Trở lại với mức độ nghiêm trọng hơn, cơn bùng dịch đã làm thay đổi hướng phát triển và vận hành của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Trước tình hình khó khăn như thế, chính phủ nhà nước đã ra các loạt chỉ thị hạn chế người dân ra đường, thiết lập giờ giới nghiêm tại các vùng tâm dịch.
Bài viết kì trước: Logistics trở lại đường đua
Tất cả các yếu tố trên dần dẫn đến hàng loạt các chuyển dịch lớn, nhiều công ty phá sản, doanh thu các quý có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ hàng năm, thiếu hụt lượng lao động.
Theo Hiệp Hội dệt may Việt Nam, 30%-50% các xưởng may mặc buộc phải ngừng hoạt động do không đáp ứng đủ tiêu chí an toàn được đặt ra bởi chính phủ. Tại góc độ lớn hơn ở nhiều thị trường khác, theo công ty tư vấn chuỗi cung ứng CEL, loạt các nhà máy hiện chỉ đang vận hành được 50%-70% công suất bình thường. Xu hướng sa sút trong quá trình vận hành này có thể truy từ việc thiếu hụt các nguồn cung trọng yếu.
Sau đây là một số các khó khăn chung có thể kể đến mà phần lớn doanh nghiệp đang gặp phải trong thời điểm hiện tại, và theo đó là những hướng giải quyết mà đã và đang được áp dụng, tất chỉ để giữ cho chuỗi cung ứng dần quen với môi trường đầy sự cố và trở ngại. Các khó khăn và phương hướng giải quyết sau đều xoay quanh sự hiện diện của dòng thông tin trong chuỗi cung ứng.
Độ thiếu trực quan trong tình hình của các nhà cung cấp
Theo PwC Việt Nam, trong báo cáo “Hậu COVID-19: Chuỗi cung ứng cho tương lai”, 45% lượng đại diện doanh nghiệp cho rằng họ ‘muốn hiểu rõ hơn về tình hình tài chính và hoạt động của các nhà cung cấp hiện nay và trong tương lai’.
Có thể thấy, khó khăn không chỉ xảy đến với một doanh nghiệp trong tình hình dịch bệnh, bởi thế tình hình hoạt động và tài chính của một nhà cung ứng bất kỳ sẽ khó tránh khỏi xu hướng sa sút, đình trệ. Chính bởi vì vấn đề này mà đối với những ‘mối quen’ giữa các bên doanh nghiệp sẽ có thể không tiếp tục hợp tác được nữa khi một bên có thể sẽ gặp sự cố bất cứ khi nào.
Để giảm thiểu tác động của rủi ro không có nguồn hàng, các doanh nghiệp đã và đang mở rộng tập nhà cung ứng của mình lên. Khi có một bên nguồn hàng gặp trục trặc thì vẫn sẽ còn những nguồn hàng khác, đảm bảo tính an toàn cho lượng hàng nhập về. Cùng ấn phẩm được thực hiện bởi PwC được đề cập trên, có hơn 50% số doanh nghiệp thực hiện khảo cho rằng họ sẽ hướng đến việc mở rộng nguồn nguồn cung phụ trợ. Bởi vậy việc tránh phụ thuộc hết vào một bên trong thời điểm hiện tại sẽ làm giảm xác suất bị thiếu hụt hàng.
Lỗ hổng thông tin trong quá trình vận chuyển hàng hóa
Khoảng thời gian từ thời điểm một doanh nghiệp đặt hàng đến khi nhận được hàng đa phần tồn tại một lỗ hổng thông tin. Cùng kỳ báo cáo của PwC Việt Nam, tầm 30% các bên doanh nghiệp còn thấy sự cần thiết trong việc nâng cao tính minh bạch trong hệ thống nhà cung cấp. Để từ đó mà các phương án phòng chống rủi ro mới được củng cố và rõ ràng hơn.
Để giải quyết các vấn đề này, các công ty thường sẽ thiết lập hệ thống thông tin TMS (Transport Management System) để có thể dễ dàng biết được khi có sự cố thì dòng chảy hàng hóa bị gián đoạn tại đâu, và thời điểm nào. Từ đó mới có thể nhanh chóng lên tiếp được những phương án tiếp theo để giải quyết sự cố bị ngưng trệ hàng vận chuyển.
Cầu thất thường và biến động mạnh
Dòng thông tin gặp chuyển biến từ phía cung là như vậy, còn phía cầu thì sao?
Nhu cầu khách hàng trong thời điểm hiện tại được nhận định là rất thất thường. Điển hình như vào thời điểm vài tháng trước, mặt hàng như khẩu trang, khăn giấy, cũng như là các nhu yếu phẩm luôn trong tình trạng cháy hàng. Điều này xuất phát từ việc mua hàng dưới tác động của yếu tố tâm lý hoảng loạn (panic-driven) trong thời đại dịch. Sự việc trên dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng không đáng có trong thời gian rất ngắn. Theo Kantar Asia Pulse #2, tăng trưởng thị phần FMCG tại Việt Nam rơi vào tầm 6,5% tại khu vực thành thị và 7,5% ở khu vực nông thôn.
Chính vì tình hình trên mà các chuỗi cung ứng đã có hướng chuyển dịch lan rộng hơn giữa người tiêu dùng, với mục tiêu tăng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Thông tin người tiêu dùng giờ đây sẽ được sáp nhập vào tất cả các bên liên quan trong một chuỗi cung ứng (vertical integration). Từ đó các nhà máy sẽ biết được lượng nguyên vật liệu tối ưu là bao nhiêu, các bên chức năng kho sẽ dễ dàng tính toán được hơn lượng hàng tồn kho ở mỗi cấp trung chuyển (multi-echelon inventory) là bao nhiêu. Dữ liệu của khách hàng làm cho khả năng tinh chỉnh về mặt chất và lượng của hàng hóa tăng cao hơn.
Nhìn chung, việc trực quan hóa thông tin cho toàn bộ chuỗi cung ứng đang được thực hiện và áp dụng nhiều để tiếp đến có thể dễ dàng xác định được điểm có sự cố, và từ đó lên một phương pháp vận hành hoặc chiến lược phù hợp.
Đọc thêm: 3 phương pháp cải tiến trong quy trình quản lý chuỗi cung ứng
Bài viết kì tới: Cross-Docking là gì? Định nghĩa và ứng dụng Cross-Docking trong chuỗi cung ứng?
Nội dung: Phạm Duy
Hình ảnh: Hạnh Châu