Cùng với sự phát triển chóng mặt của ngành sản xuất cung ứng hàng hóa, sự bùng nổ của thương mại điện tử và sự chiếm lĩnh của các mặt hàng tiêu dùng nhanh FMCG, một thách thức lớn được đặt ra cho mọi nhà bán lẻ đó là phân bố nguồn lực hợp lý trong quản lý chuỗi cung ứng, đặc biệt là hoạt động quản lý kho hàng (warehouse management).

Cho đến gần đây, ngành bán lẻ trên thế giới đã có những đầu tư công nghệ kỹ thuật số và tự động hóa mạnh mẽ cho khâu quản lý kho hàng.

Sự bùng nổ của FMCG và Thương mại điện tử

Cho đến gần đây, ngành bán lẻ trên thế giới đã có những đầu tư công nghệ kỹ thuật số và tự động hóa mạnh mẽ cho khâu quản lý kho hàng trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là ở các thị trường tiên phong. Thế nhưng khuynh hướng đầu tư như vậy ở thị trường Việt Nam đang còn ở mức hạn chế.

Khởi điểm là một nhà bán lẻ chuyên dụng về tã và sữa bột, Diapers.com hiện nay đã mở rộng thành nhà bán lẻ cung cấp đa dạng sản phẩm cho em bé nhờ áp dụng tự động hóa nhà kho thành công, loại bỏ hoàn toàn chi phí chuyển hàng đối với người mua và giảm thiểu tối đa thời gian giao hàng. Hay với UPS (United Parcel Service) Worldport, tự động hóa kho hàng đem đến hiệu suất làm việc tương đương với 84 người chỉ trong một giây, tức là 416000 lao động trong một tiếng. Để đạt được năng suất như vậy với các quy trình thủ công sẽ đòi hỏi một nguồn nhân lực khổng lồ và cực kì tốn kém.

Giải pháp tự động hoá kho hàng

Từ những thử nghiệm và thành công của các nhãn hàng trên, có thể thấy tự động hóa kho hàng là giải pháp đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, nó là một quá trình dài và đòi hỏi nhiều cải biến liên tục về công nghệ. Dưới đây là một số vấn đề cơ bản nhất mà mỗi doanh nghiệp cần phải nắm bắt và lưu ý để tự động hóa thành công:

1. Biết rõ sản lượng hàng hóa

Xác định chính xác nhân tố nêu trên là cách để tiến hành kiểm tra “sức khỏe” kho hàng cho một chiến lược tự động hóa phù hợp. Mô hình hóa đạt độ chính xác càng cao thì giải pháp cải tổ kho hàng (theo chiều sâu hay chiều rộng) càng khả thi. Nên đặt các câu hỏi: Tăng trưởng dự báo là bao nhiêu? Hiệu quả kinh doanh và chương trình khuyến mại có ảnh hưởng như thế nào đến luồng hàng? Các mô hình tự động hóa khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến thực trạng kho hàng và tiềm năng mở rộng của chúng?

2. Xem xét mức độ dịch vụ

Lưu ý này liên quan đến khuynh hướng phát triển trong tương lai của nhãn hàng. Dịch vụ hiện đang áp dụng và các dịch vụ có thể thực hiện đòi hỏi mọi thay đổi phải được triển khai theo chiều hướng và mức độ như thế nào để đạt lợi thế cạnh tranh cao nhất. Chẳng hạn, mức độ dịch vụ thường gặp phải thách thức ở mùa cao điểm. Vì vậy điều quan trọng là hệ thống có thể xử lý sản lượng trong thời gian có sẵn, phải luôn vượt qua được tỷ lệ tăng trưởng thay thế để kiểm tra tính hợp lý của các giải pháp.

3. Lập kế hoạch tích hợp

Hệ thống tự động phù hợp với cơ sở vật chất như thế nào? Các khu vực thủ công có bị ảnh hưởng? Có đủ cửa ra vào không? Làm thế nào để mở rộng các nhu cầu phát sinh nằm ngoài phạm vi đề xuất? Những yếu tố thường bị bỏ qua này đáng lý ra cũng luôn phải được dự trù cụ thể để đảm bảo sự thành công của dự án.

4. Điều phối quá trình tích hợp phần mềm

Có rất nhiều hệ thống quản lý kho (warehouse management system -WMS) khác nhau, mỗi doanh nghiệp cần tìm ra cho mình giải pháp phù hợp nhất để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. Sử dụng một WMS thiếu phù hợp với quy cách vận hành sản xuất và phân phối của kho hàng đồng nghĩa với việc năng suất hoạt động không được cải thiện là bao so với khi làm việc thủ công.

5. Đảm bảo vận hành và chuyển tiếp trôi chảy

Yếu tố quan trọng nhất của dự án là giai đoạn vận hành – một giai đoạn với rất nhiều rủi ro tiềm tàng. Quỹ thời gian và ngân sách để thử nghiệm hệ thống tự động hóa phải đủ lớn để chuyển đổi hàng tồn kho và đảm bảo năng suất thông qua những con số thực tế.

Một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý kho hàng có thể kể đến là tính năng động của doanh nghiệp, kì vọng về sản lượng tăng trưởng, loại sản phẩm phân phối hay chính sách kinh doanh và các chương trình khuyến mãi vào mùa cao điểm. Nếu doanh nghiệp không nắm bắt được các nhân tố này thì hoạt động đầu tư sẽ thiếu bền vững và kém hiệu quả.

Các hoạt động xử lý đơn hàng thủ công đang ở ngưỡng giới hạn của chúng. Trong hoàn cảnh đó, tự động hóa nhà kho là giải pháp tối ưu nhất nhằm loại bỏ các khó khăn nảy sinh Trong thị trường hiện nay, khi mà tốc độ tiêu dùng tăng chóng mặt, áp lực cạnh tranh gay gắt, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc nhận, trả và giao hàng.

Điều này nhất thiết đòi hỏi một cuộc cách mạng trong quản lý nhà kho. Việc nhiều doanh nghiệp FMCG thành công với mô hình mới mẻ này trên toàn thế giới là động lực để ngành sản xuất hàng hóa Việt Nam nhanh chóng chuyển mình.

Biên tập: Minh Phúc