Lần đầu tiên trong suốt chiều dài lịch sử thành lập, lĩnh vực logistics đang phải đối mặt đợt khủng hoảng lớn nhất từ trước đến nay – COVID-19. Tuy nhiên, với những chính sách đổi mới kịp thời và sự hỗ trợ của chính phủ, ngành logistics Việt Nam vẫn đã và đang tạo ra những cột mốt vô cùng ấn tượng.
-
BULLWHIP EFFECT – hiệu ứng “CÁI ROI DA” trong bối cảnh COVID-19
-
3 phương pháp cải tiến trong quy trình quản lý chuỗi cung ứng
Có thể nói thế giới đang phải qua một cơn ác mộng dai dẳng lần đầu tiên trong lịch sử và giấc mơ quái ác đó chính là COVID – 19. Trong suốt những đêm dài tâm tối, COVID – 19 đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn cho mọi hoạt động xã hội, nhất là các hoạt động logistics. Cơn ác mộng mang tên “ĐẠI DỊCH” đã tác động nghiêm trọng khi các quy trình hải quan, để kiểm soát và chấm dứt giấc mơ dai dẳng này chính phủ của các nước trên khắp thế giới đã đặt ra những quy định nghiêm ngặt đối với quá trình di chuyển qua lại giữa các quốc gia và điều này đã làm cho quy trình hải quan bị kéo dài và hạn chế.
Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực quản lý và kiểm soát của Chính phủ, hoạt động Logistics của Việt Nam đã có thể tìm ra “chiếc đèn pin” để đi qua những đêm tăm tối này. Chưa dừng lại ở đó Logistics còn tạo ra những cột mốc ấn tượng trong giai đoạn vô cùng khó khăn. Trong đó phải kể đến những sự kiện quan trọng sau đây:
Khai thác đường tàu container chạy thẳng châu Âu
Vào ngày 20/7, đoàn tàu chuyên container đầu tiên, chạy thẳng đến châu Âu do Công ty Ratraco khai thác đã lăn bánh. Xuất phát từ ga Yên Viên, Hà Nội, Việt Nam đoàn tàu di chuyển đến điểm cuối cùng là thành phố Liege, Bỉ. Trong chặng hành trình vận chuyển, đoàn tàu sẽ đến ga Trịnh Châu, Trung Quốc và ghép nối với chuyến tàu Trung-Âu để đến điểm đích. Đoàn tàu này có sức chức tổng cộng 23 container loại 40 feet và chuyên dùng để vận chuyển các loại hàng hóa như dệt may, giày da.
Tính đến hết tháng 9/2021, tức sau gần 2 tháng đưa vào hoạt động, đường tàu đã vận chuyển được hơn 230 container loại 40 feet, tương đương 260 TEU. Nhận thấy được hoạt động này sẽ góp phần thúc đẩy việc xuất khẩu cũng như tạo điều kiện cho hàng hóa nội địa được phát triển, ngành đường sắt có tổ chức các tàu vận chuyển container đi các nước châu Âu và các tuyến vận chuyển hàng quá cảnh Trung Quốc sang Kazakhstan, Uzbekistan, Nga, Tajikistan, Ba Lan, Anh, Đức, Bỉ…Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế mà việc để các con tàu đi theo đoàn vẫn chưa thể thực hiện được. Trong đó, các tàu này sẽ xuất phát từ ga Yên Viên, Hà Nội đến các ga lập tàu Trung-Âu khác nhau phụ thuộc vào đích đến của hàng hóa.
Nhiều người dự đoán rằng ngành đường sắt sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong vài năm tới khi đại dịch COVID-19 đang bùng phát trên toàn cầu đã khiến vận tải đường biển quốc tế tồn tại nhiều rủi ro hơn. Vận tải đường sắt với nhiều ưu thế hiện đang là đối tác vận chuyển đáng tin cậy nhất để vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Châu Âu. Do các hệ thống kết nối đường sắt liên quốc gia đang đạt được hiệu quả nhất định, ngoài ra loại hình này cũng làm cho thời gian vận chuyển có độ chính xác cao nhưng với một chi phí vận tải cực kỳ phù hợp trong thời kỳ khó khăn như hiện nay. Ngoài những lợi ích về kinh tế, việc vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt còn giảm thiểu sự tác động đến môi trường – một vấn đề được đặc biệt quan tâm bởi nhiều tổ chức.
Hoạt động vận tải biển tiếp tục tăng trưởng
Mặc dù đại dịch Covid-19 gây cản trở hoạt động sản xuất và vận chuyển trên toàn thế giới, kể cả Việt Nam, nhưng nhờ có những sự nỗ lực kiểm soát và quản lý của Nhà nước, hoạt động vận tải biển của nước ta vẫn trên đà tăng trưởng và đem lại lợi ích cho đất nước.
Về sản lượng hàng hóa, trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ước tính hơn 535,7 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt trong đó, khu vực phía Nam là khu vực chịu tác động mạnh của đại dịch Covid-19, bằng chứng là nhiều hàng hóa thông qua một số cảng biển lớn ở đây đang phải chịu nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, tổng khối lượng container qua cảng biển trên cả nước vẫn duy trì tăng trưởng khả quan, ước tính đạt gần 18,6 triệu TEU và tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.
Về số lượt tàu qua cảng, trong 8 tháng đầu năm 2021, tổng số lượt tàu thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam ước tính hơn 86.800 lượt. Trong đó, tàu mang quốc tịch nước ngoài chiếm hơn 43.200 lượt, tăng trưởng 9% so với cùng kỳ năm ngoái và tàu mang quốc tịch Việt Nam gần 43.600 lượt, tăng trưởng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù, cơn ác mộng COVID-19 vẫn còn đeo bám và những ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch vẫn sẽ là hòn đá cản đường Logistics phát triển. Nhưng đến thời điểm hiện tại, với sự hỗ trợ của chính phủ và sự thay đổi để thích nghi của ngành Logistics, chúng ta hoàn toàn có quyền tự tin về một tương lai tương sáng và những cột mốc ấn tượng tiếp theo của ngành Logistics Việt Nam.
Nội dung: Yến Giang
Hình ảnh: Đức Huy