Các kiểu lưu trữ hàng trong kho – Kỳ 1

0
Dựa theo những chức năng cơ bản mà kho đảm nhận, kho được phân chia thành ba loại: kho lưu trữ (storing warehouse), kho dự bị (buffering warehouse) và kho phân phối (distribution warehouse).
Đọc thêm:  Hàng tồn kho là gì? Hạch toán tồn kho trong quản trị sản xuất

Những hàng hoá được dùng để phục vụ nhu cầu biến động của thị trường trong một thời gian nhất định sẽ được đặt ở kho lưu trữ. Tuy nhiên, không phải lúc nào kho cũng đủ không gian để chứa hết số lượng hàng hoá cần trữ, do đó số hàng dư ra sẽ được chuyển qua cất giữ ở kho dự bị. Để hàng hoá đến được các khu vực mua bán một cách nhanh nhất, kho phân phối được dùng để trữ những thành phẩm phục vụ trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng.

Hệ thống kho được quyết định dựa vào loại hàng hoánhu cầu sẵn của thị trường (service level). Thêm vào đó, giá cả cũng là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định hệ thống kho. Do đó, hệ thống lưu trữ trong kho được chia thành hai loại: hệ thống kho tĩnh (static storage systems)hệ thống lưu trữ động (dynamic storage systems). Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ đi sâu về hệ thống kho tĩnh.

Trong hệ thống kho tĩnh, khi nạp vào hàng hoá, hàng hoá sẽ được cố định vị trí, không được rút tạm thời để di chuyển cũng như không được thêm vào. Hệ thống này được chia làm bốn hình thức: block storage, pallet rack, bay shelf và cantilever shelf.

1. Block storage – Lưu trữ dạng block

Block storage là hình thức đơn giản nhất trong việc cất giữ hàng tồn kho. Những hàng hoá nạp vào sẽ được chất chồng thành một khối lớn. Do đó, những hàng hoá ở trên cùng và ở rìa ngoài dễ tiếp cận và lấy ra. Hệ thống block storage đều làm việc theo cách này nên sẽ khai thác được không gian lưu trữ lớn. Block storage phù hợp với việc chất chứa hàng hoá có khối lượng nặng, nhiều và thường thấy ở những nơi lưu trữ bên ngoài.

1

2. Pallet rack – Lưu trữ dùng kệ Pallet

Pallet rack là hình thức được sử dụng nhiều nhất trong lưu trữ và đạt được hiệu quả sử dụng ở những không gian nhỏ hẹp. Hàng hoá sẽ được lưu trữ ở những cái kệ được thiết kế đặc biệt nhờ sự trợ giúp của những miếng ván. Trái ngược với block storage, hình thức pallet rack có khả năng tiếp cận trực tiếp hàng hoá, đảm bảo tính linh hoạt và hiệu suất trung chuyển tương đối cao.

Pallet rack gồm hai loại: drive- in rackdrive- through rack. Drive- in rack rất hạn chế khả năng tiếp cận của các tấm nâng. Hàng hoá được lưu trữ từ trên xuống dưới nhưng lại được lấy ra theo chiều ngược lại (nguyên tắc Last in- First-out). Drive- through rack trái ngược với Drive- in rack, hàng được lưu trữ và lấy ra theo nguyên tắc First in- First out, trong nhiều trường hợp sẽ mang lại hiệu quả về chi phí.2

3. Bay shelf – Kệ hàng

Bay shelf là hệ thống trữ hàng cung cấp sự linh hoạt tối ưu nhất, cung cấp một không gian lưu trữ lớn. Tùy thuộc vào chủng loại hàng hóa sẽ xác định loại kệ nào sẽ được sử dụng. Hàng hoá được đặt ở trên đỉnh hoặc ở phía dưới khó để lấy hơn những hàng hoá ngang tầm.

3

4. Cantilever Shelves – Kệ dài

Cantilever Shelves dùng để chứa những hàng hoá có chiều dài như ống, thanh, dầm, vũ khí…

4

Đọc ngay: Các kiểu lưu trữ hàng trong kho – Kỳ 2
Nội dung: Phương Thúy
Hiệu chỉnh: Hòa Bình

QUẢN LÝ TỒN KHO VÀ PHƯƠNG PHÁP ABCXYZ

0

Trong khi mục tiêu chính của việc Quản lý kho bãi (Warehouse management) là giảm tối đa chi phí tồn kho, đặt hàng và giao nhận thì Quản lý hàng tồn kho (Inventory management) luôn đặt việc đảm bảo lượng hàng tồn kho sẵn có (available stock) đáp ứng yêu cầu trong mọi thời điểm lên hàng đầu đồng thời giảm chi phí, vốn đầu tư vào việc lưu kho.

Việc dự trữ hàng tồn kho rất quan trọng nhưng đặc biệt tốn kém nên đối với các mặt hàng với đặc điểm khác nhau thì chiến lược lưu kho không thể giống nhau. Ví dụ dưới đây minh hoạ phương pháp ABC, XYZ sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn cách lựa chọn chiến lược lưu trữ phù hợp cho từng loại mặt hàng.

Bước 1: Xác định giá trị hàng hoá cần hằng năm (bảng 1) (Value = Quantity * Price)15193630_975413845935908_1910195372947946514_n

Bước 2: Dựa vào Bảng 1, phân loại các sản phẩm vào Nhóm A, B, C
Tính % giá trị mỗi sản phẩm trong tổng giá trị và sắp xếp từ cao đến thấp.

  • Nhóm A: Bao gồm những hàng hóa dự trữ có giá trị hàng năm cao nhất, chiếm từ 70-80% so với tổng giá trị hàng hoá sự trữ. Những mặt hàng nhóm này thường
    + Có tính chọn lọc nhà cung cấp cao,
    + Cần sự chính xác về số lượng và thời gian đặt hàng,
    + Cần mua hàng liên tục.
  • Nhóm C: Gồm những loại hàng có giá trị thấp, giá trị dự trữ chỉ chiếm khoảng 5% so với tổng giá trị hàng dự trữ, cần
    + Đơn giản hoá quy trình mua hàng
    + Thời gian giữa các lượt đặt hàng dài
    + Safety stock mặt hàng C cao, không cần mua đặt mua nhiều lần bởi chi phí lưu kho mặt hàng C vẫn ít hơn nhiều chi phí vận chuyển. (Bảng 2)
  • Nhóm B: Bao gồm những loại hàng hoá dự trữ có
    giá trị hàng năm ở mức trung bình.

15285052_975413862602573_2214649422947080127_n

Bước 3: Kết hợp phương pháp phân loại XYZ được dùng để đánh giá mức độ biến động nhu cầu đối với từng mặt hàng:

  • X là hàng hóa có nhu cầu ổn định, thường có mức độ biến thiên dưới 15%, số lượng hàng hóa bán ra trong mỗi kỳ gần như là giống nhau.
  • Y là hàng hóa mà có đặc trưng theo nhiều xu hướng khác nhau (mùa vụ, tăng hoặc giảm nhu cầu theo thị hiếu/quảng cáo…), độ biến thiên từ 15-50%.
  • Z là hàng hóa mà khi bán không thể dự báo được bấtkỳ điều gì (có độ biến thiên trên 50%).

Nhóm hàng AX, AY, BY phù hợp hệ thống giao nhận Just – In – Time bởi cả 3 đều cần dự đoán chính xác và chiến lược không sớm, không muộn, không thừa, không thiếu là sự lựa chọn tối ưu nhất đối với chi phí của 3 nhóm hàng này.

Ngoài ra, việc phân tích này cần phải tính đến những vấn đề như thời gian thay thế, tần suất thay đổi hàng hóa, chi phí thiếu hụt hàng, tối đa và tối thiểu hàng tồn kho đấy các bạn.
15220107_975413879269238_668235011414996781_n

Vận tải đường sắt Hoa Kỳ tăng trong những ngày đầu tháng 11

0

Kết thúc ngày 5/11/2016, theo thống kê của Hiệp hội Đường sắt Mỹ (AAA), tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng container và tàu hỏa đã tăng 1.7%, đạt mức 272,115 toa (carload). Tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn so với cuối tuần 29 tháng 10 (đạt mức 273,421 toa) và nhỉnh hơn so với số lượng thống kê vào ngày 22 tháng 10 (275,541 toa).

Cũng theo AAA, trong 44 tuần năm 2016, khối lượng hàng hóa vận chuyển container và đường sắt hằng năm đã giảm 2.9%, với tổng giá trị đạt mức 11,431,547 toa.

Sau những tin tức về sự sụp đổ “Ông lớn” trong ngành, cùng với sự gia tăng khá mạnh về số lượng việc làm ngành Logistics nói chung cho người lao động, việc vận chuyển đường sắt có nhiều biến động khả quan có khiến bạn yên tâm phần nào? Đây có phải là dấu hiệu cho thấy sự hồi phục bước đầu của Ngành?

Bích Phượng

Top 25 nhà cung cấp dịch vụ Logistics 2016

0

Mới đây, Hiệp hội Quốc tế Kho hàng lạnh ( International Association of Refrigerated Warehouses – IARW) đã công bố danh sách Top 25 các doanh nghiệp có hệ thống kho kiểm soát nhiệt độ tốt nhất đồng thời cung cấp dịch vụ Logistics lớn nhất cả về chất lượng và số lượng trên phạm vi toàn cầu.

IARW dựa trên đánh giá chủ yếu dựa trên khả năng kiểm soát nhiệt độ Kho, và dưới đây là Top 5 công ty Logistics dẫn đầu bảng xếp hạng:

1. Americold – Argentina, Australia, Canada, China, New Zealand, and United States.

Americold Logistics – Argentina, Australia, Canada, China, New Zealand, and United States.
Americold Logistics – Argentina, Australia, Canada, China, New Zealand, and United States.

2. Lineage Logistics – United States.

Lineage Logistics – United States.
Lineage Logistics – Hoa Kỳ

3. Swire Group – Australia, China, Sri Lanka, United States, Vietnam.

Swire Group – Australia, China, Sri Lanka, United States, Vietnam.
Swire Group – Australia, China, Sri Lanka, United States, Vietnam.

4. Preferred Freezer Services – China, United States, and Vietnam.

 Preferred Freezer Services – China, United States, and Vietnam.
Preferred Freezer Services – China, United States, and Vietnam.

5. AGRO Merchants Group, LLC – Austria, Brazil, Chile, Ireland, Netherlands, Spain, and United States.

AGRO Merchants Group
AGRO Merchants Group, LLC – Austria, Brazil, Chile, Ireland, Netherlands, Spain, and United States.

a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a aa a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a aa a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a

Biên tập: Bích Phượng

Giảm chi phí Logistics sẽ tiết kiệm 1 tỷ đô cho ngành dệt may Việt Nam

0

Theo ước tính, mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và Brazil 4,63 triệu m2 sản phẩm và nhập khẩu trở lại 1,01 triệu tấn bông. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may đều phải tự tìm công ty Logistics để xuất và nhập khẩu hai mặt hàng này.

Điều này khiến cho chi phí vận chuyển tăng cao, và chi phí mỗi sản phẩm dệt may hiện nay bao gồm 1/3 chi phí là chi phí Logistics.

Trong buổi hội thảo diễn ra vào ngày 3/11 giữa Hiệp hội dệt mayHiệp hội Logistics Việt Nam, giải pháp giảm chi phí Logistics được đưa ra nhằm giúp ngành dệt may Việt Nam giảm được hơn 1 tỷ USD/năm.

Dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay. Việc giảm các chi phí đồng nghĩ với việc giảm giá thành mỗi sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cao cho hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thêm vào đó, việc các công ty Logistics và công ty dệt may kết hợp chặt chẽ với nhau sẽ làm giảm thời gian vận chuyển hàng hoá, bớt đi những thủ tục rườm rà trong việc xuất, nhập khẩu.

Biên tập: Bích Phượng

Nhìn lại “thảm họa” Samsung Galaxy Note 7

0

Tháng 8 năm 2016, chiếc Samsung Galaxy Note 7 chính thức “lên kệ” và được dự đoán sẽ “đánh cắp” trái tim cuả những tín đồ yêu công nghệ bởi những đột phá trong thiết kế và tính năng vượt trội mà nó sở hữu.

“Thảm họa” Samsung Galazy Note 7 đã khiến công ty này chao đảo thế nào?

Nhiều chuyên gia công nghệ dự đoán năm 2016 sẽ làm “năm của Samsung” nhưng dường như mọi chuyện lại diễn ra theo hướng ngược lại. Sự việc hàng loạt chiếc Note 7 cháy nổ gây nguy hiểm đến tính mạng cho người sử dụng đã khiến Samsung phải “khai tử” đứa con cưng này khi Note 7 chính thức được 65 “ngày tuổi”. Tạm gác lại những hệ luỵ mà Note 7 mang đến cho Samsung, trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ tập trung khai thác một khía cạnh khác : Liệu rằng cuộc đua để phát hành ra những sản phẩm mới trở nên quan trọng hơn việc đảm bảo chuỗi cung ứng không xảy ra rủi ro?

Khi cuộc đua ra mắt sản phẩm mới “nổ ra”, các thương hiệu đều chịu áp lực THỜI GIAN làm sao đưa sản phẩm của mình ra mắt đúng thời điểm doanh số bán hàng cao nhất hoặc có thể cạnh tranh cùng với các thương hiệu khác. Một số công ty cố gắng sản xuất nhiều hơn khả năng vốn có của họ. Điều này khiến chất lượng sản phẩm không được đảm bảo và đối với các mặt hàng công nghệ, nó thậm chí còn gây nguy hiểm đếm người tiêu dùng. Cụ thể, nhiều chuyên gia cho rằng Samsung vì muốn cạnh tranh với “kỳ phùng địch thủ” Apple nên đã sản xuất pin của Galaxy Note 7 to hơn, dày hơn so với Iphone 7 plus vô tình Samsung đã buộc pin phải hoạt động trên công suất thực của nó.

Samsung có thể đã không đảm bảo quy trình kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu của nhà cung cấp hoặc thúc ép họ quá mức, hậu quả là nhà cung cấp không thể tuân theo quy trình kiểm tra chất lượng theo đúng quy tắc dưới áp lực THỜI GIAN quá lớn.

“thảm hoạ” 2016 của Samsung có phải do sự cộng tác không chặt chẽ với nhà cung cấp hay không thì vẫn để lại bài học đắt giá cho các doanh nghiệp rằng: Ngay cả khi nhu cầu cạnh tranh là quan trọng, những yêu cầu trong quá trình sản xuất phải được duy trì để đảm bảo sự an toàn cho khách hàng. Việc không mang những rủi ro vào qui trình sản xuất là trách nhiệm của các nhà cung cấp, và các công ty phải giám sát để đảm bảo các nhà sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt việc này. Nếu không, danh tiếng của công ty sẽ bị ảnh hưởng và niềm tin đối với khách hàng sẽ sụt giảm nghiêm trọng.

Biên tập: Bích Phượng

7-Eleven lần đầu giao hàng thành công bằng máy bay không người lái

0

Có thể thấy, hiện nay công nghệ đang ngày càng được ứng dụng nhiều trong nhiều lĩnh vực đời sống và Logistics không ngoại lệ.

The TheVerge, Chuỗi cửa hàng tiện ích nổi tiếng 7-Elven đã kết hợp với hãng Flirtey dùng máy bay không người lái giao hàng thành công đầu tiên tại nhà riêng cho khách hàng tới địa điểm cách đó 1 dặm hôm 11/7 với lượng hàng hóa gồm: 01 sandwich gà, bánh rán, cà phê, bánh kẹo được đóng gói thành 02 thùng. Khi đến nơi, các thùng hàng được hạ xuống đất, sau đó gọi chủ nhà ra nhận.

Mặc dù trước đó, máy bay không người lái Flirtey đã từng thực hiện giao nhận các sản phẩm y tế ở Virginia, hoặc bay cấp nước khẩn cấp cho các hộ gia đình tại Hawthrone, Nevada nhưng lần đầu tiên, Flirty thực hiện việc giao nhận đồ ăn cho một khách hàng lẻ. Từ đây, có thể thấy hình thức giao hàng này sẽ mở ra một bước ngoặc mới cho việc phát triển phân phối và giao nhận hàng hóa. Ngoài ra, hiện tại có 2 tập đoàn lớn cũng đang thí điểm về hình thức giao hàng này, đố các bạn họ là ai?

Theo Anh Tuấn

Hanjin – Tượng đài hàng hải đang bị lung lay

0

Tình hình hoạt động thua lỗ của các hãng tàu trên toàn thế giới, nổi bật là Hanjin ngày càng báo động khi nhu cầu vận chuyển đường biển giảm mạnh những năm gần đây.

Đỉnh điểm chính là sự kiện mới diễn ra sáng nay khi Ngân hàng phát triển Hàn Quốc (Korea Development Bank), chủ nợ lớn nhất của hãng tàu Hanjin, chính thức tuyên bố ngừng trợ cấp cho hãng tàu container lớn thứ 9 trên toàn thế giới. Điều đó đồng nghĩa Hanjin đang đứng trên bờ vực phá sản.

Đi kèm với tuyên bố trên là những con số làm người ta phải ngỡ ngàng. Số nợ của Hanjin lên đến 6.6 nghìn tỷ won (tức 5.9 tỷ đô la Mỹ). Tỷ số nợ trên tài sản (Debt – to – equity) lớn không tưởng: 850%. Dù đã cố gắng chắp vá khoản nợ khổng lồ đó bằng nhiều chương trình vận động cho vay nhưng khả năng của Hanjin chỉ huy động được 500 tỷ won (446 triệu đô la Mỹ) từ hãng hàng không Hàn Quốc (Korean Air lines Co.) tuy nhiên các chủ nợ của Hanjin khẳng định công ty phải có ít nhất 1000 tỷ won để đáo hạn nợ ngân hàng và trả nợ các chủ tàu cũng như vận hành công ty. Không chỉ Hanjin, chính đối thủ cạnh tranh – Hyundai Merchant Marine đã hoàn toàn thua lỗ vài năm gần đây và nhiều hãng tàu nhỏ hơn đã phải bán tàu giá rẻ và thậm chí là phá sản.

Các hãng tàu không chỉ áp lực vì nhu cầu ngày càng sụt giảm mà còn từ sự cạnh tranh của việc nhiều hãng tàu liên minh với nhau nhằm cắt giảm chi phí vận hành. Mặc dù đã được phó chủ tịch hiệp hội chủ tàu Hàn Quốc gợi ý về sự liên minh giữa HanjinHyundai nhưng chính phủ Hàn Quốc vẫn không xem xét giải pháp này dẫn đến một tương lai không tươi sáng dành cho cả hai hãng tàu đặc biệt là ông lớn Hanjin.

Số phận Hanjin sẽ ra sao? Tương lai các hãng tàu biển sẽ như thế nào? Định hướng nào cho sinh viên ngành xuất nhập khẩu trước những biến động này? Hãy cùng bàn luận với LSC nhé các bạn.

Biên tập: Anh Tuấn

[SCM] – Tìm hiểu về Planning (P3)_Inventory Management

0

QUẢN TRỊ TỒN KHO (INVENTORY MANAGEMENT)

Quản trị tồn kho là tập hợp các kĩ thuật nhằm quản lý mức tồn kho của chuỗi cung ứng ở những doanh nghiệp khác nhau, với mục tiêu giảm chi phí tồn kho càng nhiều càng tốt nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Quản trị tồn kho là quá trình cân bằng giữa mức tồn kho và nhu cầu thị trường, đồng thời khai thác tính kinh tế theo quy mô để hình thành mức giá tốt nhất cho sản phẩm.

Có 3 loại tồn kho:

  • Tồn kho theo chu kỳ: nhằm đáp ứng nhu cầu sản phẩm qua từng giai đoạn giữa những lần đặt hàng.

Dựa trên tính kinh tế theo quy mô, đặt ít đơn hàng nhưng mỗi đơn hàng với số lượng lớn và được giao hàng liên tục thay vì đặt nhiều đơn hàng với số lượng nhỏ.

  • Tồn kho theo mùa: thực hiện khi một doanh nghiệp hoặc chuỗi cung ứng với một khả năng sản xuất nhất định quyết định sản xuất và dự trữ hàng hóa với mục đích đáp ứng nhu cầu cho tương lai.

– Quyết định tồn kho theo mua được quy định bởi tính kinh tế theo quy mô thông qua công suất và cấu trúc chi phí của mỗi công ty trong chuỗi cung ứng.

– Quản trị tồn kho theo mùa đòi hỏi phải có sự chính xác trong việc dự báo nhu cầu trong tương lai bởi vì một lượng lớn hàng tồn kho sẽ được sản xuất và dự trữ.

– Nếu việc dự báo nhu cầu không chính xác sẽ gây tốn lượng lớn chi phí cho việc dự trữ đồng thời một lượng lớn hàng hóa không thể bán ra thị trường.

  • Tồn kho an toàn: cần thiết cho việc bù đắp những vấn đề không chắc chắn trong chuỗi cung ứng.

– Nếu tỉ lệ không chắc chắn càng lớn thì mức độ tồn kho an toàn càng cao.

– Tồn kho an toàn là một tài sản cố định và đòi hỏi phải bỏ ra chi phí tồn kho.

– Các doanh nghiệp phải cân bằng giữa mong muốn của mình trong việc sản xuất nhiều dòng sản phẩm có giá trị cao với việc giữ mức tồn kho thấp nhất có thể.

[SCM] – Tìm hiểu về Planning (P2)_Product Pricing

0

Tìm hiểu về Planning _ Bài 2: Product Pricing

Planning là tập hợp các quy trình nhằm lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để nhắm đúng vào nhu cầu thị trường, ngoài dự báo nhu cầu (demand forecast), các công ty và chuỗi cung ứng còn có thể sử dựng các chính sách giá để định hướng nhu cầu của khách hàng, sao cho đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty.

Các quan điểm về chính sách giá sẽ thay đổi tùy theo vị trí của người ra quyết định trong công ty. Phòng Marketing và Sales thường thích dùng chính sách giá để kích cầu trong mùa cao điểm (thông qua các hoạt động mà họ gọi là promotion), trong khi những người thuộc bộ phận tài chính hay sản xuất đôi khi muốn thay đổi giá để kích cầu trong những mùa thấp điểm. Cho dù cách thức có khác nhau, thì mục tiêu chung của họ đều nhắm vào việc làm sao để tăng doanh thu hoặc giảm chi phí để tối đa hóa lợi nhuận.

Mối quan hệ giữa Cơ cấu chi phí của công ty với Chính sách giá

Câu hỏi mà chắc có lẽ các bạn đang đặt ra là “Vậy rốt cuộc thì nên thực hiện “price promotion” trong mùa cao điểm hay là mùa thấp điểm?” Để trả lời câu hỏi này, một nhà quản trị chuỗi cung ứng tài giỏi sẽ nói rằng: “Còn tùy!” Đúng thế, việc định giá của công ty có mối quan hệ chặt chẽ với cơ cấu chi phí của nó.

Cơ cấu chi phí của các công ty là khác nhau, nó bao gồm chi phí nhân công, chi phí chạy máy móc và cả chi phí để lưu trữ tồn kho. Đối với các tổ chức khác nhau, các chi phí này không giống nhau cả về tỷ lệ lẫn khả năng biến đổi (độ linh hoạt khi thay đổi cơ cấu chi phí).

Ví dụ như một công ty có cơ cấu chi phí với đặc điểm như sau: nó có thể dễ dàng thay đổi lượng nhân công cũng như năng suất máy móc khi sản xuất, nhưng chi phí lưu trữ tồn kho là rất lớn. Trong thực tế, bạn có thể tìm thấy một công ty như vậy ở các xí nghiệp sản xuất linh kiện cho thiết bị điện tử, do việc thay đổi cấu tạo dây duyền sản xuất là khá dễ dàng để sản xuất ra nhiều dạng linh kiện khác nhau, đồng thời việc lưu trữ tồn kho linh kiện điện tử là rất tốn kém do mặt hàng này rất dễ bị lỗi thời.

Và bạn nghĩ xem chính sách giá mà họ nên theo đuổi là gì? Câu trả lời là họ nên chạy “promotions” trong những mùa cao điểm. Tại sao ư? Vì họ hoàn toàn có thể tăng tối đa năng suất máy để sản xuất các sản phẩm trong mùa cao điểm, nên việc kích cầu tiêu dùng ngay trong mùa cao điểm sẽ giúp họ bán được một lượng hàng rất lớn, dư sức bù đắp cho phần lợi nhuận giảm đôi chút do giảm giá.

Có những công ty khác không thể thay đổi công suất máy và nâng quy mô sản xuất lên dễ dàng như vậy. Bạn hãy tưởng tượng đến một nhà máy sản xuất giấy. Tuy nhìn thì khá đơn giản nhưng nhà máy cùng các trang thiết bị để sản xuất mặt hàng giấy tiêu dùng thường rất tốn kém, và nó có thể có kích thước vô cùng lớn đến nỗi ngốn rất nhiều thời gian cho việc lắp đặt. Và một khi dây chuyền đã chạy, thì cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí là hãy duy trì nguyên trạng một quy mô đều đặn. Trong khi đó chi phí lưu kho lại rất tiết kiệm, vì giấy tiêu dùng là mặt hàng rất khó trở nên lỗi thời, giá trị nó cũng khá thấp nên thường chúng ta chỉ cần thuê các cơ sở lưu trữ thông thường mà không lo đến việc sợ mất cắp.

12312321

Với cơ cấu chi phí như vậy, nhà máy sản xuất giấy này có động cơ để chạy chương trình kích cầu trong đợt bán hàng thấp điểm. Vào những lúc cao điểm, vì dù sao quy mô sản xuất cũng khó lòng có thể nâng lên cao hơn, việc nên làm là giữ vững mức giá ổn định để không làm sụt giảm doanh thu. Vào những mùa thấp điểm, khi mà nhu cầu xuống thấp hơn sản lượng nhà máy, việc giảm giá sẽ giúp công ty cân bằng lượng cung cầu cho sản phẩm, và do đó có thể đảm bảo việc sản xuất diễn ra với quy mô đều đặn cả năm.