Hệ thống đóng chai khép kín: Gã khổng lồ ngành giải khát đang tham vọng điều gì?

Công ty Coca-Cola, với mục tiêu đầy tham vọng có tên gọi “Thế giới không rác thải”, đã cam kết tái chế tất cả bao bì vào năm 2030. Họ đã và đang từng bước dẫn đầu việc tập trung tái tạo toàn bộ vòng đời bao bì sản phẩm – từ cách thiết kế và chế tạo cho đến các giải pháp tái chế và tái sử dụng chai/lon.

Coca-Cola công bố mục tiêu bao bì bền vững đầy tham vọng

ĐỊNH NGHĨA CỦA BAO BÌ BỀN VỮNG

Một hệ thống đóng gói bao bì bền vững là hệ thống có được sự vững mạnh về kinh tế và đem lại lợi nhuận trong suốt vòng đời của nó nhờ vào việc bao bì đóng gói được thay đổi, cải tiến và tận dụng để trở thành một dòng chảy nguyên vật liệu khép kín, thỏa mãn mục tiêu xây dựng hệ sinh thái công nghiệp bền vững và chiến lược của doanh nghiệp liên quan đến các vấn đề môi trường và vòng đời bao bì.

Bao bì bền vững và những lợi ích:

  • Phục vụ cộng đồng một cách an toàn trong suốt vòng đời bao bì
  • Đáp ứng các tiêu chí của thị trường về giá cả và tính năng
  • Được thu mua, chế biến, vận chuyển và tái chế sử dụng năng lượng sạch và công nghệ sạch
  • Tận dụng nguyên vật liệu tái chế và tái sinh được
  • Tiết kiệm năng lượng và vật liệu
  • Có khả năng được tái sinh và tận dụng hiệu quả trong cả môi trường tự nhiên và công nghiệp

TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH CỦA COCA-COLA

“Người tiêu dùng trên khắp thế giới đều quan tâm đến hành tinh của chúng ta. Họ mong muốn và hy vọng các công ty như chúng ta trở thành những người tiên phong đi đầu, để tạo ra một thế giới không rác thải. Với tầm nhìn về một ‘Thế giới không rác thải’, chúng tôi đang đầu tư cho hành tinh này và không ngừng cải tiến bao bì của mình để góp phần đưa vấn đề bao bì của thế giới trở thành vấn đề của quá khứ.” Ông James Quincey, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty Coca-Cola phát biểu.

Tầm nhìn của Công ty về “Thế giới không rác thải” chính là bước tiếp theo trong chiến lược rộng lớn hơn cho việc phát triển công ty bền vững thông qua các hoạt động kinh doanh đúng đắn. Hướng đến mục tiêu ấy, năm 2016 Coca-Cola đã công bố mình là Công ty đầu tiên trong nhóm Fortune 500 trả lại cho tự nhiên và cộng đồng khoảng 115% lượng nước đã dùng để sản xuất các loại đồ uống của Coca Cola.

Năm 2017, các nhân viên công ty đóng chai Coca-Cola Heartland đã tham gia tình nguyện ở St. Louis để thu gom và phân loại 14.480 pound rác thải; 63% trong số chúng được mang đi tái chế. Công ty cũng đang gia hạn khoản vay cho công ty Ioniqa Technologies để hỗ trợ họ phát triển công nghệ tái chế nhựa PET, sử dụng quy trình khử polyme để tái chế nhựa có màu sắc, chất lượng và điều kiện khác nhau thành các khối tinh khiết, sau đó được chế tạo thành nhựa PET trong suốt và có chất lượng cao, đưa viễn cảnh của một nền kinh tế tuần hoàn một bước gần hơn với thực tế.

“Chúng tôi tin rằng mỗi bao bì – bất kể có nguồn gốc từ đâu – đều có giá trị và vòng đời vượt xa khả năng sử dụng ban đầu”, Quincey nói thêm. “Thứ nào tái chế được thì hãy tái chế. Vì thế, chúng tôi mong muốn hỗ trợ để tất cả mọi người ở khắp mọi nơi hiểu được mình có thể đóng góp thế nào cho hành trình này.”

Ngoài ra, Coca-Cola còn thực hiện hỗ trợ các đối tác của tầm nhìn “Thế giới không rác thải”. Gần đây, công ty đã công bố một khoản đầu tư trị giá 15 triệu đô la vào Circulation Capital, một quỹ cho vay mạo hiểm được thành lập để giải quyết vấn đề rác thải nhựa dưới đại dương ở Nam Á và Đông Nam Á. Quỹ này đóng vai trò ươm tạo và tài trợ cho các công ty và cơ sở hạ tầng để ngăn chặn rác thải nhựa dưới đại dương.

Mới đây nhất, ông Đặng Duy Tùng – vị Giám đốc Chuỗi cung ứng toàn cầu Coca-Cola Việt Nam đã bóp chai nước để khẳng định rằng một chai nhựa của Coca-Cola trông thì cứng cáp, nhưng khi bóp lại sẽ thấy chai đó thực ra cực kỳ mỏng. Lý do chính là vì nguyên liệu nhựa đã được giảm thiểu tối đa trong quá trình sản xuất của Coca-Cola.

“Chai nước Dasani loại 500ml do Coca-Cola sản xuất khi mới vào Việt Nam có trọng lượng 14,5g, nay chỉ còn 12,15g”, ông Tùng chia sẻ về biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường của đơn vị này.

Động thái này là một phần trong các hoạt động triển khai sáng kiến “Zero Waste to Nature” (tạm dịch: Không xả thải vào thiên nhiên) mới được ký kết giữa 3 công ty FDI gồm Công ty Coca-Cola với Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Tất cả những chiến dịch trên của công ty Coca-Cola đều thể hiện rõ sự tâm huyết và quyết tâm với tầm nhìn “Thế giới không rác thải”, mà cụ thể hơn là một viễn cảnh bao bì bền vững. Điều đó cũng là minh chứng cho việc Coca-Cola vẫn luôn không ngừng cố gắng để mang đến cho thế giới những điều tốt đẹp.

Theo Coca Cola Journey

Previous articleCâu chuyện CSR của IKEA: Từ lời nói cho đến hành động
Next articleCSR là gì? Tầm quan trọng của CSR đối với nền kinh tế