CHUỖI CUNG ỨNG TRONG NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG NHANH: NHỮNG THÁCH THỨC, SỰ CỘNG TÁC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Nếu như giữa thế kỷ thứ 20, vai trò của Logistics đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn là một khái niệm chưa rõ ràng, vai trò của Logistics chưa được nhận thức một cách sâu sắc và toàn diện thì đến nay Logistics đóng vai trò là một phần tối quan trọng và cần thiết đối với bất cứ ngành sản xuất, cung ứng dịch vụ nào. Sự phát triển của các ngành sản xuất mà đặc biệt là ngành sản xuất hàng tiêu dùng nhanh – FMCG( Fast moving consumer goods) đặt ra yêu cầu phải phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả với chức năng Logistics.

MỐI QUAN HỆ ĐẶC BIỆT GIỮA 3PL VÀ FMCG

Với sự vượt bậc nhanh chóng trong phát triển của Logistics, có nhiều hình thức Logistics như Logistics một bên – 1PL (tự cấp dịch vụ logistics), Logistics hai bên – 2PL (nhà cung ứng dịch vụ Logistics đảm nhiệm một khâu trong chuỗi), Logistics bên thứ ba – 3PL (nhà cung ứng thay mặt chủ hàng quản lý, thực hiện dịch vụ logistics), Logistics bên thứ 4 – 4PL (quản lý cả quy trình Logistics), Logistics bên thứ 5 – 5PL (thường trong lĩnh vực thương mại điện tử). Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, mối quan hệ giữa 3PL và FMCG đang là một mắt xích rất quan trọng trong nền kinh tế vì nó phát huy được hiệu quả và ưu điểm của dịch vụ Logistics bên thứ ba đặc biệt trong ngành hàng tiêu dùng nhanh. Tuy nhiên với tình hình cạnh tranh giữa  các nhà cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba đồng thời với sự nhận thức ngày càng rõ ràng và nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, chuỗi cung ứng trong ngành hàng tiêu dùng nhanh đang gặp những thách thức lớn.

TỪ NHỮNG THÁCH THỨC LỚN CỦA CHUỖI CUNG ỨNG TRONG FMCG

Thách thức đầu tiên là những mối quan tâm hàng đầu về Logistics. Giảm chi phí logistics (Reducing Logistics Costs – 98%) là mục tiêu dai dẳng số 1 của tất cả các ngành công nghiệp trong Annual 3PL Study, tuy nhiên cũng có những ưu tiên khác đối với các thách thức cụ thể của các loại hàng tiêu dùng nhanh, gồm có xử lý đơn hàng hoàn hảo (Perfect Order Fulfillment – 87%), nhanh chóng cảm nhận và đáp ứng với những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng (Rapidly Sensing and Responding to Changes in Consumer Demand – 83%) và rút ngắn thời gian đưa sản phẩm mới ra thị trường và tích hợp chuỗi cung ứng (Shortening New Product Time-to-Market and Supply Chain Integration – 81%).
Nguồn : gosmartlog.com
Không thể nhắc đến thách thức giữa nhà cung ứng dịch vụ Logistics và chủ hàng có cùng quan điểm. Chỉ có sự khác biệt nhỏ trong việc điều tiết chương trình khuyến mãi bán hàng, các công ty 3PL có nhiều khả năng xem việc này là một ưu tiên hàng đầu hơn so với các chủ. Có lẽ điều này là do các công ty FMCG phụ thuộc thường rất lớn vào chương trình khuyến mãi. Điều tiết sự dao động bất ổn trong sản lượng do chương trình khuyến mại tạo ra đòi hỏi tốc độ, tầm nhìn và kết nối IT. Một chủ hàng nói rằng việc đưa các nhà cung cấp 3PL vào kế hoạch chương trình khuyến mãi của họ “mang đến thêm một nguồn lực có lợi có lợi trong việc giúp đưa sản phẩm đến các kệ hàng một cách nhanh hơn. 3PL của chúng tôi hỗ trợ xúc tiến các lô hàng thông qua việc đổi từ vận tải biển sang đường hàng không hoặc cross-docking tại điểm đến để giảm thời gian xử lý.”

NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA CÁC CÔNG TY FMCG VỀ MỐI QUAN HỆ ĐẶC BIỆT NÀY

Các công ty FMCG liên kết chặt chẽ trong quan điểm của họ về vai trò của các công ty 3PLs trong việc giúp đỡ họ cải thiện mật độ vận chuyển / tận dụng tải, giảm chi phí logistics, và thực thi chiến lược chuỗi cung ứng đột phá (disruption strategy) / chiến lược chuỗi cung ứng giảm rủi ro (mitigation strategy), cũng như trong xử lý hoàn hảo đơn hàng và các dự án phát triển bền vững.

Frits Voortman, giám đốc chuỗi cung ứng tại FrieslandCampina nói: “Bền vững là rất quan trọng đối với công ty chúng tôi. Chúng tôi xuất hiện với những chương trình phát triển bền vững mới, được cải tiến sau sáp nhập và chúng tôi sẽ mong đợi sự giúp đỡ từ các công ty 3PL.”

CHO ĐẾN NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐƯỢC RÚT RA

Từ những thông tin trên, trong bối cảnh hiện nay các doanh nghiệp Logistics bên thứ ba cần rút ra được các bài học kinh nghiệm như:

  • Cải thiện quy trình trung tâm phân phối (Improved Distribution Center Processes): tìm kiếm các chiến lược để cải thiện quy trình kho hàng và đạt được KPIs tốt hơn là chiến lược cắt giảm chi phí được sử dụng nhiều nhất (87%) bởi các công ty FMCG được khảo sát. Ví dụ, công ty phân phối nước uống Ben E. Keith Company đang sử dụng hệ thống quản lý kho hàng (warehouse management system) của họ để theo dõi nhân lực và giờ làm việc tốt hơn và đang tuyển thêm lao động tạm thời để ứng phó với tình hình đột biến trong sản lượng.
  • Thương lượng lại giá cho dịch vụ logistics (Renegotiated Rates for Logistics Services): một số lượng lớn những chủ hàng được hỏi sử dụng việc đàm phán lại giá như một phương án để giảm chi phí logistics (86% cho các dịch vụ logistics và 74% cho các dịch vụ kho bãi).
  • Cải thiện tầm nhìn tồn kho và dự báo (Improved Forecasting and Inventory Visibility): một số lượng lớn (83%) các công ty FMCG được khảo sát đang tìm cách để cải thiện dự báo và tầm nhìn hàng tồn kho để giảm chi phí, nhưng chỉ có một số lượng hạn chế đã triển khai thực hiện các giải pháp với các công ty 3PL (16%)
  • Thiết kế lại mạng lưới chuỗi cung ứng (Redesigned the Supply Chain Network): theo như kết quả từ một cuộc khảo sát thì ¾ số công ty FMCG được khảo sát đang sử dụng phương pháp thiết kế lại chuỗi cung ứng để giảm chi phí logistics, nhưng chỉ 32% đang thực hiện điều này với nhà cung cấp 3PL.