Phân tích Thiết kế Mạng lưới Chuỗi cung ứng (SCND), mặc dù nghe khá bình thường, song hiện là lĩnh vực mang lại hàng triệu đô lợi nhuận mỗi năm cho các doanh nghiệp. Đó là tại sao các công ty tư duy tích cực lại đang sử dụng quy trình này để xây dựng chuỗi cung ứng cũng như cụ thể hóa các hoạt động then chốt tại những mỗi địa điểm trong mạng lưới.
- Opening Day, phát súng đầu tiên cho SCMission Contest 2019
- Hàng tồn kho là gì? Hạch toán tồn kho trong quản trị sản xuất
Thiết kế mạng lưới giúp xác định cấu hình cơ học và cơ sở hạ tầng của một chuỗi cung ứng cơ bản. Các quyết định quan trọng được dựa trên các số liệu, dữ liệu về địa lý, quy mô nhà máy và kho bãi, việc phân bổ các kênh bán lẻ đến nhà kho và vân vân. Các số liệu và địa điểm của cơ sở hạ tầng là yếu tố tối quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của một chuỗi cung ứng.
Khoảng 80% các chi phí vận hành chuỗi được xác định khi vị trí các nhà máy và dòng lưu thông sản phẩm giữa các nhà máy được cố định. Vì vậy nếu công ty có thể tối ưu hóa mạng lưới này trước khi đặt cố định cơ sở hạ tầng, họ không chỉ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mà giảm được chi phí đến mức tối ưu.
Để xác định được mô hình thiết kế mạng lưới nào hợp với công ty của mình, các công ty trước tiên phải hiểu được đâu là trọng tâm chính trong chiến lược sản xuất: tối ưu hóa chi phí, tối ưu hóa tốc độ đáp ứng hoặc là khác biệt hóa sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp thường xuất phát từ việc vạch ra các chiến lược vận hành đúng để có thể hỗ trợ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Chiến lược vận hành cần vạch rõ cách thức hoạt động để đáp ứng nhu cầu dịch vụ của thị trường mục tiêu, cách thức làm khác biệt mô hình kinh doanh, và đáp ứng các yêu cầu vận hành tham chiếu theo giá trị cốt lõi đã được đề xuất trong chiến lược tổng thể. Chiến lược vận hành cần xác định khả năng mạng lưới cần thiết để thực thi chiến lược kinh doanh.
Công suất bao gồm các yếu tố vận hành của cơ sở hạ tầng, quy trình kinh doanh, tổ chức, công nghệ và giải pháp cung cấp một dịch vụ cụ thể. Chiến lược vận hành là điểm để xuất phát.
7 tiêu chuẩn bị chi phối bởi cấu trúc mạng lưới chuỗi cung ứng:
* Thời gian đáp ứng
* Đa dạng sản phẩm
* Mức tồn kho sản phẩm
* Trải nghiệm khách hàng
* Thời gian ra thị trường
* Hiển thị đơn hàng
* Khả năng thu hồi sản phẩm
Đối với các mục đích khác nhau, có 6 mô hình thiết kế mạng lưới phân biệt như sau:
- Kho sản xuất kết hợp vận tải trực tiếp
- Kho sản xuất kết hợp vận tải trực tiếp và hợp nhất quá cảnh
- Kho phân phối kết hợp đơn vị vận chuyển hàng
- Kho phân phối kết hợp hình thức giao hàng chặng cuối
- Kho sản xuất/ phân phối kết hợp với hình thức tự nhận hàng
- Các kho bán lẻ kết hợp hình thức tự nhận hàng
Theo Hữu Phúc | LSC