Outsourcing được hiểu là chuyển một phần chức năng của công ty ra bên ngoài, bao gồm cả nguồn tài nguyên vật chất và nhân lực  – những chức năng mà trước đây doanh nghiệp vẫn đảm nhận.

Outsourcing không chỉ được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ một nước mà còn là xu hướng mới của các cường quốc thế giới.
Outsourcing không chỉ được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ một nước mà còn là xu hướng mới của các cường quốc thế giới.

Outsourcing không chỉ được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ một nước mà còn là xu hướng mới của các cường quốc trên thế giới. Các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Đức, Anh đều tăng năng suất và tối đa hóa lợi nhuận bằng cách thuê dịch vụ outsourcing như gia công, lắp ráp, vận chuyển,… từ các công ty bên ngoài.

Các doanh nghiệp vẫn có xu hướng outsource dịch vụ logistics trong nhiều năm tới đây.

Ngày nay, các hoạt động như vận tải nội địa, quản trị kho bãi, vận tải quốc tế, môi giới hải quan và giao nhận hàng hoá đa phần đều áp dụng Outsourcing. Trong thời đại công nghệ đang tiếp tục thúc đẩy mạnh tiêu dùng trực tuyến, một nghiên cứu về Third Party Logistics (Công ty cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba hay là Logistics theo hợp đồng) đã mô tả cách thức chuỗi cung ứng sử dụng kĩ thuật số và khoa học để có thể bắt kịp với nhịp độ phát triển.

Dưới đây là một vài phát hiện đáng chú ý từ báo cáo nghiên cứu thường niên do công ty Infosys Consulting, Đại học Penn State, Pensake Logistics và Korn Ferry hợp tác thực hiện.

Thách thức hàng đầu khi đưa ra quyết định Chuỗi cung ứng

Các thách thức có thể được nhìn nhận từ hai quan điểm khác nhau: các công ty sản xuất và phân phối hàng hóa hoặc nhà cung cấp dịch vụ 3PL.

Đứng từ cái nhìn của các công ty sản xuất và phân phối hàng hoá dịch vụ, theo thứ tự, 9 mối quan tâm hàng đầu là: cơ sở hạ tầng; lực lượng lao động; nền kinh tế ổn định; minh bạch trong vận chuyển hàng hóa / chuỗi cung ứng; đối tác chiến lược / nhà cung cấp chiến lược trong khu vực; quy định pháp lý/ chính sách thuế; tình hình an ninh / tội phạm / tham nhũng; năng lực điều hành.

Nhóm doanh nghiệp 3PL cũng có cho mình những mối quan tâm tương tự, song thứ tự ưu tiên lại có một số khác biệt khi cơ sở hạ tầng, lực lượng lao động và năng lực quản lý được đưa lên đầu tiên.

Bán hàng đa kênh

Trong năm 2018 đã nổi lên cách thức mua sắm trực tuyến với hình thức giao hàng tận nhà hoặc lấy tại tiệm mà vẫn có thể ghé thăm cửa hàng thường xuyên để mua sắm hoặc hoàn trả sản phẩm.

Sự khác nhau giữa Omni Channel và Multi channel

Sự kết hợp này được gọi là Omni-channel. Với mô hình Omni-channel, sản phẩm kinh doanh được đồng bộ trên các kênh bán hàng và hoạt động trơn tru trên 1 hệ thống quản lý. Thúc đẩy khách hàng mua sắm nhiều hơn, trải nghiệm liền mạch ở bất cứ đâu dù khách hàng online bằng di động hay laptop, trên sàn thương mại điện tử hay tại cửa hàng.

Khảo sát kết quả kinh doanh năm 2017 của phầm mềm quản lý bán hàng Sapo.vn thực hiện cho thấy hầu hết các cửa hàng đều tận dụng trên 2 kênh bán hàng, trong đó Facebook, website, Zalo/Instagram, cửa hàng bán lẻ, đại lý là những kênh trực tuyến được đánh giá hiện quả nhất.

Thiên tai đe dọa đến liên kết trong chuỗi cung ứng

Khi gián đoạn xảy ra do thiên tai, thời tiết khắc nghiệt hoặc đại dịch, các siêu thị luôn thiếu các mặt hàng thiết yếu trong gia đình và các sản phẩm trên mạng sẽ nhanh cháy hàng. Sự tác động chính nằm ở chi phí vận tải và hậu cần gia tăng. Sự gián đoạn vận chuyển và mạng lưới hậu cần khiến chi phí nhà cung cấp chịu tăng cao hơn.

Nghiên cứu lưu ý rằng hai công cụ mà các doanh nghiệp và công ty logistics bên thứ ba có thể sử dụng để giảm thiểu rủi ro là công cụ giám sát và các mối quan hệ đối tác .Trong lĩnh vực phân tích dự đoán, 33% các 3PL và 17% các doanh nghiệp đang sử dụng những công cụ tiên tiến này.

Tầm quan trọng của chia sẻ dữ liệu

Chìa khóa cho mối quan hệ giữa các công ty vận tải 3PL là việc xây dựng nền tảng chia sẻ được thực hiện trong quá trình yêu cầu đề xuất (RFP). Nó đảm bảo rằng cả hai mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của cả hai bên được hiểu đúng và có những kỳ vọng hợp lý.

Trong nghiên cứu cho thấy, 36% các shipper và 25% công ty 3PL đều nhất trí về sự cần thiết của cơ hội cho đội ngũ sale giữa các bên có thể trao đổi và chia sẻ insight, dữ liệu khách hàng với nhau.

Biên tập: Hương Duyên