng với dịch vụ công ty trực tiếp làm doanh thu sụt giảm. Tuy nhiên với sự giúp sức của hệ thống dẫn đường thông qua vệ tinh, vấn đề này sẽ được giải quyết nhanh chóng vì nó rất hữu dụng trong việc tìm tuyến đường phù hợp, hiệu quả nhất và tránh kẹt xe. Việc theo dõi lộ trình và báo về trung tâm kiểm soát thông tin về vị trí và tình trạnh vận chuyển giúp doanh nghiệp có thể chủ động liên lạc với khách hàng, thông báo về sự trì hoãn, giúp tăng cường niềm tin nơi khách hàng và đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng.

Đặc biệt những ứng dụng này lại càng cần thiết trong thương mại điện tử, nơi các công ty thu hút khách hàng nhờ sự hiệu quả của dịch vụ giao hàng trong ngày. Nhu cầu giao hàng nhanh của khách hàng ngày càng gia tăng đã tạo ra áp lực không thể thất bại cho hệ thống phân phối của các doanh nghiệp đặc biệt là vào thời gian này trong năm khi mà việc giao hàng đúng giờ là yêu cầu tiên quyết hàng đầu của một hệ thống dịch vụi chăm sóc khách hàng tốt. Phần mềm theo dõi lộ trình là một công cụ không khể thiếu giúp dễ dàng đẩy mạnh hiệu quả phân phối, giảm thời gian giao hàng cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thu về nhiều lợi nhuận vào mùa giáng sinh và cận tết.

Cuối cùng, giữ cho dòng chảy hàng hóa thông suốt và giao hàng đúng thời gian đúng địa điểm là yêu cầu tiên quyết cho sự thành công của các doanh nghiệp trong thời điểm cuối năm. Không những thế, với nhu cầu giao hàng nhanh không ngừng tăng của khách hàng, đặc biệt là những năm tới đây đã khiến cho vai trò của công nghệ thông tin trong dịch vụ vận tải ngày càng trở nên cấp thiết, quan trọng. Do đó, những doanh nghiệp mạnh dạn áp dụng công nghệ mới đúng cách sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh và dẫn đầu trong tương lai.

Biên tập: Nguyễn Đức Quang

GDP tăng trưởng 7,08%, cao nhất kể từ khủng hoảng năm 2008

0

Tổng cục Thống kê vừa cập nhật số liệu mới nhất vào thời điểm cuối năm 2018, theo đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 4/2018 tăng 7,31% so với cùng kỳ 2017. Tỷ trọng của khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào tổng mức tăng trưởng.

Tổng cục Thống kê vừa cập nhật số liệu mới nhất vào thời điểm cuối năm 2018, theo đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 4/2018 tăng 7,31% so với cùng kỳ 2017.
Tổng cục Thống kê vừa cập nhật số liệu mới nhất vào thời điểm cuối năm 2018, theo đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 4/2018 tăng 7,31% so với cùng kỳ 2017.

Theo số liệu công bố cừ Cục thống kê thì tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,9%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,65% và khu vực dịch vụ tăng 7,61%.

Mặc dù có chững lại về tốc độ tăng trưởng so với quý 4 năm 2017, song, quý 4 năm 2018 vẫn giữ được mức tăng trưởng cao hơn giai đoạn từ 2011-2016.

Dữ liệu: Tổng cục thống kê

Xét về góc độ sử dụng GDP trong quý cuối năm, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,51% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 9,06%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,69% và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 9,50%.

Nhìn chung GDP cả năm 2018 tăng 7,08% và được nhận định là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 đến nay. Cụ thể tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế vĩ mô; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6% và khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%.

Xét về cơ cấu nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,57% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,28%; khu vực dịch vụ chiếm 41,17%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,98%.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2018, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP đạt 43,5%, bình quân 3 năm 2016-2018 đạt 43,29%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai đoạn 2011-2015.

Hiệu quả đầu tư được cải thiện với nhiều năng lực sản xuất mới bổ sung cho nền kinh tế. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) giảm từ mức 6,42 năm 2016 xuống 6,11 năm 2017 và 5,97 năm 2018, bình quân giai đoạn 2016-2018 hệ số ICOR ở mức 6,17, thấp hơn so với hệ số 6,25 của giai đoạn 2011-2015.

Dữ liệu: Tổng cục Thống kê

CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với bình quân năm 2017, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 244,72 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu là 237,51 tỷ USD. Như vậy, cả nước xuất siêu khoảng 7,2 tỷ USD.

Theo VnEconomy

Nghiên cứu dự đoán: Thị trường Warehousing Việt Nam đạt 8 tỷ đô năm 2022

0

Đây là một trong số các dự đoán được đưa ra trong ấn phẩm “Vietnam Warehousing Market Outlook to 2022 – By Business Model and by End User” của Ken Research phát hành vào tháng 08/2018.

Các nhà phân tích kỳ vọng rằng, Việt Nam sẽ sớm trở thành một trung tâm sản xuất cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau như ô tô, bán lẻ, dược phẩm, nông nghiệp và các ngành khác.
Các nhà phân tích kỳ vọng rằng, Việt Nam sẽ sớm trở thành một trung tâm sản xuất cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau như ô tô, bán lẻ, dược phẩm, nông nghiệp và các ngành khác.

Các nhà phân tích kỳ vọng rằng, Việt Nam sẽ sớm trở thành một trung tâm sản xuất cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau như ô tô, bán lẻ, dược phẩm, nông nghiệp và các ngành khác. Trong hoàn cảnh địa lý khiến việc vận chuyển trực tiếp đến người tiêu dùng trở nên phức tạp hơn, nhiều đơn vị CNTT trong nước đang mở rộng hệ thống quản lý và giải pháp cho phép kho hàng trở nên ngày càng linh hoạt để đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong tương lai.

Cơ sở vật chất kho bãi đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuỗi cung ứng tổng thể. Tại Việt Nam, các công ty hoạt động trong lĩnh vực này đã ​​áp dụng hệ thống hỗ trợ quản lý đa địa điểm, tự động bổ sung hàng trong kho, tự động tạo đơn đặt hàng để phân phối và nhận cập nhật tự động đối với các đơn hàng trong nước.

Các công nghệ kho bãi thế hệ mới như EDI (Electronic data interchange – Trao đổi dữ liệu điện tử), máy bay không người lái, RFID (Radio Frequency Identification – Nhận dạng tần số vô tuyến), lưu trữ đám mây và AI (Artificial Intelligence) được dự kiến ​​sẽ thúc đẩy nhu cầu về kho bãi tại Việt Nam hơn nữa.

Hoạt động thương mại xuyên biên giới giữa Việt Nam và các nước giáp ranh như Trung Quốc, Lào và Campuchia sẽ hỗ trợ ngành kho bãi tại Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả lưu trữ. Khoảng 95,7% tổng kho hàng phục vụ các hoạt động này nằm tại khu vực biên giới quốc tế, trong khi 4,3% còn lại nằm ở các cửa khẩu chính.

Thị trường kho bãi Việt Nam dự kiến ​​sẽ nhận được chỉ số CAGR (Compound Annual Rate Growth – Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm) dương ở mức 13,4% trong giai đoạn dự báo 2018-2022. Thị trường dự kiến ​​sẽ được thúc đẩy bởi dòng vốn FDI liên tục từ các quốc gia bên ngoài và các nỗ lực của chính phủ hướng đến phát triển cơ sở hạ tầng hậu cần và tăng trưởng kinh tế ổn định..

Theo kenresearch / Biên tập: Thùy Ngân

ASL Corp và Alibaba trở thành đối tác thương mại điện tử

0

Được thành lập từ những năm 1999 tại Hàng Châu –Trung Quốc, trải qua 19 năm phát triển, Alibaba đã trở thành một trong những sàn giao dịch theo mô hình B2B (kết nối giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp) lớn nhất thế giới với hơn 450 triệu khách hàng tại 200 quốc gia trên toàn cầu.

ASL CORP CHÍNH THỨC TRỞ THÀNH ĐỐI TÁC VỚI TẬP ĐOÀN ALIBABA.COM TỪ THÁNG 10 NĂM 2018.

Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp biết đến Alibaba.com là một trong những công cụ giúp họ tìm kiếm cơ hội xuất khẩu, nhưng việc khai thác Alibaba.com như thế nào cho hiệu quả lại là một bài toán khó cho doanh nghiệp.

Từ giữa tháng 10/2018, Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Vận Tải Mỹ Á (ASL Corp) tự hào trở thành đối tác chính thức của tập đoàn thương mại điện tử Alibaba.com tại Việt Nam, ASL Corp hứa hẹn mang đến những giá trị gia tăng cho tất cả các doanh nghiệp đã, đang và sẽ hoạt động trên nền tảng alibaba.com. Asl sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tìm kiếm thêm nhiều cơ hội kinh doanh, quảng bá mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu thành công ra thị trường thế giới.

Phát biểu từ Bà Võ Thị Phương Lan – TGĐ Công ty CP Giao nhận Vận tải Mỹ Á khi nắm bắt được xu hướng ứng dụng thương mại điện tử trong việc xuất khẩu hàng hóa trực tuyến:

“Chúng tôi sẽ hỗ trợ tối đa các thành viên, đối tác Việt Nam tại Alibaba.com từ thanh toán, xây dựng website, thiết lập các gian hàng trưng bày, hướng dẫn sử dụng và đặc biệt hơn hết là dịch vụ trọn gói về Logistics để giúp cho hàng hóa của doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận đến với khách hàng.”

Trong thời gian tới, ASL Corp và Alibaba sẽ không ngừng nỗ lực nhiều hơn nữa để hổ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng thị trường và tất cả cùng chung một mục tiêu “Đưa sản phẩm của Việt Nam, vươn ra thị trường thế giới”.

Nguồn: thông cáo báo chí ASL-Corp

Tồn kho kỹ thuật số: Cách công nghệ in 3D thay đổi cục diện quản lý kho

0

Trong chuỗi cung ứng, việc sản xuất và lưu trữ hàng phụ tùng đã và đang đưa ngành công nghiệp sản xuất toàn cầu đến điểm tắc nghẽn.

Trong chuỗi cung ứng, việc sản xuất và lưu trữ hàng phụ tùng đã và đang đưa ngành công nghiệp sản xuất toàn cầu đến điểm tắc nghẽn.
Mô hình mẫu một chiếc máy in 3D cỡ nhỏ

Theo truyền thống, phụ tùng thay thế sẽ được lưu trữ trên kệ trong kho sau khi được sản xuất cùng với các bộ phận được sử dụng trong tổ hợp sản xuất ban đầu. Số bộ phận này dù không được sử dụng nhưng vẫn phải lưu trữ cho những trường hợp bất ngờ nên không gian bị chiếm dụng rất nhiều và kéo dài trong nhiều năm.

Các chủ sở hữu sẽ chịu lỗ rất nặng nề để tái đầu tư vào các sản phẩm hoàn toàn mới nếu một bộ phận trong chuỗi hư hỏng mà không có phụ tùng thay thế.

Có rất nhiều ngành công nghiệp dựa vào hàng tồn kho vật lý để đáp ứng nhu cầu hậu mãi cho khách hàng, ví dụ, phụ tùng ô tô. Vì sự tiện lợi và thoải mái của chúng mà nhu cầu cho phương tiện cá nhân đang ngày một tăng cao trên toàn cầu với nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau, và mỗi bộ phận đều sẽ cần phụ tùng thay thế do hao mòn, tai nạn và tuổi thọ.

Việc chúng ta không thể dự đoán được hành vi con người và những gì thực sự xảy ra đối với phương tiện đang sử dụng có nghĩa là sẽ không có bất kì công thức hoàn hảo nào để tính toán được số lượng bộ phần có sẵn khi cần tại bất kỳ vị trí nào để lưu trữ. Hơn nữa việc lưu trữ phụ tùng còn đòi hỏi một lượng nhân công lớn để bảo trì cơ sở và duy trì việc vận hành nhà kho.

“Digital Inventory” – Hàng tồn kho số là một khái niệm đang được bàn tán sôi nổi trong ngành Quản lý chuỗi cung ứng.

Không chỉ là một từ nói suông, nguyên tắc cơ bản ở đây là thay vì lưu trữ một kho vật lý với số lượng lớn phụ tùng có hoặc không có nhu cầu tại bất kỳ thời điểm nào, bao gồm cả bộ phận cho các sản phẩm đã lỗi thời và các tệp thiết kế, chúng có thể được lưu trữ dưới dạng kỹ thuật số và thực hiện theo yêu cầu. Công nghiệp 4.0 đang tăng tốc và tác động rất lớn đến ngành sản xuất khi mà việc số hóa còn hơn cả một chuẩn mực cho nên những công nghệ như in 3D hay Sản xuất bồi đắp đang dần chiếm vị trí quan trọng trong các công nghiệp cho phép áp dụng Digital Inventory.

Trong các giải pháp Digital Inventory, nhà kho sẽ đóng vai trò một cơ sở sản xuất theo yêu cầu. Các file kỹ thuật số sẽ được gửi cẩn thận từ nhà sản xuất với sự đảm bảo rằng các thiết kế gốc là chính xác, sau đó in 3D các tệp này tại chỗ bởi một hệ thống đáng tin cậy với chất lượng đã được chứng minh và xử lý hậu kỳ các bộ phận để đảm bảo hình dạng và bề mặt hoàn thiện và chúng ta sẽ giảm được nhu cầu phải vận chuyển toàn cầu. Điều này có tác động lớn đến thực tiễn trong hậu cần khi mà chúng ta có thể giảm thời gian khách hàng phải chờ đợi hàng cũng đồng thời cắt giảm lượng khí thải carbon của quá trình vận chuyển hàng hóa.

Tất nhiên, quy trình làm việc đó là một trong những kịch bản tốt nhất của thế giới. Trong thực tế, việc chuyển đổi sang hàng tồn kho số và sản xuất phụ tùng theo yêu cầu tại chỗ vẫn chỉ là: trong quá trình chuyển đổi. Có rất nhiều thông tin cần phải xác nhận và cân nhắc quan trọng ví dụ như vấn đề sở hữu trí tuệ (IP), chất lượng của các vật liệu, tính nhất quán hay trình độ của nhân viên.

Một số công ty đã giải quyết vấn đề IP bằng việc sử dụng Identify3D, một hệ thống đảm bảo việc sử dụng hợp pháp các tệp và cho phép truy xuất nguồn gốc trong toàn bộ quá trình sản xuất. Tính nhất quán của các bộ phận là mối quan tâm chính; chất lượng các phần cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn giống nhau bất kể nơi xuất xứ. Một thành phần 3D được in ở Singapore phải có các đặc điểm vật lý giống như được sản xuất tại San Francisco hoặc Berlin.

Để bất kỳ quá trình chuyển đổi nào sang Digital Inventory thành công, nó cần được triển khai vào các quy trình công việc hiện có cũng như mới được thiết lập. Công nghiệp là bước đầu tiên trong hành trình áp dụng dài này, vì các công nghệ non trẻ và các thủ tục mới được tạo ra trong nhiều trường hợp vẫn cần được chứng minh là tiềm năng.

Khi nói đến các giải pháp Digital Inventory, việc áp dụng sản xuất bồi đắp hay in 3D sẽ tạo ra một bức tranh mới mẻ về thực tiễn tốt nhất trong quản lý chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu.

Theo Forbes / Biên tập: Phương Thy