Quản lý dữ liệu đưa ngành công nghiệp bán lẻ lên tầm cao mới

Việc quản lý dữ liệu thông minh giúp cải thiện hiệu quả hoạt động, các số liệu tài chính cũng như vốn lưu động cho công ty. Đây là tiền đề thúc đẩy toàn bộ chuỗi cung ứng với chi phí quản lý và chi phí hàng tồn kho hiệu quả hơn. Nó giúp doanh nghiệp cộng tác với các nhà bán lẻ, tiếp cận tốt hơn với những gì đang thực sự xảy ra trên các kệ hàng, lập kế hoạch hàng tồn kho cũng như các chương trình khuyến mãi.

Xem thêm: Ứng dụng điện toán đám mây trong chuỗi cung ứng

Kimberly-Clark Corp: gã khổng lồ dẫn đầu chuỗi cung ứng thông minh

Các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu từ khăn giấy, giấy vệ sinh đến tã lót và những sản phẩm tương tự đều được Kimberly-Clark thâu tóm thị trường. Từ cuối năm 2010, công ty đã sử dụng một hệ thống phân tích dữ liệu mới để tinh chỉnh chuỗi cung ứng. Kimberly-Clark thu thập dữ liệu ở cấp độ bán lẻ để có được sự hiểu biết chính xác hơn về khối lượng hàng bán tại từng địa phương đến từng sản phẩm cụ thể và sử dụng thông tin đó để tối ưu hóa lượng hàng tồn kho duy trì tại các cửa hàng trên khắp thị trường.

Hệ thống phân tích mới của Kimberly-Clark đã cải thiện độ chính xác của dự báo hàng tồn kho (cụ thể từ 15% lên 25%), đồng thời cải thiện quy trình và dịch vụ. Nhờ khả năng dự báo được cải thiện, họ đã có thể xóa bỏ 10 triệu USD hàng tồn kho trong hệ thống tại Mỹ.

Điểm nhấn của hệ thống mới này là một công cụ phân tích của công ty công nghệ Terra, có chức năng phân tích dữ liệu để công ty có thể gia tăng sản xuất hay giảm số lượng sản xuất một cách linh hoạt để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện tại, có hơn hai nhà bán lẻ quy mô lớn đang lên kế hoạch để sớm tham gia vào hệ thống này. Khi đó, mạng lưới sẽ nắm giữ 80% lượng dữ liệu về tình hình bán hàng của Kimberly-Clark.

Ví dụ, doanh số tăng cao bất ngờ của khăn giấy Kleenex vào mùa thu và mùa đông năm ngoái là một dấu hiệu cho thấy mùa cúm đã bắt đầu tại một số vùng. Nhờ công cụ phân tích tình hình, Kimberly-Clark đã đẩy mạnh sản xuất cũng như điều chỉnh hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tốt hơn so với trước. Đồng thời sự dịch chuyển của các điểm nóng, như bệnh cúm lây lan từ vùng này sang vùng khác cũng được hệ thống phân tích một cách triệt để.

Lợi ích việc áp dụng quản lí dữ liệu vào chuỗi cung ứng

Hệ thống phân tích cho phép công ty:

– Quản lý tốt hơn các nhà máy sản xuất, trung tâm phân phối và lưu chuyển hàng hóa thông qua nhiều cấp độ của môi trường bán lẻ, từ kho lưu trữ đến quầy tính tiền.

– Cải thiện hiệu quả hoạt động, các số liệu tài chính cũng như vốn lưu động cho công ty. Đây là tiền đề thúc đẩy toàn bộ chuỗi cung ứng với chi phí quản lý và chi phí hàng tồn kho hiệu quả hơn. Nó giúp doanh nghiệp cộng tác với các nhà bán lẻ, tiếp cận tốt hơn với những gì đang thực sự xảy ra trên các kệ hàng, lập kế hoạch hàng tồn kho cũng như các chương trình khuyến mãi.

– Theo dõi các sản phẩm của mình thông qua các chuỗi cung ứng bán lẻ, từ lúc trong kho cho đến khi lên kệ hàng.

Hoạch định tương lai

Bước tiếp theo trong sự phát triển của nền tảng phân tích sẽ là một công cụ giúp cung cấp cái nhìn kỹ lưỡng hơn về dữ liệu mã hàng tại các trung tâm phân phối. Điều này sẽ cho phép công ty kiểm kê thêm ngoài mạng lưới trung tâm phân phối của mình để từ đó cung cấp những dịch vụ cao cấp hơn cũng như cải thiện dòng vốn lưu động của công ty.

Cổng thông tin dữ liệu sẽ bao gồm mã hàng của từng sản phẩm cụ thể, đơn vị lưu kho sản phẩm, vị trí cửa hàng, tình trạng hàng hoá theo từng ngày, từng tuần.

Chẳng hạn, thay vì gửi cùng một lượng hàng lưu kho tại tất cả các cửa hàng, phần mềm sẽ phân tích tình hình tiêu thụ tại mỗi cửa hàng. Từ đó, việc chủ động cung ứng hàng lưu kho cần thiết theo khả năng tiêu thụ sẽ đảm bảo mang lại lợi nhuận tối đa và hàng tồn kho tối thiểu cho công ty.

Previous articleBIG DATA LÀ GÌ VÀ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHUỖI CUNG ỨNG?
Next article10 PHƯƠNG DIỆN BIG DATA ĐANG CÁCH MẠNG HÓA VIỆC QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG