Tại Hoa Kỳ, mỗi mùa tuyết rơi đều khiến cho các công ty Logistics phải hủy chuyến hàng giữa hai thành phố Detroit và Ontario. Thậm chí đã từng có một cơn bão quá dữ dội khiến cho cao tốc 402 gần cảng Huron, Michigan và gần Cầu Blue Water phải đóng cửa. Trong đợt bão đó có 6 xe tải chở linh kiện đến nhà máy Brampton của tập đoàn Chrysler LLC đã chậm 36 tiếng đồng hồ.
- Mùa lễ Tạ ơn: Khi gà tây gặp chuỗi cung ứng số / Thương mại điện tử và những thách thức cho chuỗi cung ứng
Vận chuyển chậm trễ đã khiến nhà máy tự động của tập đoàn này phải ngưng sản xuất. Cơ sở sản xuất của Chrysler Brampton không phải là nhà máy duy nhất bị ảnh hưởng từ cơn bão này. Hơn 70 % hoạt động giao thương giữa Mỹ và Canada đều phụ thuộc vào cây cầu Blue Water. Chi phí tổn thất ước tính trong vòng 36 giờ tăng cao ngất ngưỡng.
Hầu hết các nhà máy tự động hóa đều dựa vào sản xuất “tức thời” – just in time manufacturing, do đó tồn kho chỉ được bổ sung khi cần thiết chứ không dự trữ nhiều. Trong trường hợp thường ngày, đây là một quy trình tối ưu, và theo Business Forward Foundation thì cách thức này giúp giảm chi phí lưu kho linh kiện một giờ khoảng 950.000 đô.
Nhưng một khi thiên tai ập tới, cái giá phải trả ước tính có thể lên tới 1,25 triệu đô một giờ đối với các nhà máy tự động. Điều này cũng tương tự khi có các yếu tố ngoài thiên tai làm đình trệ đến hoạt động sản xuất. Lý do là vì mô hình “just in time” phụ thuộc phần lớn vào sự đúng giờ của bộ phận vận chuyển, một phút trễ so với kế hoạch có thể khiến nhà xe bị phạt lên tới 10.000 đô.
Mặc dù trên thực tế, các doanh nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều về mặt tài chính. Song, trải nghiệm khách hàng chính là điều khiến họ lo lắng nếu sản xuất bị đình trệ. Và để không vấp phải vấn đề này, các phương án phòng chống thiên tai là điều cần thiết cho doanh nghiệp. Mấu chốt chính là sở hữu một kế hoạch giải quyết tất cả các tình huống có thể phát sinh gắn liền với các viễn cảnh.
Các viễn cảnh đó bao gồm trì hoãn do thời tiết, hỏa hoạn, hư hỏng máy móc, đình công, vấn đề nhà cung cấp, và nhiều rủi ro khác. Bước đầu tiên mà doanh nghiệp nên làm là dành thời gian và tài nguyên để diễn tập các tình huống trên.
Theo một nghiên cứu của Accenture cho thấy, trong 73% doanh nghiệp đối mặt với thiên tai trong 5 năm qua, chỉ có 17% dành thời gian đánh giá và định lượng thiệt hại đã hứng chịu.
“67% các quản lý cho rằng các rủi ro kia khá là phổ biến và không cần thiết định lượng chi tiết. Và chính số đông này không ý thức về những rủi ro tiềm năng khác mà doanh nghiệp mình sẽ gặp phải trong tương lai.”
– Theo giám đốc Accenture Jade Rodysill nhận định –
Lâp kế hoạch dự phòng và bài học kinh nghiệm
Đợt thiên tai trong 10 năm đầu thế kỷ 21 như bão Katrina, động đất Nhật Bản năm 2011, siêu bão Sandy năm 2012 đã cho các giám đốc chuỗi cung ứng nhiều bài học đắt giá. Nhờ vậy, ngành công nghiệp trong những năm gần đây chứng kiến nỗ lực của các chuyên gia nằm xác định và phân tích các điểm yếu đồng thời đưa ra giải pháp.
Các giáo sư Sunil Chopra và ManMohan Sodhi đến từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) lưu ý một số “giải pháp” rõ ràng nhưng hữu dụng như: tăng lượng tồn kho dự phòng, bổ sung lưu trữ tại các địa điểm khác nhau và cải thiện số lượng cùng chất lượng của nhà cung cấp.
Song, mặc dù đã được các học giả cảnh báo và hiểu được tầm nghiêm trọng của vấn đề, các nhà quản lý hầu như phản ứng khá chậm. “Lý do là vì các giải pháp nói trên làm ảnh hưởng đến nỗ lực giảm thiểu chi phí chuỗi cung ứng”.
Ví dụ, một doanh nghiệp, khi đã lựa chọn thuê nhà cung cấp giá rẻ bên ngoài để giảm chi phí sản xuất, sẽ nghĩ đến việc di chuyển quy trình sản xuất về gần thị trường tiêu thụ hơn để loại trừ rủi ro gián đoạn trong chuỗi cung ứng.
Vậy thì, làm cách nào các doanh nghiệp có thể cân bằng được giữa chiến lược giảm thiểu chi phí và dự phòng cho thiên tai?
Dự phòng rủi ro
Nhà sản xuất cần thiết loại bỏ các rủi ro gián đoạn trong chuỗi cung ứng mà có thể lan rộng và dẫn đến gián đoạn trên diện rộng. Đặc biệt là những nhà sản xuất phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp linh kiện. Mặc dù hai bên có thể có mối quan hệ bền vững đôi bên cùng có lợi, song, chỉ cần một cơn bão, một vụ hỏa hoạn hay vỡ nợ cũng có thể khiến nhà sản xuất tê liệt.
Một nhà cung cấp tốt có thể là lựa chọn hàng đầu, tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải hợp tác với hai hoặc ba supplier dự phòng khác. Những supplier dự phòng nên tọa lạc ở các cùng địa lý khác nhau để giảm thiểu khả năng tác động của yếu tố ngoại cảnh.
Phương án Vận chuyển Dự phòng
Khi CEO của Ann Taylor, Kay Krill và Loft bàn luận về tình hình hoạt động tài chính mờ nhạt của công ty vào cuối năm 2014, cô chỉ ra rằng “tình hình nhân lực tại các cảng bờ Tây đã khiến số hoãn chuyến tăng mạnh trong nửa đầu quý 3 và chi phí vận tải đường hàng không cũng tăng trong cuối giai đoạn đó.”
Thực tế, khủng hoảng tại cảng Bờ Tây đã khiến cho các các công ty dịch vụ Logistics phải tăng “khẩn cấp” phí dịch vụ. Từ việc “cứu hộ” các lô hàng mắc kẹt bằng trực thăng cho tới tái định tuyến vận tải, các công ty Logistics đã chứng tỏ năng lực của mình khi thực hiện nhiều phương án dự phòng khi khẩn cấp.
Các công ty Mỹ và Canada đang có xu hướng chuyển sang các dịch vụ vận tải khẩn cấp hơn là diễn tập các kế hoạch B dự phòng. Trong nhiều trường hợp, các chi phí gia tăng để lập kế hoạch B có thể được giảm thiểu bởi dịch vụ vận chuyển an toàn mà vẫn đảm bảo độ hài lòng của khách hàng.
Chuyên gia Maria Llamas khẳng định tầm quan trọng của việc chọn các nhà vận chuyển chính và phụ trước khi trường hợp khẩn cấp thực sự diễn ra.
“Thực hiện các biện pháp dự phòng cho phép các nhà vận chuyển tối ưu hóa thời gian giao hàng của mình”.
Biên tập: Minh Tuấn