Tổng sản phẩm quốc nội GDP năm 2019 tăng 7,02%, vượt chỉ tiêu do Quốc hội đề ra 0,5%.
- Tổng cục Hải quan: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu được kỳ vọng vượt mốc 500 tỷ USD
- WTO là gì? Việt Nam có lợi gì từ khi gia nhập WTO
Báo cáo cuối năm của Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong mức tăng chung 7,02% của nền kinh tế Việt Nam, khu vực nông, lập nghiệp và thủy sản tăng 2,01% và đóng góp 4,6% vào mức tăng trưởng chung của các ngành kinh tế.
Trong khi đó thì khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,90%, đóng góp 50,4%; khu vực dịch vụ tăng 7,3%, đóng góp 45%.
“Động lực chính của tăng trưởng kinh tế năm nay tiếp tục là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tăng 11,29% và các ngành dịch vụ thị trường như ngành vận tải, kho bãi tăng 9,12%; bán buôn và bán lẻ tăng 8,82%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,62%”, Tổng cục Thống kê cho biết.
Về cơ cấu kinh tế năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,96% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91%.
Trên góc độ sử dụng GDP năm 2019, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,23% so với năm 2018; tích lũy tài sản tăng 7,91%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 6,71%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,35%.
Về chất lượng tăng trưởng kinh tế, năm 2019 đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP đạt 46,11%, bình quân giai đoạn
2016-2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai đoạn 2011-2015.
Năng suất lao động tính theo giá hiện hành năm 2019 ước tính đạt 110,4 triệu đồng trên một lao động (tương đương với 4.791 USD, tăng 272 USD so với năm 2018).
Còn nếu tham chiếu theo giá so sánh, còn số này tăng 6,2% nhờ vào số lực lượng lao động được bổ sung. Ước tính, cả năm 2019, Việt Nam có thêm 1,65 triệu việc làm mới, giúp tỷ lệ thất nghiệp giữ ở mức 3,12% ở khu vực thành thị.
Hiệu quả đầu tư được cải thiện với nhiều năng lực sản xuất mới bổ sung cho nền kinh tế. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) giảm từ mức 6,42 năm 2016 xuống 6,11 năm 2017; 5,97 năm 2018, còn năm 2019 ước tính đạt 6,07.
Bình quân giai đoạn 2016-2019 hệ số ICOR đạt 6,14, thấp hơn so với hệ số 6,25 của giai đoạn 2011-2015.
Bên cạnh đó, chỉ giá tiêu dùng trong năm 2019 cũng được đánh giá là giữ ở mức thấp, tăng dưới 3% so với năm 2018.
Tổng cục Thống kê đánh giá, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại, căng thẳng thương mại giữa Mỹ – Trung và vấn đề địa chính trị càng làm gia tăng đáng kể tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu, gây ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin kinh doanh, quyết định đầu tư và thương mại toàn cầu.
Sự biến động khó lường trên thị trường tài chính – tiền tệ quốc tế, giá dầu diễn biến phức tạp tác động đến tăng trưởng tín dụng, tâm lý và kỳ vọng thị trường, kết quả tăng trưởng 7,02% khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.
Theo VNeconomy