Năm phát minh về đóng gói đã làm thay đổi FMCG mãi mãi

0

Việc đóng gói đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nhất là đối với những mặt hàng tiêu dùng nhanh bởi nó gần như là yếu tố thu hút khách hàng đầu tiên. Không những giúp bảo quản sản phẩm và mang tính thẩm mỹ, bao bì của sản phẩm còn tạo nên những cuộc cách mạng trong FMCG mà sự thành công của chúng chính là thói quen sử dụng mặt hàng tiêu dùng nhanh  ngày hôm nay của chúng ta.

NĂM PHÁT MINH VỀ ĐÓNG GÓI NÀY ĐÃ LÀM THAY ĐỔI FMCG MÃI MÃI
NĂM PHÁT MINH VỀ ĐÓNG GÓI NÀY ĐÃ LÀM THAY ĐỔI FMCG MÃI MÃI

Những sản phẩm bạn sử dụng hằng ngày đều mang trong mình những câu chuyện đằng sau sự xuất hiện của nó. Dưới đây là năm câu chuyện thú vị nhất về năm phát minh đã làm nên một cuộc cách mạng trong FMCG.

1. Thực phẩm đóng hộp

Thực phẩm đóng hộp mà chúng ta vẫn sử dụng hằng ngày tưởng chừng là một thứ hết sức bình thường thế nhưng đó lại là một phát minh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong ngành thực phẩm. Vào cuối thế kỉ 18, Hải Quân Anh đứng trước một thách thức khi số lượng thủy thủ bỏ mạng trên biển ngày càng tăng do chế độ ăn uống nghèo nàn gồm thịt muối và bánh bích quy. Bộ Hải quân Anh nhận ra họ cần phải thay đổi nếu họ muốn xây dựng lại Đế chế của mình. Nhưng làm thế nào để cung cấp thực phẩm và bảo quản chúng không bị hư hỏng ? Với sự hậu thuẫn của vua George III, thương gia Anh Peter Durant đã tìm ra giải pháp là tìm cách đóng hộp để bảo quản chúng và từ đó đánh dấu sự ra đời của sản phẩm hôm nay.

Thực phẩm đóng hộp không chỉ là cuộc cách mạng đối với sản xuất lương thực, nó còn nâng cao chất lượng cuộc sống của con người thông qua cung cấp những sản phẩm đa dạng, chất lượng và giá cả hợp lí. Mặc dù hiện nay nó đang bị đe dọa bởi sự xuất hiện của lò vi sóng và những phát minh tương tự, nhưng có một sự thật rằng, thực phẩm đóng hộp vẫn giữ một vị trí quan trọng trong chúng ta.

2. Sự xuất hiện của chai có nắp vặn

Mặc dù không có một xác nhận rõ ràng về người phát minh ra chai sử dụng nắm vặn như vít, nhưng không có nghi ngờ gì khi nói John Landis Mason – người sáng lập bình Mason, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển những nguyên mẫu đầu tiên. Vào cuối thế kỉ 20, một công ty Pháp đã tạo ra công nghệ Stelvin – sản xuất hằng loạt các nắp vặn để đóng chai rượu vang, từ đó tạo ra một sự thay đổi lớn trong cách chúng ta lưu trữ rượu vang, nước uống, và một số thực phẩm khác đến tận bây giờ.

3. Corner Yogurt

60 năm về trước, bạn chỉ thể tìm thấy sữa chua trong những cửa hàng y tế và nó sẽ mang một hương vị khác biệt so với những loại sữa chua bây giờ. Sau đó, vào đầu những năm 1960, một công ty của Thụy Sĩ có tên Ski đã có sáng kiến tuyệt vời khi thêm đường và trái cây vào sữa chua. Sau đó nữa là Müller, hãng sữa tư nhân từ Đức cũng mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này. Nhờ vào sự đầu tư mạnh với những thông điệp về sữa chua như một thứ đồ ăn nhẹ lành mạnh, sữa chua và sự phổ biến của nó đã làm nên một sự bùng nổ thật sự.

Sự thành công của bao bì trong việc tách sữa chua và trái cây là việc đặt sự quan tâm đến người tiêu dùng trong quá trình ăn uống. Bạn không chỉ mua sữa chua, bạn được tương tác và cá nhân hóa thông qua việc quyết định thêm vào vị yêu thích của bạn. Sự tương tác rất quan trọng bởi nó đã dẫn đường cho nhiều thương hiệu FMCG ngày nay bỏ qua việc hàm lượng đường và chất béo cao mà hướng đến khẩu vị của người tiêu dùng.

4. Tetra Pak

Khoảng một trăm nay về trước, Ruben Rausing, con trai của một họa sĩ người Thụy Điển, đã mua lại một công ty bao bì nhỏ ở Đan Mạch. Ông biết rằng việc phân phối sữa và nước trái cây trong chai thủy tinh cồng kềnh có thể được cải thiện, nhưng làm thế nào? Phải mất 30 năm đầu tư liên tục với niềm tin vững chắc, cuối cùng vào cuối những năm 1960, Rausing và các đồng nghiệp của mình đã khám phá ra cách để đóng chai sữa, nước trái cây và các thực phẩm dạng lỏng khác trong điều kiện vô trùng và có thể bảo quản trong một thời gian dài. Và đó là lúc Tetra Pak ra đời.

Tetra Pak cung cấp một bước thay đổi trong ngành bằng việc kéo dài thời hạn bảo quản lên đến một năm đối với những sản phẩm mà trước đây phải tiêu thụ trong ngày. Không có gì ngạc nhiên khi Viện Hàn lâm Khoa học Kỹ Thuật Thụy Điển gọi Tetra Pak là “một trong những phát minh thành công nhất mọi thời đại”. Số lượng bán ra của Tetra Pak vào năm 2015 là 184 tỷ hộp.

5. Bao bì có thể tiêu thụ và tan được

Dân số thế giới tiếp tục bùng nổ kéo theo số lượng bao bì bị vứt đi mỗi ngày tăng lên đáng kể. Chỉ riêng ở Anh, theo ước tính con người đã tạo ra 8 triệu ly phế phẩm thông qua việc tiêu thụ café mỗi ngày. Bên cạnh đó là những loại bao bì khác,gói thuốc lá,… đang ngày càng tạo ra một “biển rác” thật sự trong tương lai. Trong lúc đó ở Thụy Điển, tại Tomorrow Machine, họ đang làm việc với mong muốn tạo ra một số bao bì cực kỳ phong cách và thân thiện với môi trường. Phát minh đầu tiên của họ là một bữa ăn nhẹ “thu nhỏ”. Khi nước nóng được đổ vào, nó sẽ biến thành một bát làm bằng vật liệu phân huỷ sinh học. Phát minh này không chỉ độc đáo từ thiết kế mà chúng còn thân thiện với môi trường . Và nếu một nhà khổng lồ ngành công nghiệp đầu tư và áp dụng nó, chúng ta có thể trông chờ những thay đổi tích cực trong tương lai.

  • Kết luận:

Năm phát minh trên đã tạo nên những cuộc cách mạng không những thay đối thói quen ăn uống của chúng ta mà còn thúc đẩy FMCG phát triển lên những tầm cao mới. Lần tới mỗi khi sử dụng những sản phẩm này, các bạn hãy thử quan sát thật kỹ bao bì của chúng để cảm nhận được tầm quan trọng của chúng đối với sản phẩm và ý nghĩa của nó với chúng ta nhé!

Biên tập: Phương Thúy

Mạng xã hội – “Cuộc Cách mạng đầy hứa hẹn với chuỗi cung ứng”

0

Mạng xã hội là một xu thế công nghệ hiện đại đang chiếm lĩnh mọi ngóc ngách của thế giới. Có đến hơn 1.5 triệu cá nhân đang sử dụng mạng xã hội trên toàn cầu.

Mạng xã hội là một xu thế công nghệ hiện đại đang chiếm lĩnh mọi ngóc ngách của thế giới.
Mạng xã hội là một xu thế công nghệ hiện đại đang chiếm lĩnh mọi ngóc ngách của thế giới.

Một thống kê của Charlton College of Business Center for Marketing Research tại Đại học Massachusetts Dartmouth đã chỉ ra rằng, 77% các công ty thuộc bảng xếp hạng Fortune 500 đang sử dụng tài khoản Twitter, 70% sở hữu trang Facebook riêng, và 69% tận dụng YouTube.

Tuy nhiên, phần lớn việc vận dụng mạng xã hội của doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở khâu nghiên cứu thị trường hay xúc tiến sản phẩm mà chưa được khai thác hiệu quả cho các ngành quản lý chuỗi cung ứng và logistics. Mặc dù vậy, thực tế vẫn cho thấy, việc quản trị chuỗi cung ứng không thể mãi nằm bên lề mạng xã hội.

Một số nhà tiên phong trong lĩnh vực hiện đã bắt đầu triển khai mạng xã hội vào hoạt động quản trị chuỗi cung ứng. Home Depot đã xây dựng trang web chia sẻ truyền thông xã hội của riêng mình với tên gọi The Warehouse nhằm rút ngắn thời gian chuyển thông tin giữa các ban quản lý, đồng thời đảm bảo việc truyền đạt nhanh chóng và hiệu quả thông tin đến với những ai có nhu cầu.

Có thể thấy, mạng xã hội đã, đang và sẽ mở ra rất nhiều triển vọng cho SCM và logistics. Dưới đây là một vài tác động tích cực của xu thế công nghệ này.

Củng cố quan hệ với nhà cung ứng

Những chuỗi cung ứng lớn và phức tạp luôn là thách thức đáng kể cho công tác quản lý. Các công ty cũng thường vì thế mà đối diện nguy cơ mất kiểm soát đối với nhà cung ứng của mình.

Walmart từng gặp rắc rối nghiêm trọng khi không nắm thông tin về vụ hỏa hoạn tại công xưởng của nhà cung ứng vải đối tác thuộc Bangladesh. Sau sự việc đáng tiếc khiến hơn 100 công nhân nhà máy thiệt mạng này, Walmart đã quyết định nhờ tới sự trợ giúp của mạng xã hội.

Thông qua các diễn đàn xã hội trực tuyến như Google+, Twitter, Facebook…, Walmart đã tạo ra một cộng đồng tập hợp các nhà cung ứng của mình nhằm cung cấp kiến thức an toàn, thông báo các sự cố, trao đổi các giải pháp và xây dựng các mạng lưới quan hệ.

Một minh chứng thực tế khác là câu chuyện của Lockheed Martin, công ty gần đây đã cho ra đời Supplier Wire. Trang web cộng đồng này cung cấp nhiều tài liệu giáo dục quan trọng cùng tính năng trò chuyện trực tuyến để công ty và nhà cung ứng có thể tiếp xúc trực tiếp với nhau, cho dù là những nhà cung ứng nhỏ nhất.

Tăng tính minh bạch

Các cộng đồng trực tuyến đang góp phần tạo ra những chuỗi cung ứng minh bạch và công khai hơn. Kể cả là khi các công ty cần tìm một nhà cung ứng mới hay khi một khách hàng muốn tìm hiểu về xuất xứ của sản phẩm, Sourcemap là mạng xã hội có thể cung cấp câu trả lời thỏa đáng nhất. Trang web cộng đồng này đăng tải những tấm bản đồ mang thông tin về nơi xuất xứ của mọi nguyên liệu, bộ phận tạo thành sản phẩm.

Một cộng đồng trực tuyến như vậy là công cụ có giá trị đặc biệt quan trọng cho tất cả các bên liên quan đến chuỗi cung ứng, vì nó cho phép mọi người tiếp xúc với những nhân tố chủ chốt của mọi quy trình cũng như xác định tính bền vững của các quy trình ấy. Có thể thấy, Sourcemap nói riêng và mạng xã hội nói chung là một giải pháp sáng tạo cho bài toán cập nhật nguồn thông tin biến đổi liên tục của chuỗi cung ứng.

Cải thiện các quy trình và truyền thông nội bộ

Cùng sự vươn lên nhanh chóng của các công ty đa quốc gia, việc giữ liên lạc với mọi văn phòng và nhà máy ngoại quốc nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng nội bộ trôi chảy là cực kì thiết yếu. Các công cụ xã hội là chìa khóa cho vấn đề này. Mạng xã hội khuyến khích sự tương tác và chia sẻ – những hoạt động với vai trò đáng kể trong việc giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng, đẩy nhanh quá trình đưa ra quyết định và cải thiện hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng.

Theo một nghiên cứu của Aberdeen Group, các lợi ích kể trên là hoàn toàn có căn cứ. Những doanh nghiệp tận dụng các cộng đồng mạng xã hội giao hàng đúng giờ đạt tỉ lệ 94.3%, so với 92.2% của những tổ chức không tham gia mạng xã hội. Ngoài ra, tỉ lệ hết hàng cũng lần lượt là 3.4% so với 7.2%.

Sự phát triển của mạng xã hội trong SCM và logistics tuy chưa phổ biến nhưng lại chứa đựng rất nhiều triển vọng. Hiện đã bắt đầu xuất hiện nhiều doanh nghiệp tiên phong ứng dụng xu thế công nghệ này vào quy trình quản lý chuỗi cung ứng. Trong tất cả các loại phương tiện truyền thông khác nhau, phương tiện truyền thông xã hội chắc chắn sẽ đóng một vai trò khó có thể thay thế trong tương lai. Nhờ có chúng, các công ty giờ đây có nhiều cách để thu hút đối tác và khách hàng hơn bao giờ hết.

Biên tập: Phương Thúy

Vai trò của Internet of Things đối với chuỗi cung ứng

0

Internet of Things (IoT) đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Liên tục tạo dựng và giải phóng những làn sóng dữ liệu mới, IoT cung cấp cho các nhà quản trị chuỗi cung ứng khả năng hiển thị và độ chính xác cao hơn trong xác định và dự báo các vấn đề tiềm tàng xuyên suốt toàn bộ chuỗi cung ứng.

Mô hình Internet of Things
Mô hình Internet of Things

1. IoT là gì?

IoT, hiểu một cách nôm na, chính là sự kết nối vạn vật: tất cả những đồ vật thông dụng từ điện thoại, đồng hồ, mắt kính, đến máy móc công nghiệp, phương tiện giao thông… được gắn các chip hay các thiết bị cảm ứng, kết nối với nhau qua Wifi, mạng viễn thông băng rộng (3G, 4G), bluetooth, hồng ngoại… và từ đó có khả năng trao đổi dữ liệu với nhau thông qua việc thu thập và truyền tải thông tin.

IoT có mối liên hệ mật thiết với Big Data – khối lượng thông tin khổng lồ vừa là sản phẩm, vừa là nguyên liệu đầu vào để vận hành hệ thống IoT ngày càng được mở rộng. Tính đến năm 2017, số lượng thiết bị kết nối Internet đã lên đến trên 20 tỉ và con số này dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh lên gấp đôi vào năm 2022. IoT đang bắt đầu thay đổi toàn bộ viễn cảnh của dịch vụ kho bãi và phân phối hàng hóa trên toàn thế giới với ước tính khoảng 5.5 triệu thiết bị mới được kết nối mỗi ngày. Trong tương lai, IoT sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng, đem lại nhiều lợi ích đáng giá và đồng thời cũng đặt ra những thách thức nhất định.

2. Một số ứng dụng nổi bật của IoT trong chuỗi cung ứng

Đối với sản xuất, IoT có thể đem lại những lợi ích to lớn thông qua nâng cao hiệu quả làm việc của hệ thống máy móc. Về cơ bản, IoT giúp thu thập các thông số thực tế về nhiệt độ, tần suất, thủy lực… của máy, từ đó đưa ra những quyết định về tuổi thọ còn lại của máy, thời điểm bảo trì, chỉ dẫn thông tin chi tiết cho đội ngũ bảo trì về công cụ hoặc bộ phận cần lưu ý, tạm dừng hoạt động máy khi có lỗi ảnh hưởng đến hệ thống… Tất cả những điều trên góp phần giảm thiểu những gián đoạn và gia tăng hiệu quả làm việc của dây chuyền sản xuất.

Bên cạnh đó, IoT giúp cải thiện quá trình vận chuyển với khả năng linh hoạt thay đổi hệ thống chuyển phát tự động và lựa chọn tuyến đường phù hợp. Với hai công nghệ mấu chốt là GPS và RFID (Radio Frequency Identification), việc giám sát tình hình giao thông và các giải pháp nhận diện, cập nhật địa điểm được thực hiện dễ dàng, cho phép quy trình vận chuyển được tự động hóa một cách tối ưu với thời gian giao hàng được dự đoán chính xác.

Thông qua cải thiện khả năng tương tác, giảm thời gian chờ đợi và tìm hiểu tâm lý khách hàng cặn kẽ bằng khối lượng thông tin cập nhật từ các thiết bị kết nối (connected devices), IoT còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Việc nâng cấp sản phẩm bằng công nghệ IoT cũng hứa hẹn đem lại những trải nghiệm mới lạ. Heineken đã thành công với thử nghiệm này khi tung ra Ignite Bottle, những chai bia được gắn thiết bị cảm ứng bao gồm đèn LED, có thể bắt được nhịp điệu và nhấp nháy theo bản nhạc được phát trong các bữa tiệc.

3. Phát triển IoT ở Việt Nam

Không thể phủ nhận IoT có thể đem lại những lợi ích to lớn trong quản trị chuỗi cung ứng, nhưng để nắm bắt đầy đủ tiềm năng của các ứng dụng IoT, cần phải có những đổi mới một cách hệ thống trong công nghệ và mô hình kinh doanh cũng như đầu tư nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực. Nhiều doanh nghiệp còn thận trọng trước việc đón nhận xu thế IoT vì những lo ngại về các vấn đề liên quan đến giá thành thiết bị, năng lượng pin, vùng phủ kết nối. Tuy nhiên, với những cải tiến công nghệ về băng rộng di động 4G luôn được triển khai, giá thành thiết bị được bình ổn và xu hướng học hỏi, tiếp thu công nghệ nước ngoài trong những năm gần đây, các doanh nghiệp nên linh động trong nắm bắt thị trường xem xét nhìn nhận IoT như một khoản đầu tư hấp dẫn và sẵn sàng hành động, thức thời nắm bắt cơ hội để phát triển.

Tóm lại, IoT là xu thế công nghệ đang vươn mình mạnh mẽ trên toàn thế giới, đem lại vô số những tiềm năng và thách thức. Để có thể áp dụng hiệu quả IoT trong chuỗi cung ứng đòi hỏi không chỉ hạ tầng công nghệ ban đầu mà còn kỹ thuật và phương pháp vận dụng, quản lý, kết hợp các công nghệ đó sao cho hiệu quả, điều mang tính đặc thù cho từng doanh nghiệp và luôn cần được nghiên cứu và phát triển.

Biên tập: Phương Thúy

Kho hàng riêng hay kho hàng công cộng – Đâu là lợi thế cho doanh nghiệp?

0

Warehouse management (quản lý kho bãi) là một trong các mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng.

Warehouse management (quản lý kho bãi) là một trong các mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng.
Warehouse management (quản lý kho bãi) là một trong các mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng.

Đối với bất kể ngành hàng nào với quy mô và sản lượng ra sao, các kho hàng đảm bảo lưu trữ và phân phối hàng hoá luôn là điểm thiết yếu. Tuy nhiên, tùy theo năng lực và nguồn lực bản thân mà mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề vô cùng quan trọng này.

Bên cạnh các “ông lớn” có đủ sức cạnh tranh để duy trì kho bãi của riêng mình, kho công cộng cho đến nay vẫn là một lựa chọn quen thuộc của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kho công cộng và kho riêng đòi hỏi những yêu cầu về xây dưng và phương pháp quản lý khác nhau, và vì vậy doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu kĩ càng trước khi lựa chọn loại kho hàng phù hợp.

Kho riêng do doanh nghiệp sở hữu

Kho riêng được xây dựng và thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh để lưu trữ các sản phẩm đã sản xuất của mình. Loại kho này thường chỉ phù hợp với những nhà sản xuất, kinh doanh lớn bởi cần có nguồn vốn ban đầu đáng kể để đầu tư xây dựng hoặc mua một nhà kho. Vì vậy, có thể coi một kho riêng nói trên là một đầu tư dài hạn khá mạo hiểm nhưng cũng rất giá trị.

Kho dưới sự sở hữu của doanh nghiệp sẽ cung cấp cho các nhà quản lý khả năng kiểm soát hoàn toàn các yếu tố liên quan đến nhu cầu lưu trữ, cho phép theo dõi một cách rõ ràng các sản phẩm cho đến khi chúng được giao tận tay cho khách hàng.

Bên cạnh đó, các kho riêng được xây dựng dựa trên những tiêu chí cụ thể, riêng biệt sao cho có thể tạo điều kiện thuận lợi nhất (về không gian, nhiệt độ, độ ẩm…) cho việc lưu trữ, bảo quản loại hàng hóa mà công ty kinh doanh. Mức độ kiểm soát cao cũng giúp các doanh nghiệp linh động hơn trong việc mở rộng, cải tiến kho sao cho phù hợp với sự thay đổi nếu có của sản phẩm.

Kho thông minh của Vinamilk là một ví dụ điển hình cho sự thành công trong việc xây dựng và quản lý kho riêng. Là một trong những nhà kho hiện đại nhất ở Việt Nam với ứng dụng công nghệ tiên tiến của SSI SCHAEFER như hệ thống quản lý kho WAMAS, hệ thống xe điện có ray dẫn đầu tiên ở Đông Nam Á…, kho được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trữ cực lớn cho khối lượng sản xuất khổng lồ của nhà máy sữa Mega Factory, điều khó có thể thực thi nếu như Vinamilk lựa chọn thuê kho công cộng. Việc Vinamilk xây dựng nhà kho riêng như trên là biện pháp tối ưu nhất cho các hoạt động sản xuất ngày càng được mở rộng và hiện đại hóa của mình.

Kho công cộng

Kho công cộng cung cấp dịch vụ với tư cách là bên thứ ba. Họ không sở hữu sản phẩm mà chỉ chịu trách nhiệm quản lý và lưu trữ hàng hóa của các công ty khách hàng. Kho công cộng là lựa chọn thích hợp cho các công ty với quy mô vừa và nhỏ, không đủ khả năng để có kho riêng của mình do những hạn chế về vấn đề tài chính. Thuê kho công cộng có thể chia làm hai loại, theo thời vụ ngắn hạn hàng tháng, hoặc theo hợp đồng dài hạn kéo dài trên một năm.

Việc thuê kho theo tháng sẽ giúp công ty tiết kiệm chi phí qua những thay đổi theo mùa vụ. Nếu như lượng hàng cần lưu trữ trong tháng sau chỉ bằng nửa lượng hàng hiện tại, công ty sẽ chỉ phải chi trả cho không gian thuê tương ứng với lượng hàng của mình. Tuy nhiên điều này cũng gây ra những bất ổn nhất định vì khi lượng hàng tăng cao mà nhà kho đã đầy, công ty sẽ phải tìm một nhà cung cấp dịch vụ khác cho sản phẩm của mình.

Thuê kho theo hợp đồng dài hạn, trái lại, sẽ không có được sự linh hoạt của thuê ngắn hạn, nhưng bù lại mức độ đảm bảo cao hơn. Không gian thuê có thể là toàn bộ kho hoặc một bộ phận nhất định và không thể thay đổi trong suốt thời gian hợp đồng còn hiệu lực. Với thời gian đủ dài như vậy, nhà cung cấp dịch vụ kho có thể tùy chỉnh thiết bị, quy trình… sao cho phù hợp với các nhu cầu lưu trữ hàng hóa cụ thể nhờ đó mà nâng cao chất lượng quản lý và bảo quản sản phẩm của công ty khách hàng.

Một kho hàng công cộng tại St.Louis
Một kho hàng công cộng tại St.Louis

Kết luận

Nhìn chung, kho riêng và kho công cộng đều có những ưu và nhược điểm nhất định, phù hợp với quy mô khác nhau của công ty. Các doanh nghiệp lớn đủ điều kiện thường sẽ xây dựng kho riêng của mình để thống nhất với các hoạt động khác trong chuỗi cũng ứng và tiện quản lý hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ mặt khác có thể tận dụng lợi thế của việc thuê kho ngoài, cân nhắc các yếu tố đi kèm để cắt giảm chi phí không cần thiết đồng thời vẫn đảm bảo hàng hóa được quản lí hiệu quả, an toàn.

Biên tập: Minh Phúc

Tự động hóa trong quản lý kho hàng – Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp

0

Cùng với sự phát triển chóng mặt của ngành sản xuất cung ứng hàng hóa, sự bùng nổ của thương mại điện tử và sự chiếm lĩnh của các mặt hàng tiêu dùng nhanh FMCG, một thách thức lớn được đặt ra cho mọi nhà bán lẻ đó là phân bố nguồn lực hợp lý trong quản lý chuỗi cung ứng, đặc biệt là hoạt động quản lý kho hàng (warehouse management).

Cho đến gần đây, ngành bán lẻ trên thế giới đã có những đầu tư công nghệ kỹ thuật số và tự động hóa mạnh mẽ cho khâu quản lý kho hàng.

Sự bùng nổ của FMCG và Thương mại điện tử

Cho đến gần đây, ngành bán lẻ trên thế giới đã có những đầu tư công nghệ kỹ thuật số và tự động hóa mạnh mẽ cho khâu quản lý kho hàng trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là ở các thị trường tiên phong. Thế nhưng khuynh hướng đầu tư như vậy ở thị trường Việt Nam đang còn ở mức hạn chế.

Khởi điểm là một nhà bán lẻ chuyên dụng về tã và sữa bột, Diapers.com hiện nay đã mở rộng thành nhà bán lẻ cung cấp đa dạng sản phẩm cho em bé nhờ áp dụng tự động hóa nhà kho thành công, loại bỏ hoàn toàn chi phí chuyển hàng đối với người mua và giảm thiểu tối đa thời gian giao hàng. Hay với UPS (United Parcel Service) Worldport, tự động hóa kho hàng đem đến hiệu suất làm việc tương đương với 84 người chỉ trong một giây, tức là 416000 lao động trong một tiếng. Để đạt được năng suất như vậy với các quy trình thủ công sẽ đòi hỏi một nguồn nhân lực khổng lồ và cực kì tốn kém.

Giải pháp tự động hoá kho hàng

Từ những thử nghiệm và thành công của các nhãn hàng trên, có thể thấy tự động hóa kho hàng là giải pháp đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, nó là một quá trình dài và đòi hỏi nhiều cải biến liên tục về công nghệ. Dưới đây là một số vấn đề cơ bản nhất mà mỗi doanh nghiệp cần phải nắm bắt và lưu ý để tự động hóa thành công:

1. Biết rõ sản lượng hàng hóa

Xác định chính xác nhân tố nêu trên là cách để tiến hành kiểm tra “sức khỏe” kho hàng cho một chiến lược tự động hóa phù hợp. Mô hình hóa đạt độ chính xác càng cao thì giải pháp cải tổ kho hàng (theo chiều sâu hay chiều rộng) càng khả thi. Nên đặt các câu hỏi: Tăng trưởng dự báo là bao nhiêu? Hiệu quả kinh doanh và chương trình khuyến mại có ảnh hưởng như thế nào đến luồng hàng? Các mô hình tự động hóa khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến thực trạng kho hàng và tiềm năng mở rộng của chúng?

2. Xem xét mức độ dịch vụ

Lưu ý này liên quan đến khuynh hướng phát triển trong tương lai của nhãn hàng. Dịch vụ hiện đang áp dụng và các dịch vụ có thể thực hiện đòi hỏi mọi thay đổi phải được triển khai theo chiều hướng và mức độ như thế nào để đạt lợi thế cạnh tranh cao nhất. Chẳng hạn, mức độ dịch vụ thường gặp phải thách thức ở mùa cao điểm. Vì vậy điều quan trọng là hệ thống có thể xử lý sản lượng trong thời gian có sẵn, phải luôn vượt qua được tỷ lệ tăng trưởng thay thế để kiểm tra tính hợp lý của các giải pháp.

3. Lập kế hoạch tích hợp

Hệ thống tự động phù hợp với cơ sở vật chất như thế nào? Các khu vực thủ công có bị ảnh hưởng? Có đủ cửa ra vào không? Làm thế nào để mở rộng các nhu cầu phát sinh nằm ngoài phạm vi đề xuất? Những yếu tố thường bị bỏ qua này đáng lý ra cũng luôn phải được dự trù cụ thể để đảm bảo sự thành công của dự án.

4. Điều phối quá trình tích hợp phần mềm

Có rất nhiều hệ thống quản lý kho (warehouse management system -WMS) khác nhau, mỗi doanh nghiệp cần tìm ra cho mình giải pháp phù hợp nhất để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. Sử dụng một WMS thiếu phù hợp với quy cách vận hành sản xuất và phân phối của kho hàng đồng nghĩa với việc năng suất hoạt động không được cải thiện là bao so với khi làm việc thủ công.

5. Đảm bảo vận hành và chuyển tiếp trôi chảy

Yếu tố quan trọng nhất của dự án là giai đoạn vận hành – một giai đoạn với rất nhiều rủi ro tiềm tàng. Quỹ thời gian và ngân sách để thử nghiệm hệ thống tự động hóa phải đủ lớn để chuyển đổi hàng tồn kho và đảm bảo năng suất thông qua những con số thực tế.

Một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý kho hàng có thể kể đến là tính năng động của doanh nghiệp, kì vọng về sản lượng tăng trưởng, loại sản phẩm phân phối hay chính sách kinh doanh và các chương trình khuyến mãi vào mùa cao điểm. Nếu doanh nghiệp không nắm bắt được các nhân tố này thì hoạt động đầu tư sẽ thiếu bền vững và kém hiệu quả.

Các hoạt động xử lý đơn hàng thủ công đang ở ngưỡng giới hạn của chúng. Trong hoàn cảnh đó, tự động hóa nhà kho là giải pháp tối ưu nhất nhằm loại bỏ các khó khăn nảy sinh Trong thị trường hiện nay, khi mà tốc độ tiêu dùng tăng chóng mặt, áp lực cạnh tranh gay gắt, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc nhận, trả và giao hàng.

Điều này nhất thiết đòi hỏi một cuộc cách mạng trong quản lý nhà kho. Việc nhiều doanh nghiệp FMCG thành công với mô hình mới mẻ này trên toàn thế giới là động lực để ngành sản xuất hàng hóa Việt Nam nhanh chóng chuyển mình.

Biên tập: Minh Phúc

CHUỖI CUNG ỨNG TRONG FMCG HIỆN NAY: NHỮNG THÁCH THỨC, SỰ CỘNG TÁC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

0

CHUỖI CUNG ỨNG TRONG NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG NHANH: NHỮNG THÁCH THỨC, SỰ CỘNG TÁC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Nếu như giữa thế kỷ thứ 20, vai trò của Logistics đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn là một khái niệm chưa rõ ràng, vai trò của Logistics chưa được nhận thức một cách sâu sắc và toàn diện thì đến nay Logistics đóng vai trò là một phần tối quan trọng và cần thiết đối với bất cứ ngành sản xuất, cung ứng dịch vụ nào. Sự phát triển của các ngành sản xuất mà đặc biệt là ngành sản xuất hàng tiêu dùng nhanh – FMCG( Fast moving consumer goods) đặt ra yêu cầu phải phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả với chức năng Logistics.

MỐI QUAN HỆ ĐẶC BIỆT GIỮA 3PL VÀ FMCG

Với sự vượt bậc nhanh chóng trong phát triển của Logistics, có nhiều hình thức Logistics như Logistics một bên – 1PL (tự cấp dịch vụ logistics), Logistics hai bên – 2PL (nhà cung ứng dịch vụ Logistics đảm nhiệm một khâu trong chuỗi), Logistics bên thứ ba – 3PL (nhà cung ứng thay mặt chủ hàng quản lý, thực hiện dịch vụ logistics), Logistics bên thứ 4 – 4PL (quản lý cả quy trình Logistics), Logistics bên thứ 5 – 5PL (thường trong lĩnh vực thương mại điện tử). Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, mối quan hệ giữa 3PL và FMCG đang là một mắt xích rất quan trọng trong nền kinh tế vì nó phát huy được hiệu quả và ưu điểm của dịch vụ Logistics bên thứ ba đặc biệt trong ngành hàng tiêu dùng nhanh. Tuy nhiên với tình hình cạnh tranh giữa  các nhà cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba đồng thời với sự nhận thức ngày càng rõ ràng và nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, chuỗi cung ứng trong ngành hàng tiêu dùng nhanh đang gặp những thách thức lớn.

TỪ NHỮNG THÁCH THỨC LỚN CỦA CHUỖI CUNG ỨNG TRONG FMCG

Thách thức đầu tiên là những mối quan tâm hàng đầu về Logistics. Giảm chi phí logistics (Reducing Logistics Costs – 98%) là mục tiêu dai dẳng số 1 của tất cả các ngành công nghiệp trong Annual 3PL Study, tuy nhiên cũng có những ưu tiên khác đối với các thách thức cụ thể của các loại hàng tiêu dùng nhanh, gồm có xử lý đơn hàng hoàn hảo (Perfect Order Fulfillment – 87%), nhanh chóng cảm nhận và đáp ứng với những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng (Rapidly Sensing and Responding to Changes in Consumer Demand – 83%) và rút ngắn thời gian đưa sản phẩm mới ra thị trường và tích hợp chuỗi cung ứng (Shortening New Product Time-to-Market and Supply Chain Integration – 81%).
Nguồn : gosmartlog.com
Không thể nhắc đến thách thức giữa nhà cung ứng dịch vụ Logistics và chủ hàng có cùng quan điểm. Chỉ có sự khác biệt nhỏ trong việc điều tiết chương trình khuyến mãi bán hàng, các công ty 3PL có nhiều khả năng xem việc này là một ưu tiên hàng đầu hơn so với các chủ. Có lẽ điều này là do các công ty FMCG phụ thuộc thường rất lớn vào chương trình khuyến mãi. Điều tiết sự dao động bất ổn trong sản lượng do chương trình khuyến mại tạo ra đòi hỏi tốc độ, tầm nhìn và kết nối IT. Một chủ hàng nói rằng việc đưa các nhà cung cấp 3PL vào kế hoạch chương trình khuyến mãi của họ “mang đến thêm một nguồn lực có lợi có lợi trong việc giúp đưa sản phẩm đến các kệ hàng một cách nhanh hơn. 3PL của chúng tôi hỗ trợ xúc tiến các lô hàng thông qua việc đổi từ vận tải biển sang đường hàng không hoặc cross-docking tại điểm đến để giảm thời gian xử lý.”

NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA CÁC CÔNG TY FMCG VỀ MỐI QUAN HỆ ĐẶC BIỆT NÀY

Các công ty FMCG liên kết chặt chẽ trong quan điểm của họ về vai trò của các công ty 3PLs trong việc giúp đỡ họ cải thiện mật độ vận chuyển / tận dụng tải, giảm chi phí logistics, và thực thi chiến lược chuỗi cung ứng đột phá (disruption strategy) / chiến lược chuỗi cung ứng giảm rủi ro (mitigation strategy), cũng như trong xử lý hoàn hảo đơn hàng và các dự án phát triển bền vững.

Frits Voortman, giám đốc chuỗi cung ứng tại FrieslandCampina nói: “Bền vững là rất quan trọng đối với công ty chúng tôi. Chúng tôi xuất hiện với những chương trình phát triển bền vững mới, được cải tiến sau sáp nhập và chúng tôi sẽ mong đợi sự giúp đỡ từ các công ty 3PL.”

CHO ĐẾN NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐƯỢC RÚT RA

Từ những thông tin trên, trong bối cảnh hiện nay các doanh nghiệp Logistics bên thứ ba cần rút ra được các bài học kinh nghiệm như:

  • Cải thiện quy trình trung tâm phân phối (Improved Distribution Center Processes): tìm kiếm các chiến lược để cải thiện quy trình kho hàng và đạt được KPIs tốt hơn là chiến lược cắt giảm chi phí được sử dụng nhiều nhất (87%) bởi các công ty FMCG được khảo sát. Ví dụ, công ty phân phối nước uống Ben E. Keith Company đang sử dụng hệ thống quản lý kho hàng (warehouse management system) của họ để theo dõi nhân lực và giờ làm việc tốt hơn và đang tuyển thêm lao động tạm thời để ứng phó với tình hình đột biến trong sản lượng.
  • Thương lượng lại giá cho dịch vụ logistics (Renegotiated Rates for Logistics Services): một số lượng lớn những chủ hàng được hỏi sử dụng việc đàm phán lại giá như một phương án để giảm chi phí logistics (86% cho các dịch vụ logistics và 74% cho các dịch vụ kho bãi).
  • Cải thiện tầm nhìn tồn kho và dự báo (Improved Forecasting and Inventory Visibility): một số lượng lớn (83%) các công ty FMCG được khảo sát đang tìm cách để cải thiện dự báo và tầm nhìn hàng tồn kho để giảm chi phí, nhưng chỉ có một số lượng hạn chế đã triển khai thực hiện các giải pháp với các công ty 3PL (16%)
  • Thiết kế lại mạng lưới chuỗi cung ứng (Redesigned the Supply Chain Network): theo như kết quả từ một cuộc khảo sát thì ¾ số công ty FMCG được khảo sát đang sử dụng phương pháp thiết kế lại chuỗi cung ứng để giảm chi phí logistics, nhưng chỉ 32% đang thực hiện điều này với nhà cung cấp 3PL.

10 PHƯƠNG DIỆN BIG DATA ĐANG CÁCH MẠNG HÓA VIỆC QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

0

Big Data đã và đang cung cấp cho các mạng lưới nhà cung ứng những dữ liệu chính xác, rõ ràng, sâu sắc và mới nhất, với mục đích chia sẻ thông tin thuận tiện và tiên tiến hơn trong chuỗi cung ứng.

Với các công ty vẫn còn đang ngần ngại trong việc ứng dụng Big Data vào việc vận hành chuỗi cung ứng, 10 yếu tố sau đây hứa hẹn sẽ thuyết phục họ mạnh mẽ:

1.Quy mô, phạm vi và chiều sâu của dữ liệu chuỗi cung ứng đang tăng giúp cung cấp những bộ dữ liệu phong phú để xử lý từng ngữ cảnh khác nhau.

Nói đến sự đa dạng, Thế giới có trên 52 nguồn Big Data khác nhau; còn khối lượng và tốc độ lưu thông dữ liệu dựa trên mức độ được tổ hoàn thiện về cấu trúc của dữ liệu. Nghiên cứu cho thấy phần lớn dữ liệu về chuỗi cung ứng được thu thập bên ngoài doanh nghiệp, nên các nhà kinh doanh với tư duy tiên tiến coi Big Data như một công cụ đắc lực để mở rộng hợp tác.

2.Cho phép hình thành nhiều hơn những mạng lưới phức tạp của nhà cung ứng – những mạng lưới tập trung hơn chia sẻ kiến thức và tìm kiếm sự hợp tác – bởi các giá trị gia tăng chỉ hình thành khi giao dịch hoàn thành

Big Data đang biến đổi cách các mạng lưới các nhà cung cấp hình thành, phát triển và lớn mạnh trong các thị trường mới và thị trường đã đạt đến mức bão hòa. Những giao dịch thành công không phải mục tiêu duy nhất, mà đó còn là việc tạo nên mạng chia sẻ tri thức dựa trên “insights” thu thập được từ những phân tích của Big data.

3.Big Data và phân tích chuyên sâu được vận dụng vào các ứng dụng của chuỗi cung ứng như công cụ tối ưu hóa, dự đoán lượng cầu, kế hoạch tích hợp dự án, hợp tác cung ứng & phân tích nguy cơ ở tốc độ cao.

4.Hơn 60% các nhà điều hành chuỗi cung ứng công nhận các phân tích từ Big Data là một công nghệ mang tính đột phá và quan trọng, tạo một cơ sở cho sự thay đổi lâu dài trong tổ chức.

Phát ngôn viên của lãnh đạo công ty SCM World đã cung cấp một bảng thông tin cho thấy đa số các nhà điều hành lão làng đều chọn Big Data thay vì các công nghệ khác như cung ứng điện tử hoặc mạng Internet.

5.Phân tích địa lý dựa trên nền tảng Big Data để hợp nhất và tối ưu hóa mạng lưới Phân phối.

Sự kết hợp các kênh lớn, nhanh chóng và đa dạng của Big Data với công cụ tiên tiến như Phân tích địa lý cho thấy được tiềm năng của việc đổi mới chuỗi cung ứng. Một kết quả tích cực của việc kết hợp các mạng lưới vận chuyển là giảm thời gian chờ đợi dịch vụ sửa chữa từ công ty – một trong những thử thách “khó nhằn” nhất của các công ty.

6.Big Data mang tới những chuyển biến tích cực trong hiệu suất của các công ty.

Gần 50% các công ty áp dụng Big Data đạt được thành tựu trong việc cung cấp dịch vụ tốt hơn đến khách hàng và nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Thống kê cho thấy, Big data ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng vấn đề của chuỗi cung ứng các tổ chức (tăng 41%), tăng hiệu quả chuỗi cung ứng từ 10% đến 36%, và hội nhập mạnh mẽ hơn đến 36% trong chuỗi cung ứng.

7.Ứng dụng Phân tích Big Data và những lợi ích khổng lồ.

Big Data giúp cắt giảm phần lớn lượng thời gian chu kỳ của những buổi nói chuyện nhằm đạt được thỏa thuận thông qua việc giữ mối quan hệ thân thiết giữa bên cung và bên cầu. Hơn nữa việc ứng dụng Big Data vào bộ máy vận hành sẽ đẩy nhanh quá trình cung ứng lên 1,3 lần so với việc sử dụng Big Data trên mạng tùy biến không dây.

8.Hiểu biết sâu hơn về các chiến lược, chiến thuật và cơ cấu của chuỗi cung ứng đang ảnh hưởng đến các mục tiêu tài chính.

Dùng Big Data để đào sâu vào từng lớp thông tin của các nhà cung cấp trong một mạng lưới khổng lồ nhằm thiết lập quan hệ tin tưởng và thân thiết lẫn nhau. Ngoài ra, việc hợp nhất ứng dụng Big Data vào hệ thống tài chính hứa hẹn sẽ mang lại một kết quả tích cực cho các công ty.

9.Việc truy xuất nguồn gốc và nhắc nhở mang nặng tính dữ liệu, làm nổi bật lên sự đóng góp tiềm năng của Big Data.

Big Data có khả năng giúp công ty cải thiện hiệu suất tìm kiếm thông tin cũng như giảm thiểu thời gian truy cập và xử lý database của một số sản phầm khi được yêu cầu.

10.Phát triển chất lượng nhà cung ứng từ kiểm kê đến giám sát trong nước và sử dụng Big Data.

IBM đã phát triển một hệ thống cảnh báo chất lượng tuyến đầu (quality early-warning system) giúp dò tìm và làm rõ các khung tiêu chí theo thứ tự ưu tiên. Việc này nhằm mục đích đẩy nhanh tốc độ phân loại những vấn đề về chất lượng hơn so với phương pháp truyền thống như sử dụng SPC.

Quản lý dữ liệu đưa ngành công nghiệp bán lẻ lên tầm cao mới

0

Việc quản lý dữ liệu thông minh giúp cải thiện hiệu quả hoạt động, các số liệu tài chính cũng như vốn lưu động cho công ty. Đây là tiền đề thúc đẩy toàn bộ chuỗi cung ứng với chi phí quản lý và chi phí hàng tồn kho hiệu quả hơn. Nó giúp doanh nghiệp cộng tác với các nhà bán lẻ, tiếp cận tốt hơn với những gì đang thực sự xảy ra trên các kệ hàng, lập kế hoạch hàng tồn kho cũng như các chương trình khuyến mãi.

Xem thêm: Ứng dụng điện toán đám mây trong chuỗi cung ứng

Kimberly-Clark Corp: gã khổng lồ dẫn đầu chuỗi cung ứng thông minh

Các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu từ khăn giấy, giấy vệ sinh đến tã lót và những sản phẩm tương tự đều được Kimberly-Clark thâu tóm thị trường. Từ cuối năm 2010, công ty đã sử dụng một hệ thống phân tích dữ liệu mới để tinh chỉnh chuỗi cung ứng. Kimberly-Clark thu thập dữ liệu ở cấp độ bán lẻ để có được sự hiểu biết chính xác hơn về khối lượng hàng bán tại từng địa phương đến từng sản phẩm cụ thể và sử dụng thông tin đó để tối ưu hóa lượng hàng tồn kho duy trì tại các cửa hàng trên khắp thị trường.

Hệ thống phân tích mới của Kimberly-Clark đã cải thiện độ chính xác của dự báo hàng tồn kho (cụ thể từ 15% lên 25%), đồng thời cải thiện quy trình và dịch vụ. Nhờ khả năng dự báo được cải thiện, họ đã có thể xóa bỏ 10 triệu USD hàng tồn kho trong hệ thống tại Mỹ.

Điểm nhấn của hệ thống mới này là một công cụ phân tích của công ty công nghệ Terra, có chức năng phân tích dữ liệu để công ty có thể gia tăng sản xuất hay giảm số lượng sản xuất một cách linh hoạt để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện tại, có hơn hai nhà bán lẻ quy mô lớn đang lên kế hoạch để sớm tham gia vào hệ thống này. Khi đó, mạng lưới sẽ nắm giữ 80% lượng dữ liệu về tình hình bán hàng của Kimberly-Clark.

Ví dụ, doanh số tăng cao bất ngờ của khăn giấy Kleenex vào mùa thu và mùa đông năm ngoái là một dấu hiệu cho thấy mùa cúm đã bắt đầu tại một số vùng. Nhờ công cụ phân tích tình hình, Kimberly-Clark đã đẩy mạnh sản xuất cũng như điều chỉnh hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tốt hơn so với trước. Đồng thời sự dịch chuyển của các điểm nóng, như bệnh cúm lây lan từ vùng này sang vùng khác cũng được hệ thống phân tích một cách triệt để.

Lợi ích việc áp dụng quản lí dữ liệu vào chuỗi cung ứng

Hệ thống phân tích cho phép công ty:

– Quản lý tốt hơn các nhà máy sản xuất, trung tâm phân phối và lưu chuyển hàng hóa thông qua nhiều cấp độ của môi trường bán lẻ, từ kho lưu trữ đến quầy tính tiền.

– Cải thiện hiệu quả hoạt động, các số liệu tài chính cũng như vốn lưu động cho công ty. Đây là tiền đề thúc đẩy toàn bộ chuỗi cung ứng với chi phí quản lý và chi phí hàng tồn kho hiệu quả hơn. Nó giúp doanh nghiệp cộng tác với các nhà bán lẻ, tiếp cận tốt hơn với những gì đang thực sự xảy ra trên các kệ hàng, lập kế hoạch hàng tồn kho cũng như các chương trình khuyến mãi.

– Theo dõi các sản phẩm của mình thông qua các chuỗi cung ứng bán lẻ, từ lúc trong kho cho đến khi lên kệ hàng.

Hoạch định tương lai

Bước tiếp theo trong sự phát triển của nền tảng phân tích sẽ là một công cụ giúp cung cấp cái nhìn kỹ lưỡng hơn về dữ liệu mã hàng tại các trung tâm phân phối. Điều này sẽ cho phép công ty kiểm kê thêm ngoài mạng lưới trung tâm phân phối của mình để từ đó cung cấp những dịch vụ cao cấp hơn cũng như cải thiện dòng vốn lưu động của công ty.

Cổng thông tin dữ liệu sẽ bao gồm mã hàng của từng sản phẩm cụ thể, đơn vị lưu kho sản phẩm, vị trí cửa hàng, tình trạng hàng hoá theo từng ngày, từng tuần.

Chẳng hạn, thay vì gửi cùng một lượng hàng lưu kho tại tất cả các cửa hàng, phần mềm sẽ phân tích tình hình tiêu thụ tại mỗi cửa hàng. Từ đó, việc chủ động cung ứng hàng lưu kho cần thiết theo khả năng tiêu thụ sẽ đảm bảo mang lại lợi nhuận tối đa và hàng tồn kho tối thiểu cho công ty.

BIG DATA LÀ GÌ VÀ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHUỖI CUNG ỨNG?

0

TỔNG QUAN VỀ BIG DATA VÀ VAI TRÒ CỦA BIG DATA TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

Big Data gần đây trở nên được chú ý nhiều như là một giải pháp cuối cùng cho mọi khó khăn trong chuỗi cung ứng, nhưng việc dùng dữ liệu để giải quyết các vấn đề được chứng minh rằng thách thức nhiều hơn việc thu thập các dữ liệu đó.

Nói cách khác, việc ứng dụng Big Data là một quá trình dài, bao gồm nhiều công đoạn: một luồng dữ liệu mới khổng lồ buộc các công ty phải liên tục phát triển hệ thống xử lý nó và rút ra được cái bản chất của vấn đề. Và khi khái niệm Big Data được phổ biến hơn, nhiều nguời hy vọng rằng càng nhiều dữ liệu sẽ nhanh chóng giúp tìm ra được bản chất nhanh hơn.

Tuy nhiên, đấy chưa phải là mục đích cuối cùng của việc ứng dụng Big Data. Mục đích cuối cùng của các nhà cung ứng khi sử dụng Big Data là để tìm ra nguồn gốc các khó khăn để giải quyết các vấn đề cơ sở hạ tầng và công nghệ.

Big Data là gì?

Trong một cuộc khảo sát năm 2014 của 43 nhà khoa học dữ liệu do Đại học California, Berkeley tiến hành cho thấy định nghĩa Big Data là gây tranh cãi. Mỗi người trả lời đã cung cấp một câu trả lời khác nhau như là một công cụ hoặc một kết quả.

Sự nhầm lẫn có vẻ như là một vấn đề về phạm vi: Liệu “Big Data” chỉ là về thông tin được thu thập hay liệu nó có bao gồm các công cụ cần thiết để xử lý và áp dụng thông tin mới? Câu trả lời có thể phụ thuộc vào giai đoạn mà giám đốc điều hành đang áp dụng nó.

Một cái nhìn về định nghĩa được trích dẫn nhiều nhất của thuật ngữ này của Gartner có thể đưa ra những cái nhìn rõ ràng hơn. Gartner cho rằng “Big Data là tài sản thông tin có dung lượng cao, tốc độ cao , đòi hỏi phải có những hình thức xử lý thông tin hiệu quả, tiết kiệm chi phí để có thể hiểu sâu hơn, ra quyết định và tự động hoá.

Theo định nghĩa này, Big Data như một khái niệm đòi hỏi ba lớp riêng biệt trước khi áp dụng: xử lý dữ liệu, hệ thống xử lý và phân tích. Nếu Big Data gần đây chỉ tham gia vào việc quản lý dây chuyền cung ứng tiêu điểm, sau đó, có thể là bởi vì công nghệ chỉ mới đến lớp cuối cùng để cung cấp thông tin chi tiết.

Khối lượng, Vận tốc, Đa dạng: Chuyển đổi từ dữ liệu sang Big Data

Mỗi điểm dữ liệu là tương tác: một mục được chọn một kệ hàng, ví dụ như một khách hàng rời khỏi một trang web, một bài kiểm tra trực tuyến được viết, một sản phẩm bị hư hỏng được trả lại. Những tương tác này hiện diện ở mọi nơi trong chuỗi cung ứng, nhưng không phải lúc nào cũng được thu thập một cách có ý nghĩa.

Thực tế cho thấy rằng không thể thu thập, lưu trữ hoặc truyền dữ liệu chi tiết như vậỵ. Các phiên bản đầu tiên của những ý tưởng này chỉ có thể được sử dụng để theo dõi kết quả của những nghiên cứu pedometer, đưa lên màn hình, tách các thông tin cho người thử nghiệm và thu thập lại các quả một cách độc lập.

Sự tiến bộ nhanh chóng của Internet, Cloud và Internet of Things đã thay đổi, tạo ra lớp đầu tiên của Big Data: khối lượng lớn, tốc độ cao và đa dạng cao, gọi là “Three V’s”.

Những đổi mới này cho phép thu thập dữ liệu chưa được khai thác trước đây. Sự kết nối của Internet tạo ra những luồng tương tác vô tận mới giữa con người và các sản phẩm – thiết lập các tương quan mà trước đó không ai có thể nhìn thấy. Lưu trữ không hạn chế của Cloud tăng khả năng truy cập vào dữ liệu và cung cấp nơi lưu trữ thông tin chưa thu thập được. Trong khi đó, Internet of Things đã làm cầu nối giữa thế giới vật lý và kỹ thuật số, cho phép các doanh nghiệp tự động thu thập dữ liệu từ các sản phẩm ở cấp độ chi tiết và nhiều hơn nữa.

Trái lại, thế giới đang xử lý, tạo ra và chuyển dữ liệu ở mức giá cao hơn bao giờ hết. Kết quả là, công nghệ tiếp tục phát triển để không chỉ lưu trữ, nhưng cuối cùng cũng xử lý dữ liệu cho các ứng dụng khác nhau.

Xử lý thông tin: Sự phát triển của các nền tảng phân tích

Các doanh nghiệp đã quá quen thuộc với dữ liệu, các nhà quản lý chuỗi cung ứng đã và đang thực hiện các báo cáo, theo dõi xu hướng và dự báo trong nhiều thập kỷ qua. Vì vậy, khi dữ liệu được phát triển thành Big Data, các công ty đã nhanh chóng vượt qua thách thức trong việc thu thập nó để sử dụng trong tương lai.

“Những gì các CIO và các tổ chức công nghệ thông tin được yêu cầu phải làm, vào đầu thập kỷ này – có thể là nửa cuối thập kỷ cuối – là” hãy tiếp tục thu thập dữ liệu vì chúng có rất nhiều giá trị còn chưa được khám phá “- Suresh Acharya , Trưởng phòng JDA Labs nói với Supply Chain Dive.

Nhưng ngay cả khi một pedometer tạo ra các bit và byte mỗi giây, thông tin được tạo ra sẽ không có giá trị khi nó được lưu trữ với các dữ liệu trước đó được phân tích theo thời gian.

Trong đó có sự cần thiết cho các hệ thống xử lý thông tin mạnh mẽ hơn so với bảng tính. Rất nhiều trong số này được biết đến bằng ba chữ cái viết tắt (ví dụ như ERP, CRM, TMS hoặc WMS), nhưng mục đích của chúng cũng tương tự: lưu trữ, thu thập và đơn giản hóa thông tin cho người dùng ở mức độ trung bình. Bộ vi xử lý như vậy đã trở nên phổ biến, hiện nay  một công ty có thể có tới chín hoặc mười hệ thống riêng biệt hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng trong một nhà máy.

Adam Mussomeli, hiệu trưởng của chuỗi cung ứng và các hoạt động sản xuất tại Deloitte Consulting nói với Supply Chain Dive nói với Supply Chain Dive: “Hiện nay, khi những người trong chuỗi cung ứng nghĩ đến dữ liệu, họ có khuynh hướng bắt đầu né tránh một số vấn đề với công nghệ thông tin truyền thống. Nhưng có lẽ đó là sự thay đổi về mặt kỹ thuật, mở khóa lớp trên của Big Data: sự sáng tạo.

Thông tin chi tiết và ra quyết định: Bước kế tiếp

Có một làn sóng bộ xử lý dữ liệu mới trên thị trường hứa hẹn sẽ gặt hái được những lợi ích của Big Data cho chuỗi cung ứng.

Các công ty cung cấp giải pháp chuỗi cung ứng thường kết hợp các hệ thống khác nhau từ thế hệ trước, cho phép các công ty hình dung các bộ dữ liệu ở mỗi cấp doanh nghiệp để tăng khả năng phân tích và khả năng phân tích mong muốn từ Big Data.

Tuy nhiên, Big Data không chỉ là khả năng xử lý nhiều thông tin mà còn khả năng đổi mới, tự động hoá và sử dụng dữ liệu để tăng cường quá trình ra quyết định. Bộ công cụ này được áp dụng, không chỉ đơn giản là sở hữu.

Nhìn lại ví dụ về pedometer có thể giúp minh họa sự khác biệt giữa việc có một giải pháp phần mềm và tích cực giải nén Big Data. Lúc đầu, pedometer chỉ có thể theo dõi thông tin – làm cho nó trở thành một máy phát dữ liệu. Nếu kết nối với hệ thống đám mây và truyền sang bộ xử lý dữ liệu, thiết bị có thể được coi là giúp tạo ra Big Data. Nhưng nó không bao giờ là thiết bị Big Data bởi vì nó không tích cực giúp người dùng đưa ra quyết định.

Trong khi đó, Fitbit – nhịp tim và các sinh trắc học khác – có thể phân tích và áp dụng dữ liệu thu thập được để hướng dẫn người sử dụng thói quen chăm sóc sức khoẻ tốt hơn; ví dụ như thông báo cho người dùng khi họ ngồi quá lâu và nhắc nhở họ đi dạo.

Big Data được tạo ra với mục đích phục vụ chuỗi cung ứng vậy nên hãy tận dụng nó!

Công nghệ áp dụng Big Data để cung cấp quản lý chuỗi là  và nhiều công ty đã bắt đầu gặt hái những lợi ích. Các công ty này dựa vào công nghệ học máy để tự động chạy các báo cáo, cảnh báo các giám đốc điều hành về sự gián đoạn, và trong một số trường hợp, độc lập đề xuất những thay đổi để tối ưu hóa quy trình.

Nhiều trường hợp nghiên cứu cho thấy các chuyên gia chuỗi cung ứng có thể mở khóa lớp trên cùng mà không có AI hoặc máy công nghệ học tập. Nhưng nó đòi hỏi một quá trình tư duy tốt. Dữ liệu phải và công suất xử lý phải được đặt đúng chỗ, cùng với một vấn đề rõ ràng để giải quyết và một thuật toán để giải quyết nó.

Bất kể, Big Data là ở đây để ở lại và quản lý chuỗi cung ứng nên tận dụng nó. Theo Glassdoor, không có gì ngạc nhiên khi những công việc có nhu cầu lớn nhất có liên quan đến khoa học dữ liệu. Cũng không phải là trùng hợp Quản lý chuỗi cung ứng là công việc tốt nhất thứ 18 ở Hoa Kỳ theo thứ hạng đó.

Quản trị chuỗi cung ứng: Bức tranh qua các thời kỳ

0

Quản trị chuỗi cung ứng: Từ chiến tranh cổ đại đến những chân trời trong tương lai.

Khởi nguồn của Supply Chain Management.

Supply Chain Management với tư cách là một ngành nghiên cứu khoa học có khởi nguồn từ Industrial Engineering và Operations Research. Fredrick Taylor, người viết cuốn The Principles of Scientific Management vào năm 1911 và được xem là cha đẻ của Industrial Engineering, đã tập trung nghiên cứu của mình vào việc cải thiện quy trình xử lý nguyên vật liệu thủ công. Operations Research ra đời từ khi các nhà khoa học chứng minh được những giá trị của thuật phân tích trong nghiên cứu các vấn đề của hậu cần quân sự trong những năm 1940 do nhu cầu phức tạp của Thế Chiến II. Tuy Industrial Engineering và Operations Research mỗi lãnh vực đều đã cố gắng phân biệt rõ ràng với nhau, nhưng nhiều thành tựu lớn nhất trong cả hai ngành nghiên cứu đều hội tụ tại các phương pháp xử lý vấn đề của Logistics và Supply Chain. Ngày càng phổ biến điều này được đề cập tới bởi giới doanh nghiệp là Supply Chain Engineering.

Sự xuất hiện lâu đời của các hoạt động trong chuỗi cung ứng.

Tuy vậy, các hoạt động trong chuỗi cung ứng đã xuất hiện từ rất lâu đời. Kể từ khi con người xuất hiện trên trái đất, nhu cầu xử lý vật chất, vận chuyển và lưu trữ đã tự nhiên xuất hiện theo. Các hoạt động này, thật đáng ngạc nhiên, đã được con người áp dụng tư duy và trí tuệ tuyệt vời của mình để phát triển, tối ưu hóa thành các quy trình mang hàm lượng khoa học cao. Và chiến tranh, như một thực thể gắn liền với loài người hàng ngàn năm nay, lại chính là cái nôi để nuôi dưỡng, hình thành và trình diễn nghệ thuật quản trị vật chất tinh hoa của con người.

Alexander Đại Đế đã thành công như thế nào?

Alexander Đại Đế, vị Hoàng Đế vĩ đại của xứ Macedonia (Hy Lạp), đã chinh phạt khắp trên hành tinh này từ thuở Trái Đất vẫn còn là một điều bí ẩn. Nhưng nếu nghĩ Alexander đã đánh thắng quân thù chỉ bằng sức mạnh quân sự hùng hậu thì quả là sai lầm. Quân đội Alexander được tổ chức rất quy củ và chặt chẽ, sử dụng lấy ít thắng nhiều, lấy nhanh thắng chậm và luôn gây bất ngờ và bối rối cho đối phương.

Để làm được điều này, Alexander đã áp dụng điều mà ngày nay chúng ta hiểu là sự phản ứng nhanh nhạy (responsiveness) và tính linh hoạt (flexibility) trong chuỗi cung ứng. Quân đội của ông tự mang theo các gói hành lý, nhu yếu phẩm cho chuyến hành quân của mình. Các gói nhu yếu phẩm được chia nhỏ, đóng gói đặc biệt, giảm bớt trọng lượng và chất trên lưng tráng sĩ, thay vì được vận tải riêng bằng một lực lượng hậu cần theo sau. Push/Pull Boundary cũng được nghiên cứu áp dụng biến hóa khi lực lượng tổng trừ bị ở phía sau luôn giữ một khoảng cách nhất định với tiền tuyến, đảm bảo lương thực hậu phương tập kết tại đây có thể cân bằng cung cầu, không quá xa hậu phương, cũng không gây khó khăn khi tiếp ứng tiền tuyến. Mở màn chiến dịch mới, Alexander luôn tìm cách thương lượng với đối phương trước, đàm phán tiếp ứng quân nhu vừa đủ cho quân đội của ông để từ đó làm bàn đạp đánh tiếp sang các mục tiêu khác. Khi vào chiến trận, Alexander không sử dụng biển người toàn bộ quân đội, mà chỉ cử một lực lượng nhỏ đặc biệt thu thập tình báo, lấy dữ liệu, phân tích chiến thuật và tiến vào trận chiến mà vẫn giữ nguyên phần lớn lực lượng ở phía sau, trừ khi chắc chắn về nguồn cung lương thực cho toàn bộ đại quân ở địa phận quân địch. Điểm tập kết quân lương được nghiên cứu chọn lựa kỹ càng sao cho Postponement được áp dụng tốt nhất. Lương thực từ nhiều nguồn được tập kết về đây dưới dạng thô, trước khi được đóng gói, tùy biến phù hợp với nhu cầu của nhiều quân chủng và sau đó mới được cắt gọn vừa miếng thành hành lý của từng chiến binh. Nhờ áp dụng tài tình nghệ thuật quản lý dòng vật chất, quân đội Alexander Đại Đế đánh đâu thắng đó, chinh phạt xuống tới tận nhiều quốc gia ở Tây Á và Trung Đông.

Cho đến kỷ nguyên Internet

Từ lịch sử hình thành trong chiến tranh, ngành khoa học quản lý dòng vật chất và dòng thông tin liên quan tiếp tục được nghiên cứu và phát triển. Qua thập kỷ 40-50 sơ khai bắt đầu, ngành khoa học quản lý dòng vật chất hiện đại tiếp tục tiến vào thập niên 60 với những thành tựu vượt bậc với sự xuất hiện của máy vi tính. Cuối thập kỷ 70 và đầu thập niên 80 chứng kiến sự lan rộng của máy tính cá nhân, và điều này đã mở ra cả chân trời mới cho nghiên cứu quản trị chuỗi cung ứng. Sự ra đời của Internet càng làm cho quản trị chuỗi cung ứng trở thành đề tài quan tâm đáng kể của cả giới học thuật và các nhà doanh nghiệp. Hợp tác (coordinate), thống nhất và tăng cường giao tiếp trong chuỗi cung ứng trở thành những cụm từ xuất hiện nhiều trong textbook và bài nghiên cứu khoa học. Và cho đến hôm nay, kỷ nguyên của Internet of Thing thống trị toàn cầu, công nghệ thông tin xuất hiện khắp nơi, gây ảnh hưởng to lớn đến cấu trúc nền tảng của khoa học quản trị chuỗi cung ứng.

Dữ liệu từ khắp nơi trở nên dễ dàng thu thập và sẵn có. Không chỉ vậy, tốc độ thu thập dữ liệu cũng gia tăng đến chóng mặt với sự trợ giúp của công nghệ truyền thông hiện đại. Sở hữu khả năng phân tích, sắp xếp và nghiên cứu được khối dữ liệu to lớn nhưng rất hỗn độn này sẽ mở ra tiềm năng cải thiện quy trình, tiết kiệm chi phí và tăng độ hiệu quả đến mức đáng kinh ngạc cho các doanh nghiệp. Big Data Analysis (BDA) trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi doanh nghiệp thức thời và hiểu về tầm quan trọng của công nghệ. Dữ liệu từ Transport Management System (tuyến đường, thời gian dừng nghỉ của tài xế, vận tốc chuyến đi, nhiệt độ của kho lạnh sau xe…) hay từ Warehouse Management System (hình ảnh về mức tồn kho ghi nhận được từ camera, thời gian bốc hàng của công nhân, tuyến đường thường đi của lift truck…) nếu được phân tích kỹ càng, và kết hợp với những công nghệ hiện đại khác như Machine Learning có thể tự động hóa các quy trình và giải phóng con người ra khỏi các công việc nguy hiểm, cực nhọc. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí trong khi vẫn phát triển bền vững, tất cả đều có thể đạt được nếu ngành khoa học quản trị chuỗi cung ứng có thể tiếp tục phát triển vượt trội như nó đã từng liên tục trong quá khứ.

Tương lai của Supply Chain Management

Con người, sản phẩm độc đáo và tuyệt vời của tạo hóa, sở hữu khả năng đặc biệt của tư duy: óc sáng tạo, đã biết áp dụng trí tuệ của mình vào cải thiện và tối ưu hóa khoa học quản trị dòng vật chất. Được trui rèn qua các biến cố trong lịch sử, cho tới nay, Supply Chain Management đã trở thành một ngành khoa học tinh vi và phức tạp, đủ để thỏa mãn đam mê cho bất kỳ bộ óc tò mò và ham hiểu biết nào. Nhưng tiềm năng của chúng vẫn còn nằm ở phía chân trời xa, nơi con người tiếp tục viết nên lịch sử của mình.