Tình hình hoạt động thua lỗ của các hãng tàu trên toàn thế giới, nổi bật là Hanjin ngày càng báo động khi nhu cầu vận chuyển đường biển giảm mạnh những năm gần đây.

Đỉnh điểm chính là sự kiện mới diễn ra sáng nay khi Ngân hàng phát triển Hàn Quốc (Korea Development Bank), chủ nợ lớn nhất của hãng tàu Hanjin, chính thức tuyên bố ngừng trợ cấp cho hãng tàu container lớn thứ 9 trên toàn thế giới. Điều đó đồng nghĩa Hanjin đang đứng trên bờ vực phá sản.

Đi kèm với tuyên bố trên là những con số làm người ta phải ngỡ ngàng. Số nợ của Hanjin lên đến 6.6 nghìn tỷ won (tức 5.9 tỷ đô la Mỹ). Tỷ số nợ trên tài sản (Debt – to – equity) lớn không tưởng: 850%. Dù đã cố gắng chắp vá khoản nợ khổng lồ đó bằng nhiều chương trình vận động cho vay nhưng khả năng của Hanjin chỉ huy động được 500 tỷ won (446 triệu đô la Mỹ) từ hãng hàng không Hàn Quốc (Korean Air lines Co.) tuy nhiên các chủ nợ của Hanjin khẳng định công ty phải có ít nhất 1000 tỷ won để đáo hạn nợ ngân hàng và trả nợ các chủ tàu cũng như vận hành công ty. Không chỉ Hanjin, chính đối thủ cạnh tranh – Hyundai Merchant Marine đã hoàn toàn thua lỗ vài năm gần đây và nhiều hãng tàu nhỏ hơn đã phải bán tàu giá rẻ và thậm chí là phá sản.

Các hãng tàu không chỉ áp lực vì nhu cầu ngày càng sụt giảm mà còn từ sự cạnh tranh của việc nhiều hãng tàu liên minh với nhau nhằm cắt giảm chi phí vận hành. Mặc dù đã được phó chủ tịch hiệp hội chủ tàu Hàn Quốc gợi ý về sự liên minh giữa HanjinHyundai nhưng chính phủ Hàn Quốc vẫn không xem xét giải pháp này dẫn đến một tương lai không tươi sáng dành cho cả hai hãng tàu đặc biệt là ông lớn Hanjin.

Số phận Hanjin sẽ ra sao? Tương lai các hãng tàu biển sẽ như thế nào? Định hướng nào cho sinh viên ngành xuất nhập khẩu trước những biến động này? Hãy cùng bàn luận với LSC nhé các bạn.

Biên tập: Anh Tuấn