GDP tăng trưởng 7,08%, cao nhất kể từ khủng hoảng năm 2008

Tổng cục Thống kê vừa cập nhật số liệu mới nhất vào thời điểm cuối năm 2018, theo đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 4/2018 tăng 7,31% so với cùng kỳ 2017. Tỷ trọng của khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào tổng mức tăng trưởng.

Tổng cục Thống kê vừa cập nhật số liệu mới nhất vào thời điểm cuối năm 2018, theo đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 4/2018 tăng 7,31% so với cùng kỳ 2017.
Tổng cục Thống kê vừa cập nhật số liệu mới nhất vào thời điểm cuối năm 2018, theo đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 4/2018 tăng 7,31% so với cùng kỳ 2017.

Theo số liệu công bố cừ Cục thống kê thì tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,9%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,65% và khu vực dịch vụ tăng 7,61%.

Mặc dù có chững lại về tốc độ tăng trưởng so với quý 4 năm 2017, song, quý 4 năm 2018 vẫn giữ được mức tăng trưởng cao hơn giai đoạn từ 2011-2016.

Dữ liệu: Tổng cục thống kê

Xét về góc độ sử dụng GDP trong quý cuối năm, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,51% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 9,06%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,69% và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 9,50%.

Nhìn chung GDP cả năm 2018 tăng 7,08% và được nhận định là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 đến nay. Cụ thể tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế vĩ mô; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6% và khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%.

Xét về cơ cấu nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,57% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,28%; khu vực dịch vụ chiếm 41,17%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,98%.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2018, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP đạt 43,5%, bình quân 3 năm 2016-2018 đạt 43,29%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai đoạn 2011-2015.

Hiệu quả đầu tư được cải thiện với nhiều năng lực sản xuất mới bổ sung cho nền kinh tế. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) giảm từ mức 6,42 năm 2016 xuống 6,11 năm 2017 và 5,97 năm 2018, bình quân giai đoạn 2016-2018 hệ số ICOR ở mức 6,17, thấp hơn so với hệ số 6,25 của giai đoạn 2011-2015.

Dữ liệu: Tổng cục Thống kê

CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với bình quân năm 2017, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 244,72 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu là 237,51 tỷ USD. Như vậy, cả nước xuất siêu khoảng 7,2 tỷ USD.

Theo VnEconomy

Previous articleNghiên cứu dự đoán: Thị trường Warehousing Việt Nam đạt 8 tỷ đô năm 2022
Next articleNhững chuyến hàng đúng giờ cuối năm, bí mật là gì?