Amazon Global Selling: Lợi ích và rủi ro cho doanh nghiệp Việt

Amazon Global Selling sẽ là cầu nối để doanh nghiệp đưa mặt hàng của mình tiếp cận đến 1 triệu khách hàng mới ở những thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất như Bắc Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, EU. Đây là một cơ hội lớn nhưng doanh nghiệp Việt Nam cũng đồng thời phải đối mặt với không ít rủi ro.
Amazon Global Selling vào Việt Nam mang đến không ít cơ hội lẫn rủi ro
Amazon Global Selling vào Việt Nam mang đến không ít cơ hội lẫn rủi ro

Mạng lưới hậu cần của Amazon vô cùng mạnh mẽ. Một seller chỉ cần đăng ký đầy đủ dịch vụ, đăng tải thông tin hàng hóa lên Amazon và đợi người mua. Phương thức này cho phép seller dễ dàng đưa sản phẩm của mình tới bất cứ nơi nào trên thế giới.

Bên cạnh hệ thống kho vận thuận tiện, doanh nghiệp xuất khẩu qua Amazon còn được hưởng nhiều lợi ích, như: linh hoạt trong việc tiếp cận khách hàng mua sỉ và lẻ; xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc tế với công cụ quảng cáo có chi phí hợp lý.

Người bán có thể chọn một trong hai cách hoàn thành đơn hàng: tự giao hàng hoặc là sử dụng dịch vụ FBA của Amazon.

Thị trường hiện tại của Amazon Global Selling
Amazon Global Selling là cánh tay mới để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường toàn cầu

Fulfillment by Amazon (FBA) giúp cho các doanh nghiệp chuyển hàng đến kho hàng của Amazon trên toàn thế giới. Chỉ trong vòng 1 tuần, hàng hóa sẽ được bảo quản và vận chuyển an toàn từ Hoa Kỳ đi khắp thế giới hoặc ngược lại. Hệ thống này thực sự đơn giản hóa quy trình bán hàng và tăng độ cạnh tranh của người bán trên thị trường.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng trang web để đưa hàng của họ đi bất cứ quốc gia nào có kho của Amazon. Amazon sẽ vận chuyển hàng hóa đến hơn 100 quốc gia trên thế giới và người bán là một phần của chuỗi luân chuyển giá trị hàng hóa toàn cầu.

Cước phí Amazon đưa ra sẽ dựa vào nhiều yếu tố như loại mặt hàng, kích cỡ unit, và phí trung bình khoảng 30% giá trị sản phẩm. Trong đó có khoảng 15% là chi phí đóng gói, vận chuyển tại thị trường quốc tế.

Xuất khẩu qua Amazon sẽ mang lại cơ hội lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ với tiềm lực về tài chính, nhân lực hạn chế. Tuy nhiên, để thành công trong quy trình đưa hàng từ Việt Nam sang Amazon, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ càng vì xuất khẩu qua Amazon cũng tồn tại một vài rủi ro.

Tùy thuộc vào quốc gia, thời gian vận chuyển có thể rất lâu, đôi khi hàng hóa còn không gửi được. Do đó khách hàng có thể phản hồi hoặc đánh giá tiêu cực với seller (nếu không may seller có thể bị xóa tài khoản).

Một số rủi ro về giao hàng ở châu Âu đã được phản hồi về Amazon. Đôi khi hàng hóa đến quá sớm, trước thời gian khách hàng có thể nhận; trường hợp khác, hàng lại được chuyển cho hàng xóm khi người nhận không có nhà. Sản phẩm cũng có thể bị hỏng trong quá trình vận chuyển và được trả lại. Những rủi ro này ảnh hưởng tiêu cực đến cả lợi nhuận và uy tín của người bán.

Theo Trí thức Trẻ | vlr.vn
Previous articleHàng tồn kho là gì? Hạch toán tồn kho trong quản trị sản xuất
Next articleThiết kế mạng lưới chuỗi cung ứng – nhiệm vụ then chốt trong vận hành doanh nghiệp