Đây là một trong số các dự đoán được đưa ra trong ấn phẩm “Vietnam Warehousing Market Outlook to 2022 – By Business Model and by End User” của Ken Research phát hành vào tháng 08/2018.

Các nhà phân tích kỳ vọng rằng, Việt Nam sẽ sớm trở thành một trung tâm sản xuất cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau như ô tô, bán lẻ, dược phẩm, nông nghiệp và các ngành khác.
Các nhà phân tích kỳ vọng rằng, Việt Nam sẽ sớm trở thành một trung tâm sản xuất cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau như ô tô, bán lẻ, dược phẩm, nông nghiệp và các ngành khác.

Các nhà phân tích kỳ vọng rằng, Việt Nam sẽ sớm trở thành một trung tâm sản xuất cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau như ô tô, bán lẻ, dược phẩm, nông nghiệp và các ngành khác. Trong hoàn cảnh địa lý khiến việc vận chuyển trực tiếp đến người tiêu dùng trở nên phức tạp hơn, nhiều đơn vị CNTT trong nước đang mở rộng hệ thống quản lý và giải pháp cho phép kho hàng trở nên ngày càng linh hoạt để đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong tương lai.

Cơ sở vật chất kho bãi đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuỗi cung ứng tổng thể. Tại Việt Nam, các công ty hoạt động trong lĩnh vực này đã ​​áp dụng hệ thống hỗ trợ quản lý đa địa điểm, tự động bổ sung hàng trong kho, tự động tạo đơn đặt hàng để phân phối và nhận cập nhật tự động đối với các đơn hàng trong nước.

Các công nghệ kho bãi thế hệ mới như EDI (Electronic data interchange – Trao đổi dữ liệu điện tử), máy bay không người lái, RFID (Radio Frequency Identification – Nhận dạng tần số vô tuyến), lưu trữ đám mây và AI (Artificial Intelligence) được dự kiến ​​sẽ thúc đẩy nhu cầu về kho bãi tại Việt Nam hơn nữa.

Hoạt động thương mại xuyên biên giới giữa Việt Nam và các nước giáp ranh như Trung Quốc, Lào và Campuchia sẽ hỗ trợ ngành kho bãi tại Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả lưu trữ. Khoảng 95,7% tổng kho hàng phục vụ các hoạt động này nằm tại khu vực biên giới quốc tế, trong khi 4,3% còn lại nằm ở các cửa khẩu chính.

Thị trường kho bãi Việt Nam dự kiến ​​sẽ nhận được chỉ số CAGR (Compound Annual Rate Growth – Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm) dương ở mức 13,4% trong giai đoạn dự báo 2018-2022. Thị trường dự kiến ​​sẽ được thúc đẩy bởi dòng vốn FDI liên tục từ các quốc gia bên ngoài và các nỗ lực của chính phủ hướng đến phát triển cơ sở hạ tầng hậu cần và tăng trưởng kinh tế ổn định..

Theo kenresearch / Biên tập: Thùy Ngân