Hàng tồn kho là gì? Hạch toán tồn kho trong quản trị sản xuất

Trong bất kỳ doanh nghiệp hoặc tổ chức nào, tất cả các khâu hoạt động đều được liên kết và kết nối với nhau và mang một tầm quan trọng nhất định đến sự vận hành của môi trường doanh nghiệp. Bên cạnh những mắc xích có thể dễ dàng quan sát như phân phối, tiếp thị, .. thì khi mỗi sản phẩm đến tay bạn đó còn là một chuỗi các bài toán đằng sau mà trong đó  sản xuất và hàng tồn kho là một trong những bài toán quan trọng của hầu hết doanh nghiệp và các nhà quản lý.

Mô hình quản lý hàng tồn kho

Trước tiên có thể mô tả công việc quản lý hàng tồn kho những việc đang đứng ở những ngã đường và đang tìm hướng đi đúng. Bởi việc duy trì lượng hàng tồn kho ở mức “vừa phải” không phải là một công việc đơn giản. Nếu lượng hàng trong kho quá thấp đồng nghĩa với việc đang đánh mất cơ hội tăng doanh thu bán hàng và sự cạnh tranh của công ty do không đủ hàng để bán. Ngược lại, nếu trữ quá nhiều hàng hóa có thể dẫn đến phát sinh nhiều chi phí khác trong kho hàng chưa kể các chi phí tài chính khác. Chính vì thế, quản lý hàng tồn kho đóng vai trò quan trọng doanh nghiệp.

Quản lý hàng tồn kho là gì ?

Quản lý hàng tồn kho là một mắt xích quan trọng trong quản trị chuỗi cung ứng. Có thể xem quản lý hàng tồn kho nhưng một bước đệm từ sau quá trình sản xuất đến lúc tới được tay khách hàng. Quá trình đó bao gồm đến qui trình đặt hàng, lưu trữ và sử dụng hàng tồn kho của công ty. Chúng có thể bao gồm: nguyên liệu thô (những nguyên liệu được mua về để chế biến), sản phẩm đang chế biến (các sản phẩm vẫn đang trong quá trình sản xuất), thành phẩm (sản phẩm hoàn thiện và sẵn sàng để bán) cũng như là hàng hóa (đại diện cho thành phẩm công ty mua từ nhà cung cấp khác để bán lại trong tương lai).

Tầm quan trọng của quản lý hàng tồn kho

Như đã nói ở trên, quản lý hàng tồn kho là một bài toán cho các doanh nghiệp và đòi hỏi sự tính toán và lựa chọn kĩ càng bởi một quyết định đưa ra cũng có thể dẫn đến nhiều kết quả khác nhau.  

Hệ thống thiết yếu của doanh nghiệp


Nếu không theo dõi và quản lý hàng tồn kho, thật khó để biết chúng ta đang cần gì, khi nào và với số lượng bao nhiêu. Với hệ thống quản lý hàng tồn kho chất lượng, chúng ta có thể có một cơ sở dữ liệu đầy đủ về mọi tài sản trong doanh nghiệp của mình. Các nhà quản lý có thể dễ dàng nhìn thấy các sản phẩm đang được bán và đâu là các mặt hàng tiêu thụ thấp thậm chí cả dữ liệu về hàng tồn kho nhất định bán vào những thời điểm nhất định trong năm, hoặc thậm chí trong những thời điểm nhất định trong ngày. Các tất cả thông tin trên có thể cho phép các nhà quản lý quyết định sáng suốt về nhu cầu của thị trường cũng như công việc của các mắc xích khác.

Theo dõi minh bạch

Bằng các cơ sở dữ liệu trên, từ đây ta có thể theo dõi minh bạch các hoạt động của kho cũng như qua đó tìm thấy được điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Kết hợp với các công nghệ mới như Barcode và RFID, .. chúng ta cũng có thể biết chính xác những gì đang được tồn kho nhằm mục đích phục vụ cho doanh nghiệp

Cải thiện mối quan hệ nhà cung cấp

Một điểm cộng nữa của hệ thống quản lý hàng tồn kho là nó có thể giúp cải thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp thông qua việc theo dõi liền mạch, cả chúng ta và nhà cung cấp đều được biết về nhu cầu đặt hàng. Điều này giữ cho mối quan hệ hoạt động trơn tru cho các bên trong quá trình hoạt động.

Tiếp đến , quản lý sản xuất cũng là một mắc xích quan trọng tác động đến doanh nghiệp.

Quản lý sản xuất là gì?

Có thể thấy, quản lý sản xuất (production management) có liên quan với quản lý tiếp thị, tài chính và nhân sự do đó rất khó để đưa ra một định nghĩa phù hợp duy nhất về quản lý sản xuất.

Các định nghĩa sau đây được đưa ra với mong muốn cố gắng thể hiện các đặc điểm chính của quản lý sản xuất:

  • Quản lý sản xuất liên quan đến việc ra quyết định liên quan đến quá trình sản xuất. Vì vậy, hàng hóa và dịch vụ thành phẩm được sản xuất theo các thông số kỹ thuật định lượng và lịch trình theo yêu cầu với chi phí tối thiểu.
  • Nói tóm lại, các hoạt động chính của quản lý sản xuất có thể được liệt kê là:

(i) Đề ra tiêu chuẩn và thu mua tài nguyên đầu vào là hệ thống quản lý, vật liệu, đất đai, lao động, thiết bị và vốn.

(ii) Thiết kế và phát triển sản phẩm để xác định quy trình sản xuất cho việc chuyển đổi các yếu tố đầu vào thành hàng hóa và dịch vụ.

(iii) Giám sát và kiểm soát quá trình chuyển đổi để sản xuất hàng hóa và dịch vụ hiệu quả.

Tầm quan trọng của quản lý sản xuất

Mục tiêu chính của quản lý sản xuất là sản xuất hàng hóa và dịch vụ đúng chất lượng, đúng số lượng, đúng thời điểm và một với chi phí tối thiểu. Quản lý sản xuất cũng đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Từ đó thúc đẩy gia tăng lợi thế của doanh nghiệp trong thị trường. Quản lý sản xuất cũng giúp các nhà quản lí đảm bảo sử dụng toàn lực và tối ưu năng lực sản xuất có sẵn của mình.

Tóm lại, quản trị tồn kho và sản xuất là những yếu tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Cùng với xu hướng phát triển của khoa học và công nghệ, ngày càng có nhiều đổi mới cũng như cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì thế, việc nhận thức tầm quan trọng cũng như đầu tư nhiều hơn cho việc quản trị sản xuất và tồn kho nói riêng cũng như nâng cao giá trị chuỗi cung ứng nói chung là một vấn đề nên ngày càng được để tâm hơn.

Biên tập: LSC

Previous articleReverse Logistics là gì? Những khái niệm cơ bản về Hậu cần ngược
Next articleAmazon Global Selling: Lợi ích và rủi ro cho doanh nghiệp Việt