Có thể nói, Internet đã mang đến những sự thay đổi đáng kể trong quá trình mua hàng, và có lẽ nhờ đó làm sinh sôi ra một khái niệm mới: E-procurement.
Nhờ vào EDI (hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử), các thông tin cơ bản giữa người mua và người bán như hóa đơn, chứng từ, phiếu thu đều được lưu lại một cách dễ dàng, mọi hoạt động mua bán đều được số hoá và hầu như không dùng đến giấy tờ.
Từ đó, một thị trường kỹ thuật số được hình thành và được sử dụng trong quá trình mua bán. Chúng ta có thể gọi đó là một nền tảng giao dịch, nơi cung cấp thông tin giữa người bán và người mua, hỗ trợ các quy trình kinh doanh một cách an toàn và thuận tiện nhất.
Thị trường nếu phân loại theo chiều ngang sẽ bao gồm các khu vực hàng hóa và dịch vụ ví dụ như năng lượng và tài liệu văn phòng; và nếu chia theo chiều dọc sẽ là các ngành hàng cụ thể, ví dụ như ngành sản xuất ô tô hoặc thiết bị y tế. Các giải pháp chủ yếu hướng tới các thị trường B2B đơn giản (loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp).
Phần lớn các ứng dụng B2B là trong lĩnh vực quản lý cung ứng (Đặc biệt chu trình đặt hàng mua hàng), quản lý kho hàng, quản lý phân phối và quản lý thanh toán (ví dụ hệ thống thanh toán điện tử).
Hệ thống giao dịch qua mạng máy tính còn mang lại lợi ích rất lớn trong cộng đồng doanh nghiệp và nhà thầu, cung cấp một kênh minh bạch hóa các thông tin đấu thầu không chỉ của các đơn vị trong Nhà nước mà cả các tổ chức, doanh nghiệp ngoại quốc. Nhờ vậy, quá trình lựa chọn nhà thầu diễn ra công khai, công bằng dưới sự giám sát của cả cộng đồng và đạt được hiệu quả kinh tế nhờ tiết kiệm các chi phí so với hình thức tổ chức đấu thầu truyền thống.
Bên cạnh đó, vấn đề giá thấp hoặc sự biến động giá không đáng kể cũng có thể được thu thập và tổng hợp, và đôi khi cấu hình thông qua hệ thống danh mục cũng có thể bảo đảm được những mức giá nhất định và phục vụ cho việc so sánh giá trở nên rõ ràng hơn. Quy trình đấu thầu như vậy như một giả định cho thị trường người mua và mục đích là để có được giá mua tốt nhất.
Việc gia nhập vào các nền tảng B2B này được xác định bởi các tiêu chí như chuyên môn hóa ngành, thị phần, tính trung lập, tính minh bạch và các dịch vụ thông tin.
Ngoài ra, một bước quan trọng để thực hiện tích hợp công nghệ thông đó là xây dựng hệ thống mạng máy tính nội bộ mạnh mẽ để kết nối tới các đối tác tiềm năng. Mục đích của một hệ thống đồng bộ là định hình tất cả các quy trình công việc trong công ty cũng như áp dụng các giải pháp phần mềm ERP/ SCM.
Ngoài lĩnh vực mua sắm, thuật ngữ e-logistics đã được thiết lập để hoạch định chiến lược và thực hiện các hệ thống hậu cần cho doanh nghiệp dựa trên Internet, kiểm soát vận hành các quy trình hậu cần để cung cấp cho khách hàng mục tiêu trong thương mại điện tử.
Biên tập: Hương Duyên