Cảng Quy Nhơn: Vinalines sẽ mua lại 75,01% cổ phần từ nhà đầu tư tư nhân

Cho đến nay, các bên liên quan trong thương vụ cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn đã thống nhất chuyển 75,01% cỏ phần trước đây Vinalines đã thoái và thu hồi về cho Nhà nước.

inalines chính thức sở hữu lại cảng Quy Nhơn sau một thời gian thuộc quyền chi phối của tư nhân
inalines chính thức sở hữu lại cảng Quy Nhơn sau một thời gian thuộc quyền chi phối của tư nhân

Phó tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam công bố con số này trong một cuộc họp báo thường kỳ Chính thủ tháng 2, chiều ngày 01/03.

Vinalines mua lại 75,01% cổ phần

Cũng theo vị Phó tổng thanh tra, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã chuẩn bị tất cả các điều kiện tài chính để thanh toán khoản tiền trước đây các cổ đông thanh toán cho Vinalines trong kế hoạch cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn.

Ngoài ra, những thành phần liên quan cũng tiến hành các thủ tục pháp lý để đăng ký cổ phần cổ đông không phải Nhà nước sang cho đại diện Nhà nước là Tổng công ty Vinalines.

Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình cũng yêu cầu Bộ GTVT chủ trì, chỉ đạo Vinalines khẩn trương tiếp nhận quản lý đối với 75,01% cổ phần từ nhà đầu tư tư nhân. Các bộ, ngành liên quan cần tập trung xem xét, tháo gỡ vướng mắc khó khăn, thực hiện kết luận thanh tra theo quyết định của Thủ tướng, đảm bảo khẩn trương, minh bạch và đúng quy định.

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Tổng công ty Hàng hải Việt Nam khẩn trương tiếp nhận quản lý 75,01% cổ phần của cổ đông tư nhân.

Về thương vụ cổ phần hóa cảng Quy Nhơn, theo ông Bùi Ngọc Lam, sau khi công bố kết luận thanh tra, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ chức năng thường xuyên đôn đốc, chủ trì buổi làm việc với các bộ, ngành liên quan.

Thanh tra Chính phủ đã nghe báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra cảng Quy Nhơn và những khó khăn vướng mắc. Sau khi kết luận được ban hành, Bộ GTVT có kế hoạch triển khai kết luận thanh tra và đã chỉ đạo Vinalines trực tiếp làm việc với đại diện cổ đông của Vinalines.

Cuộc thâu tóm bất thành

Trước đó, từ tháng 3-2012 đến tháng 10-2015, Công ty cổ phần đầu tư và khoáng sản Hợp Thành (Công ty Hợp Thành) thực hiện thâu tóm khi bỏ tiền mua lại 86,23% cổ phần cảng Quy Nhơn.

Qua đó, công ty này trở thành cổ đông duy nhất sở hữu cảng biển có vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất tại miền Trung.

Đáng chú ý là sau khi thâu tóm cảng, doanh nghiệp này đã không kinh doanh đúng lĩnh vực liên quan đến cảng biển.

Và để hợp thức hóa việc thâu tóm cổ phần Cảng Quy Nhơn, công ty Hợp Thành đã đăng ký bổ sung các ngành nghề liên quan đến cảng biển, vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương, vận tải hành khánh đường thủy nội địa, hoạt động hoa tiêu, lai dắt tàu biển, kinh doanh kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bốc xếp hàng hóa…

Tuy vậy, một trong những mục tiêu khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là lựa chọn cổ đông chiến lược, hướng tới doanh nghiệp có năng lực chuyên môn đê vận hành cảng, đặt mục tiêu cải thiện trình độ quản trị lên một tầm cao mới.

Cảng Quy Nhơn cũng nằm trong kế hoạch đó và việc lựa chọn cổ đông chiến lược của Công ty CP Cảng Quy Nhơn cũng phải hướng tới doanh nghiệp có trình độ chuyên môn trong quản lý vận hành cảng biển cao.

Vì vậy, việc mua bán cảng Quy Nhơn đã vấp phải sự phản đối từ người dân và một số cựu lãnh đạo tỉnh Bình Định.

Cuộc thâu tóm cảng Quy Nhơn chỉ được làm rõ vào cuối tháng 2-2017, khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc kiểm tra, thanh tra việc cổ phần hóa cảng vì những dấu hiệu bất thường trong bán vốn nhà nước.

Tiếp đó, Thanh tra Chính phủ cũng tiến hành thanh tra, làm rõ sai phạm trong quá trình mua bán cảng, buộc các bên liên quan nhượng lại quyền chi phối cảng cho Nhà nước.

Theo Tuoitre.vn

Previous articleIncoterms 2020 – Phiên bản nâng cấp mới nhất đến từ ICC
Next articleViệt Nam vượt Thái Lan lọt top 10 quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng Logistics 2019