Nhiều doanh nghiệp ngày nay đang vận hành và lấy mục tiêu cải tạo môi trường, xã hội làm kim chỉ nam cho định hướng phát triển. Không giống như truyền thống chỉ tập trung vào mục tiêu lợi nhuận tài chính, các công ty hiện đang khẳng định nhiều hơn trách nhiệm của mình đối với cộng đồng.
- Câu chuyện CSR của IKEA: Từ lời nói cho đến hành động
- Hệ thống đóng chai khép kín: Gã khổng lồ ngành giải khát đang tham vọng điều gì?
Các cơ quan chính phủ, công nhân và nhiều khách hàng hiện đang ngày càng gia tăng nhu cầu giám sát, duy trì và tìm hiểu những chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh của một số những tập đoàn lớn.
Đối với nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, CSR – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang được xem là một trong những cách thức để tạo ra lợi thế cạnh tranh, bảo vệ và nâng cao nhận biết thương hiệu, gây dựng lòng tin trong cả khách hàng lẫn nhân viên công ty.
CSR là gì?
Định nghĩa: CSR (Viết tắt của từ: Corporate Social Responsibility – tạm dịch Trách nhiệm Xã hội của doanh nghiệp) là một biện pháp tích hợp các chương trình, chính sách phù hợp vào trong văn hóa và mô hình kinh doanh của một tập đoàn.
CSR hướng tới tăng trưởng lợi nhuận dài hạn cho cả hai mảng kinh doanh online và offline bằng cách tăng năng suất, cải thiện mô hình kinh doanh để thu hút sự chú ý của cộng đồng vào những nỗ lực của doanh nghiệp để tạo ra giá trị. Những nỗ lực này có thể được thể hiện trực quan qua các báo cáo CSR thường niên của các tập đoàn lớn
Tầm quan trọng của CSR với doanh nghiệp
Cả hai loại hình doanh nghiệp thương mại điện tử và truyền thống đều sẽ thu lợi từ các chiến lược CSR hợp lý. Một số hoạt động được cho là phù hợp với khái niệm CSR bao gồm:
- Ngăn chặn hiện tượng phân nhánh tài chính: Tuân thủ theo tinh thần và các điều khoản của pháp luật – cả quốc gia và quốc tế – bằng các chương trình tự điều chỉnh sẽ giúp doanh nghiệp thoát khỏi “con mắt xanh” của các nhà quản lý, đồng thời giản thiểu chi phí pháp lý.
- Duy trì sự trung thành của nhân viên: Đối xử công bằng và rộng lượng với tất cả các nhân viên là một trong những trách nhiệm chính của một doanh nghiệp. Bằng cách cung cấp việc làm ổn định, khuyến khích chuyên môn hóa và lập ra những quy chuẩn đạo đức, ông chủ sẽ dễ dàng chiếm được cảm tình của công nhân.
- Duy trì hình ảnh tốt đẹp: Tăng nhận thức của người dùng, nhiều lĩnh vực kinh doanh thậm chí có thể tăng sự tín nhiệm cộng đồng bằng cách cung cấp những bằng chứng hữu hình về hoạt động của mình. Hình thức này có thể bao gồm:
- Nhận thức về môi trường: Giảm thiểu chất thải, tái chế, giảm hàm lượng carbon trong khí quyển, và nhiều phương thức khác. Sử dụng hoặc sản xuất những sản phẩm bền vững, giảm thiểu hao tổn năng lượng và tiên phòng trong bảo vệ môi trường có thể giúp doanh nghiệp gây dựng “hình ảnh xanh” trong tâm trí của những khách hàng khó tính nhất.
- Nhận thức về xã hội: Chung tay đấu tranh xóa đói giảm nghèo, giúp các bệnh nhân tại các vùng dịch AIDS hay Ebola, hoặc là hỗ trợ nhân đạo cho những nơi vừa bị thiên tai tàn phá. Bằng cách quan tâm đến nhưng vấn đề cộng đồng, khách hàng sẽ dần có thiện cảm và công nhận nỗ lực của doanh nghiệp.
- Cộng đồng địa phương: Doanh nghiệp có thể tham gia vào các dự án cộng đồng địa phương bằng các hình thức như quyên góp tài chính, phong trào công sở, kết nối khách hàng với các lãnh đạo dự án, xúc tiến dự án hoặc gây quỹ cho dự án CSR của doanh nghiệp
Các bên liên quan trong CSR
Những bên liên quan trong khái niệm CSR bao gồm các cá nhân và nhóm mà có liên quan và tạo ra ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là những nhóm người có thể dễ bị tác động nhất bởi những động thái của công ty. Tùy vào những nhóm đối tượng khác nhau mà có thể áp dụng các chiến lược CSR khác nhau, ví dụ:
- Khách hàng – ví dụ: tạo dựng các mối quan hệ tốt và gần gũi bằng những chính sách chăm sóc khách hàng thân thiện.
- Nhà cung cấp – ví dụ: hợp tác với những đối tác cung cấp có tính chọn lọc, nên đánh giá theo các tiêu chí: lao động, sức khỏe, an toàn và các biện pháp xử lý môi trường.
- Cộng đồng – có nhiều cách để có thể lan tỏa tín hiệu tích cực trong cộng đồng, ví dụ: tài trợ các sự kiện, tham gia vào các dự án thiện nguyện,…
Tìm hiểu hoạt động CSR của doanh nghiệp
Nhiều công ty lớn hiện tại đều công khai thông tin về các hoạt động CSR trên website giới thiệu chính thức của mình. Hiện cũng có một số chỉ số đo lường CSR như 100 công ty tính trong Chỉ số Trách nhiệm Doanh nghiệp 2011.
LSC tổng hợp