Dựa theo những chức năng cơ bản mà kho đảm nhận, kho được phân chia thành ba loại: kho lưu trữ (storing warehouse), kho dự bị (buffering warehouse) và kho phân phối (distribution warehouse).
Đọc thêm:  Hàng tồn kho là gì? Hạch toán tồn kho trong quản trị sản xuất

Những hàng hoá được dùng để phục vụ nhu cầu biến động của thị trường trong một thời gian nhất định sẽ được đặt ở kho lưu trữ. Tuy nhiên, không phải lúc nào kho cũng đủ không gian để chứa hết số lượng hàng hoá cần trữ, do đó số hàng dư ra sẽ được chuyển qua cất giữ ở kho dự bị. Để hàng hoá đến được các khu vực mua bán một cách nhanh nhất, kho phân phối được dùng để trữ những thành phẩm phục vụ trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng.

Hệ thống kho được quyết định dựa vào loại hàng hoánhu cầu sẵn của thị trường (service level). Thêm vào đó, giá cả cũng là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định hệ thống kho. Do đó, hệ thống lưu trữ trong kho được chia thành hai loại: hệ thống kho tĩnh (static storage systems)hệ thống lưu trữ động (dynamic storage systems). Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ đi sâu về hệ thống kho tĩnh.

Trong hệ thống kho tĩnh, khi nạp vào hàng hoá, hàng hoá sẽ được cố định vị trí, không được rút tạm thời để di chuyển cũng như không được thêm vào. Hệ thống này được chia làm bốn hình thức: block storage, pallet rack, bay shelf và cantilever shelf.

1. Block storage – Lưu trữ dạng block

Block storage là hình thức đơn giản nhất trong việc cất giữ hàng tồn kho. Những hàng hoá nạp vào sẽ được chất chồng thành một khối lớn. Do đó, những hàng hoá ở trên cùng và ở rìa ngoài dễ tiếp cận và lấy ra. Hệ thống block storage đều làm việc theo cách này nên sẽ khai thác được không gian lưu trữ lớn. Block storage phù hợp với việc chất chứa hàng hoá có khối lượng nặng, nhiều và thường thấy ở những nơi lưu trữ bên ngoài.

1

2. Pallet rack – Lưu trữ dùng kệ Pallet

Pallet rack là hình thức được sử dụng nhiều nhất trong lưu trữ và đạt được hiệu quả sử dụng ở những không gian nhỏ hẹp. Hàng hoá sẽ được lưu trữ ở những cái kệ được thiết kế đặc biệt nhờ sự trợ giúp của những miếng ván. Trái ngược với block storage, hình thức pallet rack có khả năng tiếp cận trực tiếp hàng hoá, đảm bảo tính linh hoạt và hiệu suất trung chuyển tương đối cao.

Pallet rack gồm hai loại: drive- in rackdrive- through rack. Drive- in rack rất hạn chế khả năng tiếp cận của các tấm nâng. Hàng hoá được lưu trữ từ trên xuống dưới nhưng lại được lấy ra theo chiều ngược lại (nguyên tắc Last in- First-out). Drive- through rack trái ngược với Drive- in rack, hàng được lưu trữ và lấy ra theo nguyên tắc First in- First out, trong nhiều trường hợp sẽ mang lại hiệu quả về chi phí.2

3. Bay shelf – Kệ hàng

Bay shelf là hệ thống trữ hàng cung cấp sự linh hoạt tối ưu nhất, cung cấp một không gian lưu trữ lớn. Tùy thuộc vào chủng loại hàng hóa sẽ xác định loại kệ nào sẽ được sử dụng. Hàng hoá được đặt ở trên đỉnh hoặc ở phía dưới khó để lấy hơn những hàng hoá ngang tầm.

3

4. Cantilever Shelves – Kệ dài

Cantilever Shelves dùng để chứa những hàng hoá có chiều dài như ống, thanh, dầm, vũ khí…

4

Đọc ngay: Các kiểu lưu trữ hàng trong kho – Kỳ 2
Nội dung: Phương Thúy
Hiệu chỉnh: Hòa Bình